Sunday, May 6, 2012

Kinh nghiệm sau chuyến đi Việt Nam

image

Chuyến công tác thiện nguyện hai tháng liền của Messengers Of Love, hội Sứ Giả Tình Yêu, từ Houston Texas đến Campuchia và sau đó là các vùng miền xa xôi hẻo lánh của Việt Nam.

image
Courtesy from M.O.L
Phái đoàn trước khi lên đường đi thăm trại cùi Chí Linh.


Nguồn gốc hội Sứ Giả Tình Yêu
Rodger Lebedz, một thành viên của Messengers Of Love, có mặt trong chuyến đi đó, bày tỏ cảm tưởng:

Tôi không đi với đoàn qua Campuchia, chỉ gặp mọi người ở Hà Nội hồi tháng Giêng và bắt đầu đi với họ đến nhiều nơi trước khi xuôi Nam và chia tay nhau ở thành phố Hồ Chí Minh.

Tôi muốn nói khi gây quĩ để làm việc thiện thì bạn biết rõ vì sao bạn làm công việc đó, ở Mỹ mà kiếm tiền để giúp người nghèo thì không khó gì đâu, nhưng quả thật khi cùng đoàn đến các cô nhi viện ở Việt Nam thì cảm nghĩ trong tôi hoàn toàn khác. Tôi đặc biệt ấn tượng với một cô nhi viện ở Lạng Sơn, nơi có năm nữ tu Công giáo và phần lớn cô nhi trong đó có biểu hiện của bệnh tâm thần.


image

image

Cô nhi viện ở Thất Khê Cao Bằng - Lạng Sơn


Các em đó gầy gò, èo uột, cử động và di chuyển khó khăn, ăn uống phải có người bón. Tôi đút cơm cho các em, tôi nhìn cách các Sơ chăm sóc nâng niu mấy cháu mà trong tôi dâng tràn lòng cảm phục. Họ đang làm công việc đó với niềm vui và sự chấp nhận hy sinh.


image
Rodger Lebedz

Tôi chợt nhận ra những gì mình làm ở Mỹ như gây quĩ hay kiếm tiền cho hội chỉ là những điều quá nhỏ bé so với công việc đều đặn nhưng nặng nhọc bên những trẻ khuyết tật đau ốm mà các Cha, các Sơ hay các Thầy đang làm mỗi ngày.



image
Một bà cụ vui cười với MoLer's ở Chí Linh Sao Đỏ

Cùng với Rodger Lebedz, đoàn sáu người của hội Sứ Giả Tình Yêu đã trở về Hoa Kỳ để chuẩn bị cho chuyến đi tới. Trước khi tiếp tục câu chuyện, Thanh Trúc xin được giới thiệu đôi nét về Messengers Of Love Sứ Giả Tình Yêu. Bắt đầu hoạt động từ 2004 tại Houston, Texas, năm 2007 hội Sứ Giả Tình Yêu trở thành một tổ chức thiện nguyện mà người đóng góp được miễn thuế, có nghĩa là một tổ chức từ thiện có qui chế 501C(3) do chính phủ cấp. Cô Ly Băng, sáng lập viên kiêm hội trưởng hội Sứ Giả Tình Yêu:




image
Cô Ly Băng, sáng lập viên kiêm hội trưởng hội Sứ Giả Tình Yêu

Năm 2004 tình cờ em gặp hai Sơ ở Việt Nam qua đây để xin giúp đỡ cho viện mồ côi mà các Sơ đang chăm sóc, trong đó có ngôi trường cho trẻ em hè phố. Em cùng một số bạn bè và cha Khả ở Houston tổ chức một buổi tiệc gây quĩ cho các Sơ có một số tiền mang về Việt Nam. Sau đó, em tiếp tục liên lạc với các Sơ, nhận bảo trợ hai bé gái.


image

image
Anh Rodger Lebedz đang bón cơm cho một em khuyết tật - tâm thần.

image

Khoi Le_MoL Special Project: Bón cơm cho một em khuyết tật tâm thần ở Thất Khê.

