Buổi sáng nay, trong khi đang tập khí công ngoài vườn, thấy một đôi chim lạ xà xuống trên cành hoa vàng Golden Rain ở giữa vườn rồi tung tăng nhẩy múa với nhau, tôi chợt liên tưởng đến những mối tình đẹp của con người, đến những yêu thương mà người ta dành cho nhau, đậm đà tha thiết, làm cho đời sống mỗi ngày một phong phú hơn. Không có tình yêu, nhân loại sẽ ra sao? Có lẽ chỉ là những bóng ma vô hồn, hay những Robot ngớ ngẩn, chỉ biết phá hoại cho đến khi nào thế giới này tàn lụi. Vì những liên tưởng đẹp đẽ đó, tôi say mê nhìn ngắm đôi chim non kia và muốn được ôm chúng vào lòng và thưởng cho chúng một nụ hôn thật dịu dàng.
Từ khi sang Mỹ, nhận thức của tôi về tình yêu và hôn nhân đã thay đổi rất nhiều. Trước đó, tôi vẫn tưởng những biến cố ly dị trong cộng đồng Việt ở Mỹ rất hiếm họa, vì người Việt vẫn có khuynh hướng trung thành với nền văn hóa cổ kính nhưng thanh bạch của mình, các cặp vợ chồng vẫn hay nhịn nhường lẫn nhau, cho dù người đàn ông Việt thường hay nắm vai trò chủ động trong gia đình, và đa số các ông chồng có tính áp đảo người vợ.
Nhưng sau khi sang định cư ở quốc gia này rồi, tôi mới bàng hoàng thấy rằng các
quan niệm về gia đình, vợ chồng đã thay đổi rất nhiều, và người vợ ở xứ Mỹ này
lại chủ động hơn các ông chồng, nhất là trong lãnh vực ly dị. Theo một luật sư
cho biết, thập niên 70, hầu như rất hiếm có vụ li dị, đến thập niên 80, thì tỷ
lệ ly dị trong cộng đồng Việt là từ 5-7%, nhưng sau năm 1990, tỷ lệ này tăng
cao dần, đến giữa thập niên 90 thì ngang ngửa với Mỹ, nghĩa là 50%. Điều ngạc nhiên
nữa là tỷ lệ người vợ xin ly dị chồng nhiều hơn chồng xin ly hôn từ 20% đến 30%
tùy theo năm, nghĩa là số người “bợ vỏ” (vợ bỏ) khá cao. Sự kiện đó làm cho
tinh thần người đàn ông suy sụp nặng nề, lúc nào cũng lo ngại bị “bợ vỏ”, nên
cách sinh hoạt cũng thay đổi nhiều lắm.
Trên hết, là các hậu quả đau thương của việc ly dị, nghiêng về phần phái mạnh. Một trong những chuyện đau thương đó, đã xẩy đến cho người bạn của tôi, bác sĩ Phạm Thanh Nh.
Nh. nội trú cùng trường và trên tôi hai lớp, nhưng không biết nhau, chỉ nhận ra nhau sau khi tôi chuyển vào K.30, là trung tâm y tế của trại tù Suối Máu. Ngay ngày đầu gặp nhau ở trong trại, chúng tôi đã thấy muốn gần nhau, và sau vài câu chuyện xã giao về học hành, và sinh hoạt, tôi mới biết anh đã từng ở nội trú Đắc Lộ, Bẩy Hiền rồi đi khỏi đó để vào học Y Khoa, trước khi tôi bước vào đó. Từ đó, chúng tôi thân nhau, và thường ăn chung với nhau để tâm sự. Sau khi ăn tối xong, anh và tôi thường tản bộ quanh nhà, nói chuyện đời, chuyện tình yêu thời trai trẻ, và chuyện lính tráng… Anh cho tôi hay là vợ anh và các con đã vượt biên và đang định cư ở Mỹ. Tôi cũng mừng cho anh, và chúng tôi cùng tin tưởng rằng một ngày nào đó, anh được tha về và được đi Mỹ, xum họp với vợ con. Nhiều câu chuyện tưởng tượng đã được nói ra, nhiều nụ cười vang đã nở khi câu chuyện đến chỗ tiếu lâm vui vui.
Trên hết, là các hậu quả đau thương của việc ly dị, nghiêng về phần phái mạnh. Một trong những chuyện đau thương đó, đã xẩy đến cho người bạn của tôi, bác sĩ Phạm Thanh Nh.
