WASHINGTON - Độc giả của mạng Yahoo than thở
"Nợ đi học phá hoại đời tôi".
Sau khi trả lại cân đai áo mão thuê mướn để dự lễ tốt nghiệp, sinh viên xuống
đường tìm việc hay tìm chỗ tập sự với hy vọng sẽ được tuyển dụng. Nhưng, với cả
những người tìm được việc làm, họ vẫn còn lại công việc chưa hoàn thành, là trả
nợ đi học.
Theo số thống kê của chi nhánh New York thuộc Quỹ dự trữ liên bang, 37 triệu
sinh viên mắc nợ, tổng cộng giữa 867 tỉ và 1000 tỉ MK. Tỉ lệ vỡ nợ đang tăng.
Năm nay, đa số người thất nghiệp có ít nhất 1 bằng cao đẳng, là lần đầu tiên
trong lịch sử.
Hôm Thứ Ba, các nhà lập pháp của 2 đảng tại Thượng Viện đạt thỏa thuận về luật
trợ giá nợ đi học của sinh viên, gia hạn lãi suất thấp ở mức 3.4%, không để cho
tăng lên tới 6.8%.
Phóng viên của Yahoo News đã hỏi thăm khoảng 600 độc giả để nghe biết về kinh
nghiệm gánh nợ. Cô Tanya Carter, cựu sinh viên trường đại học Toledo tốt nghiệp năm 2008, nói "Nợ ấy
làm hại đời tôi từ căn bản". Tanya học 2 năm tại trường cao đẳng cộng đồng
rồi chuyển qua đại học - sau khi hết điều kiện vay tiền liên bang, cô vay nợ tư
nhân để học cho xong. Kết quả là, như e-mail cô trả lời "Tôi không bao giờ
thấy mình làm chủ nhà, xe, hay tính chuyện lập gia đình". Nhu cầu hoãn lập
gia đình vì các khó khăn tài chính là thông thường - như cô Lauren Dollard tốt
nghiệp trường Fordham với khoản nợ 157,000 MK, thú thật là bạn trai không dám
lấy cô vì sợ nợ nần. Cô Logan Canale học trường Queens
tại Carlotte đã cảm thấy khốn khổ vì nợ từ trước ngày tốt nghiệp, vì học phí
trường tư quá cao - 1 chủ nợ theo đuổi cô từ khi cô còn đi học, cô cảm thấy như
bị đánh đập.
Tuy thế, vẫn có 1 số người cảm thấy tích cực - như anh Frank Mendoza tốt nghiệp
trường quốc tế Florida
năm 2010. Anh nói "Tôi không phải người duy nhất gánh nợ và tôi thấy cấp
bằng tôi lấy đuợc là đáng để hãnh diện, vì tôi là người đàn ông duy nhất trong
gia đình chiếm cấp bằng cao đẳng".
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.