Nhưng cô nhi viện có hai mươi mấy em mà chỉ hai em được bảo trợ thì quả là không đâu vào đâu, Ly Băng nghĩ như thế. Cô nhận thêm ba em nữa, cùng lúc kêu gọi bạn hữu đóng góp và bảo trợ cho tất cả những em còn lại. Mỗi tháng một lần, những người nhận bảo trợ đều đặn gởi tiền mua sữa, thức ăn, y phục và tiền học cho các em.

Cứ như vậy, Ly Băng và các bạn giúp thêm cho hai viện mồ côi khác. Năm 2007, khi nhu cầu trợ giúp tăng cao, Ly Băng và các bạn quyết định thành lập Messengers Of Love:

Trước đó cũng đã là một hội bán chính thức nhưng chưa có 501C(3), năm 2007 em quyết định xin cái tax exempt để có thể gây quĩ ngoài cộng đồng và có thêm nhiều người ủng hộ hơn. Tháng Chín 2007 hội được cái tax exempt, từ đó có thể gây quĩ ngoài cộng đồng mà người cho được trừ thuế.

Từ một ngàn em cô nhi được bảo trợ được gởi quà trước đó, sau 2007, nhờ qui chế 501C(3), số cô nhi trong nước nhận được quà Giáng Sinh và quà Tết hàng năm từ hội Sứ Giả Tình yêu đã lên tới ba ngàn ba trăm em.

Những bài học từ thực tế
Hàng năm, vào mùa hè, hội viên của Sứ Giả Tình Yêu lại về Việt Nam để phát học bổng cho các học sinh nghèo mà hội bảo trợ. Mặt khác, cứ hai năm một lần, đoàn của Sứ Giả Tình Yêu lên đường đi Việt Nam, tổ chức phát quà Giáng Sinh và quà Tết tận tay các em:

Những năm không về được thì hội lại có những cánh tay nối dài bên Việt Nam là các Sơ, các Cha và các Thầy, thay mặt hội mang quà tới các cô nhi viện. Nhưng khi hội bên mỹ có người về thì chính mình đi tới tận nơi.


image

Chuyến đi gần nhất vừa qua của hội Sứ Giả Tình Yêu từ trung tuần tháng Mười Hai 2011, kết thúc ngày 5 tháng Hai 2012, với sáu người thay nhau làm việc trong hai tháng liên tục. Khởi đầu, khi vừa đến Saigon, đoàn đi ngay sang Campuchia, thăm một cô nhi viện ở Phnom Penh với một trăm hai mươi cô nhi, rồi một cô nhi viện khác ở Kompot cách Phnom Penh khoảng hai tiếng đi xe, nơi tập trung hai trăm bốn mươi trẻ vừa mồ côi vừa bị nhiễm HIV/AIDS:
image
Cô nhi viện ở Phnom Penh

image
Thầy trụ trì Vạn Pháp, MoLers và người sáng lập Cô nhi viện AIDS ở Kompot Cambodia.

image
Thầy trụ trì Vạn Pháp ở Houston và các thiện nguyện viên.

Thật sự trước đó hội đã giúp các cô nhi viện bên Cam Bốt rồi, và hai cô nhi viện bên Ấn Độ nữa. Tuy nhiên trọng tâm vẫn là những cô nhi viện ở Việt Nam, có tới hai mươi mấy cô nhi viện, nhưng tại những nước kia họ biết về hội mà mình cũng có những người trong hội đi về những nơi đó nên mình cũng giúp.

image

Phát quà Noel tại Cô nhi viện AIDS ở Thủ Đức.
Tại Campuchia, đoàn đi mua gạo, thực phẩm, áo quần và vật dụng cần thiết để tiếp tế cho hai cô nhi viện vừa nói. Riêng với nhà mồ côi ở Kompot, đang cứu mang hai trăm bốn chục em bị HIV/AIDS, hội Sứ Giả Tình Yêu để lại một số hiện kim khá rộng rãi để phụ thêm vào tiền thuốc thang chữa trị cho các cháu. Sau đó đoàn quay lại Việt Nam.

image
Đối với cô hội trưởng Ly Băng, chuyến đi làm việc qua hai mươi mấy viện mồ côi từ Nam ra Bắc của Việt Nam mới là cuộc hành trình đáng nhớ, đáng học hỏi, đáng rút kinh nghiệm:
image

Bắt đầu là năm cô nhi viện ở Sàigon, sau đó là sáu cô nhi viện ở Bà Rịa, Vũng Tàu.