Nh. nội trú cùng trường và trên tôi hai lớp, nhưng không biết nhau, chỉ nhận ra nhau sau khi tôi chuyển vào K.30, là trung tâm y tế của trại tù Suối Máu. Ngay ngày đầu gặp nhau ở trong trại, chúng tôi đã thấy muốn gần nhau, và sau vài câu chuyện xã giao về học hành, và sinh hoạt, tôi mới biết anh đã từng ở nội trú Đắc Lộ, Bẩy Hiền rồi đi khỏi đó để vào học Y Khoa, trước khi tôi bước vào đó. Từ đó, chúng tôi thân nhau, và thường ăn chung với nhau để tâm sự. Sau khi ăn tối xong, anh và tôi thường tản bộ quanh nhà, nói chuyện đời, chuyện tình yêu thời trai trẻ, và chuyện lính tráng… Anh cho tôi hay là vợ anh và các con đã vượt biên và đang định cư ở Mỹ. Tôi cũng mừng cho anh, và chúng tôi cùng tin tưởng rằng một ngày nào đó, anh được tha về và được đi Mỹ, xum họp với vợ con. Nhiều câu chuyện tưởng tượng đã được nói ra, nhiều nụ cười vang đã nở khi câu chuyện đến chỗ tiếu lâm vui vui.
Hình minh họa
Cứ thế, chúng tôi thân nhau, và cả nhóm anh em trong trại đều biết tình thân
của chúng tôi. Dĩ nhiên, tình đồng đội, chiến hữu, và tình bạn tù làm cho chúng
tôi cũng thân thiện với tất cả các anh em khác, nhất là nhóm y sĩ được trách
nhiệm coi sóc trung tâm y tế này, trong đó, có các Bác sĩ Lê Hồng Khánh, Lương
Tấn Lộc, Trương Đông, Thân Trọng Đàm, Nguyễn Trọng Dực, “cụ Bác Sĩ” Phạm Văn
Triển, và Nha Sĩ Bùi Duy Đào. Riêng với Phạm Thanh Nh. thì tôi thân một cách
riêng, và tình cảm của chúng tôi không qua mắt được anh em, đến nỗi, có một
lần, không biết vì lý do gì, một buổi trưa, có lẽ vì sự căng thẳng của nhà giam
và sự mong đợi được về nhà, tự nhiên, chúng tôi cãi nhau lớn tiếng, rồi giận
nhau, hầm hầm hừ hừ, không thèm nhìn mặt nhau, thì ngay chiều tối đó, một cuộc
họp giữa một nhóm bạn y sĩ khác được tổ chức, và các anh gọi tôi và Nh. ra, mỗi
tên đứng một đầu nhà. Các anh bảo với tôi:
-Tụi tôi thấy hai ông thân nhau quá, mà tự nhiên nóng giận như thế thì không nên. Bây giờ, tôi đếm 1, 2, 3, ông từ từ đi vòng từ đầu nhà này, qua phía trái, còn Nh. sẽ đi từ đầu nhà bên kia, vòng qua phải, tới giữa nhà thì gặp nhau, hai ông bắt tay nhau, huề nhe!
-Tụi tôi thấy hai ông thân nhau quá, mà tự nhiên nóng giận như thế thì không nên. Bây giờ, tôi đếm 1, 2, 3, ông từ từ đi vòng từ đầu nhà này, qua phía trái, còn Nh. sẽ đi từ đầu nhà bên kia, vòng qua phải, tới giữa nhà thì gặp nhau, hai ông bắt tay nhau, huề nhe!
Hình minh họa
Tôi lẳng lặng nghe lời, đi vòng qua đầu nhà, tới khi đụng Nh. thì nhe răng
cười, rồi bắt tay nhau. Anh em đứng chờ, thấy chúng tôi ôm nhau, thì mọi người
cùng vỗ tay ầm ĩ, vui vẻ.
Từ đó về sau, chúng tôi không bao giờ giận nhau nữa, ngay cả khi vì tôi, mà anh mất quyền lợi. Vì K.30 là trung tâm y tế của toàn trại, nên các tù nhân “cải tạo” bị bệnh nặng được chuyển vào đây và giao cho các bác sĩ “chế độ cũ” điều trị. Mỗi sáng, cô Đại Úy Y Sĩ Công An Nguyễn Thị H., là Y Sĩ Trưởng của cả trại tù Suối Máu, đến “giao ban” với các y sĩ và ra những quyết định quan trọng, hoặc cho bệnh nhân ra bệnh viện Biên Hòa để tiếp tục điều trị, hoặc tha về. Điều bất ngờ là cô H. lại có cảm tình đặc biệt với tôi, một tù nhân bình thường, không thuộc giới y khoa. Một hôm, cô H. gọi anh Nh. ra ngoài và xì xào nhờ anh đưa mấy cuốn sách và bút vẽ tặng tôi, anh gọi tôi đến, cười ha hả:
-Tiến! Tiến! Phen này cậu chết rồi! “Cán Bộ” H. mê cậu rồi!
Theo thủ tục, mỗi khi có một bệnh nhân phải chuyển viện ra ngoài thì Y Sĩ trách nhiệm chính của tù nhân ấy phải cầm hồ sơ bệnh lý đi theo Y Sĩ H. ra đến bệnh viện Biên Hòa và trình bầy bệnh lý của tù nhân ấy. Hôm ấy, tới phiên Nh. phải đi theo một bệnh nhân của anh ra ngoài, anh đã chuẩn bị hồ sơ bệnh lý và đứng chờ “cán bộ” Y sĩ H, hy vọng có một cơ hội được hưởng chút không khí tự do và nhìn thấy … loài người, không phải bọn “khỉ giam giữ tù nhân! Bất ngờ, H. trầm giọng:
-Anh Nh. ở lại trại. Anh Tiến đi theo tôi!