Rời miền Nam, các Sứ Giả Tình Yêu lên Dalat, cao nguyên miền Trung, đến những vùng có người dân tộc, trước khi đi Ban Mê Thuột cũng là nơi có nhiều người Thượng sinh sống, để thăm một số cô nhi viện và những trung tâm người mù hoặc câm điếc ở đây:

image

Rồi sau đó đi lên Kontum, Pleiku, được Đức Cha Oanh dẫn đi thăm một số cô nhi viện và một số trường nội trú cho các trẻ em người Thượng. Ly Băng quên nói là mình cũng đã phát quà cho một số người cùi ở vùng Kon Tum Plei Ku và phát quà cho một số dân tộc nghèo nữa.

Tiếp đó, đoàn ra Đà Nẵng rồi tới thành phố Huế:


Còn cô nhi viện ở Lạng Sơn thì đường đi rất cực, rất nguy hiểm, chỗ đó nuôi mấy em cô nhi bị khuyết tật. Khi qua bên Bùi Chu Phát Diệm thì chổ đó cũng có một nhà cô nhi, nuôi các em khuyết tật cũng được một trăm mấy chục em. Đặc biệt nhà cô nhi đó thành lập cách nay rất lâu.

Đến Huế thì tổ chức tiệc Noel cho một trăm cụ già neo đơn, phát tiền, phát gạo, phát dầu ăn, phát quà, thăm các em mà hội bảo trợ đi học, tất cả bốn mươi em ở Huế.


image

Rời Huế, đoàn ra Hà Nội, từ Hà Nội lên Lạng Sơn , sau đó qua Hải Phòng, Bắc Ninh , thăm ba cô nhi viện ở khu vực này, đồng thời ghé Trại Cùi Chí Linh cách đó không xa, nơi mà hội đã từng thăm viếng và phát quà mấy lần trước đó:

Còn cô nhi viện ở Lạng Sơn thì đường đi rất cực, rất nguy hiểm, chỗ đó nuôi mấy em cô nhi bị khuyết tật. Khi qua bên Bùi Chu Phát Diệm thì chổ đó cũng có một nhà cô nhi, nuôi các em khuyết tật cũng được một trăm mấy chục em. Đặc biệt nhà cô nhi đó thành lập cách nay rất lâu.

Sau đó lại trở về Thanh Hoá, thăm các em mà mình bảo trợ đi học, sinh hoạt với các em một ngày. Sau đó thì xuống Nghệ An, Vinh, thăm một trại mồ côi ở đó. Cũng có dự tính đi xuống Quảng Bình thăm các em mồ côi nhưng lúc đó thì mọi người kiệt sức rồi, đường từ Vinh xuống Quảng Bình phải chờ mấy ngày mới có máy bay hoặc xe đò.

image

Các em dân tộc Cát Tiên.

Khi đó, vì đã gởi quà cho Quảng Bình rồi nên Ly Băng cùng những người trong đoàn quyết định trở lại Sàigon, nghĩ ngơi trước khi chuẩn bị xuống miền Tây:


image
Quà thì các Sơ đã lo trước cả tháng, gạo sữa bột thức ăn dầu ăn , quần áo, kem đánh răng, khăn mặt, bàn chải đánh răng , xà bông..đủ thứ hết, tất cả những vật dụng cần thiết và còn thêm một số đồ chơi và kẹo bánh cho các em.

Xuống miền Tây thì tới Long Xuyên và Mỹ Tho. Tới Long Xuyên thì thăm một số gia đình nghèo nhà cửa đỗ nát mà hội dự tính xây mười căn nhà cho mười gia đình nghèo, xuống đó để xem xét và sửa soạn công tác xây nhà. Lúc đó có anh James Tô, là người ở Houston cũng về đó, thì mình giao cho anh lo vụ xây nhà.
 
image
MoLers_Ly Băng, Phượng và anh James Tô

Kế tiếp, đoàn ngược lên Mỹ Tho để thăm các em mà hội bảo trợ cho đi học, thăm một số hộ có nhà cửa đỗ nát cần được xây mới, trước khi trở lại Saigon để kết thúc chuyến đi dài ngày đó.

Mọi chuẩn bị đều cần thiết

Đối với hội Sứ Giả Tình Yêu, chuyến đi vừa rồi là một cuộc hành trình vất vả, kham khổ, chịu đựng trong sự tính toán cũng như tiết kiệm tối đa hầu có đủ tiền cho những nơi cần sự giúp đỡ. Việc mua quà và phát quà cho người nghèo cùng trẻ em vùng sâu vùng xa khó mà thành tựu nếu không được sự lo lắng chu đáo của các Linh mục hay các Sơ ở địa phương:

image
Chuẩn bị đi xe ôm thăm các em ơ Cát Tiên

Thí dụ lên Kon Tum là nơi quá xa thì các Sơ ở đó gói sẵn quà rồi. Lên Cát Tiên thì năm trăm phần quà đã nằm sẵn ở trên núi, họ lo từ trước và tụi này lên đó là chỉ phát thôi.

Quà thì các Sơ đã lo trước cả tháng, gạo sữa bột thức ăn dầu ăn , quần áo, kem đánh răng, khăn mặt, bàn chải đánh răng , xà bông..đủ thứ hết, tất cả những vật dụng cần thiết và còn thêm một số đồ chơi và kẹo bánh cho các em. Thí dụ lên Kon Tum là nơi quá xa thì các Sơ ở đó gói sẵn quà rồi. Lên Cát Tiên thì năm trăm phần quà đã nằm sẵn ở trên núi, họ lo từ trước và tụi này lên đó là chỉ phát thôi.

image
Rodger Lebedz, Thầy Hiển (thứ hai từ trái) & Ly Băng thăm trại cùi Chí Linh

Còn ăn ở thì hà tiện tối đa, bên Mỹ về thì tiền máy bay là tự túc, ai muốn đi thì cứ thế bỏ tiền mua vé máy bay, về tới nơi thì may mắn một người trong đoàn là thầy Hiển, có mở một trường học là trường Nam Mỹ ngay tại Quận 8 Sàigon, có một số phòng ốc trống nên thầy và cô hiệu trưởng có nhã ý để cho đoàn ở mà không lấy tiền. Đó là một cách họ đóng góp cho công việc từ thiện của hội.

Tằn tiện là phương châm

Tại các địa phương, đoàn không ở khách sạn mà chỉ tạm trú qua đêm trong nhà nghĩ của các nhà thờ, bớt được một số chi phí về nơi ăn chốn ở. Trường hợp không tìm được chỗ thì đoàn chọn những khách sạn có giá phòng từ mười đến hai chục đô la. Giản dị, tằn tiện là phương châm của đoàn trong chuyến đi làm việc qua nhiều nơi ở Việt Nam:

Đi ăn ở ngoài thì một đĩa cơm tấm không tới một đô, đi qua Cam Bốt thì phải ở hotel nhưng chỉ mười lăm đô một ngày thôi, rồi đi tới đâu thì các Sơ lại giới thiệu những nhà quen của của Sơ ở nơi đó. Lên Kom Tum cũng vậy, thí dụ nhà dòng ở nơi khỉ ho cò gáy, cái nhà bếp vừa lạnh vừa ghê mà giường chiếu không biết có con gì nó cắn hay không, sáng thì gà nó gáy o o bốn giờ sáng phải dậy rồi, lạnh ơi là lạnh mà không có máy sưởi. Nhưng mà tụi này muốn vậy, muốn chia sẻ và cũng để dành được tiền, còn đi thì đi xe đò xe ôm tối đa.

image
LM  Lê Nghiêm (Ông Già Noel) và MoLers ở Cầu Hai – Huế

"Tại các địa phương, đoàn không ở khách sạn mà chỉ tạm trú qua đêm trong nhà nghĩ của các nhà thờ, bớt được một số chi phí về nơi ăn chốn ở. Trường hợp không tìm được chỗ thì đoàn chọn những khách sạn có giá phòng từ mười đến hai chục đô la. Giản dị, tằn tiện là phương châm của đoàn"

Không nên tham công tiếc việc

Từ cố gắng này, các Sứ Giả Tình Yêu rút được kinh nghiệm quí báu rằng công việc từ thiện là một công tác về lâu về dài, không thể và không nên tham công tiếc việc mà làm cho đến khi kiệt sức:

image

Đi phà để qua sông

Hai tháng về Việt Nam mà đi làm như vậy thì quá mệt, quá cực, đi xe đò rồi qua đêm rồi có những chỗ nguy hiểm, ngủ ít nên rất là mệt mỏi. Tuy làm được rất nhiều việc nhưng sức người có hạn, về đó là phải lo bao nhiêu việc, tổ chức như thế nào, tiền bạc như thế nào, chi tiêu như thế nào cho hợp lý. Mình làm việc đầu óc cũng rất là nhiều, rồi phải ngồi xuống edit hình, edit video. Nên về tới Mỹ mình rất là mệt mỏi, coi như mình bị burned out. Với lại không khí bên Việt Nam khác không khí bên Mỹ, tại mình ở bên này quen rồi, nó rất là yên lặng, còn ở Việt Nam ra đường là đầy người và tiếng động và bụi nữa. Cứ đi như vậy nên về tới Mỹ thì mình bị bệnh một tuần.

Kèm theo kinh nghiệm đáng nhớ đó là bài học cùng những dự tính cho những ngày tới:

Bài học là không nên đi lâu như vậy, làm việc thì sức người có hạn thôi, đi lâu như vậy cũng không tốt. Bài học khác là cũng có những cái vui. Những cơ sở mình đã giúp từ 2004 đến giờ thì càng ngày càng phát triển, càng ngày càng khá hơn.

image
Giá vé xe đò từ Đà Nẵng – Huế 120.000 VND ($6 USD) một người.

Nhưng khi đi ra vùng sâu vùng xa thì đời sống vẫn vậy, bài học quí giá hơn nữa mà Ly Băng nhận thấy là khi mình đã thấy tận mắt thì mình quyết định được chỗ nào cần giúp và nên giúp nhiều hơn, chỗ nào đầy đủ rồi thì mình san sẻ ra cho những chỗ khác, nhất là những vùng núi có dân tộc người Thượng.
image
Trong chuyến đi Việt Nam lần tới, mục tiêu mới của hội Sứ Giả Tình Yêu là hai mươi mấy em trong nhà mồ côi thuộc một vùng nghèo ở Kon Tum:
image
Tất cả các em ở đó đều sẽ có người bảo trợ, nuôi các em cho tới khi các em xong trung học và có thể nuôi xong đại học luôn, bảo trợ hẳn một cô nhi viện như vậy. Trước mình đã bảo trợ ở miền Nam thì lần này là cô nhi viện của dân tộc Thượng ngay miền núi.
Đó là công việc là lý tưởng và mục đích của Sứ Giả Tình Yêu. Mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi sẽ trở lại cùng quí vị tối thứ Năm tuần tới.




Thanh Trúc, phóng viên RFA
2012-04-19

1 comment:

  1. con muốn biế thêm về họa động tự thiện của nhà mình ạ? teresaanh

    ReplyDelete

Note: Only a member of this blog may post a comment.