Nh. chỉ gật đầu, rồi quay vào, gọi tôi ra đi theo “nàng”. Đến buổi chiều, khi thấy tôi về, Nh. cười ha hả:
-Cậu phải đưa tớ khám xem còn trinh không?
Và, sau này, khi tôi cương quyết không chấp nhận mối tình ấy (đã viết trong “Chuyện Tình của Cô Công An trong tuyển tập “Bôn Sa có gì lạ không, em?”), Nh. cười hoài:
-Thật lẩm cẩm! Mỡ để miệng mèo, mà mèo lại không chịu ăn!
Tình thân của chúng tôi còn tăng thêm vì ra tù cùng lượt vào cuối năm 1980. Nh. về nhà ở Hàng Xanh, và vượt biên luôn. Nhưng xui xẻo, bị bắt lại ngay. Ở tù thêm một thời gian, Nh. không còn muốn vượt biên nữa, và chờ vợ ở Mỹ bảo lãnh. Trong khi chờ đợi, anh mở phòng mạch tại tư gia. Anh nhờ tôi vẽ cho anh cái bảng hiệu, tôi nắn nót vẽ xong, thì đem lại treo trước cửa cho anh. Tôi hỏi:
-Có giấy phép không, mà dám mở phòng mạch?
Anh lắc đầu:
-Phép mẹ gì! Cứ đút cho Phường một tí là xong ngay.
Từ đó về sau, chúng tôi không bao giờ giận nhau nữa, ngay cả khi vì tôi, mà anh mất quyền lợi. Vì K.30 là trung tâm y tế của toàn trại, nên các tù nhân “cải tạo” bị bệnh nặng được chuyển vào đây và giao cho các bác sĩ “chế độ cũ” điều trị. Mỗi sáng, cô Đại Úy Y Sĩ Công An Nguyễn Thị H., là Y Sĩ Trưởng của cả trại tù Suối Máu, đến “giao ban” với các y sĩ và ra những quyết định quan trọng, hoặc cho bệnh nhân ra bệnh viện Biên Hòa để tiếp tục điều trị, hoặc tha về. Điều bất ngờ là cô H. lại có cảm tình đặc biệt với tôi, một tù nhân bình thường, không thuộc giới y khoa. Một hôm, cô H. gọi anh Nh. ra ngoài và xì xào nhờ anh đưa mấy cuốn sách và bút vẽ tặng tôi, anh gọi tôi đến, cười ha hả:
-Tiến! Tiến! Phen này cậu chết rồi! “Cán Bộ” H. mê cậu rồi!
Theo thủ tục, mỗi khi có một bệnh nhân phải chuyển viện ra ngoài thì Y Sĩ trách nhiệm chính của tù nhân ấy phải cầm hồ sơ bệnh lý đi theo Y Sĩ H. ra đến bệnh viện Biên Hòa và trình bầy bệnh lý của tù nhân ấy. Hôm ấy, tới phiên Nh. phải đi theo một bệnh nhân của anh ra ngoài, anh đã chuẩn bị hồ sơ bệnh lý và đứng chờ “cán bộ” Y sĩ H, hy vọng có một cơ hội được hưởng chút không khí tự do và nhìn thấy … loài người, không phải bọn “khỉ giam giữ tù nhân! Bất ngờ, H. trầm giọng:
-Anh Nh. ở lại trại. Anh Tiến đi theo tôi!
Nh. chỉ gật đầu, rồi quay vào, gọi tôi ra đi theo “nàng”. Đến buổi chiều, khi thấy tôi về, Nh. cười ha hả:
-Cậu phải đưa tớ khám xem còn trinh không?
Và, sau này, khi tôi cương quyết không chấp nhận mối tình ấy (đã viết trong “Chuyện Tình của Cô Công An trong tuyển tập “Bôn Sa có gì lạ không, em?”), Nh. cười hoài:
-Thật lẩm cẩm! Mỡ để miệng mèo, mà mèo lại không chịu ăn!
Tình thân của chúng tôi còn tăng thêm vì ra tù cùng lượt vào cuối năm 1980. Nh. về nhà ở Hàng Xanh, và vượt biên luôn. Nhưng xui xẻo, bị bắt lại ngay. Ở tù thêm một thời gian, Nh. không còn muốn vượt biên nữa, và chờ vợ ở Mỹ bảo lãnh. Trong khi chờ đợi, anh mở phòng mạch tại tư gia. Anh nhờ tôi vẽ cho anh cái bảng hiệu, tôi nắn nót vẽ xong, thì đem lại treo trước cửa cho anh. Tôi hỏi:
-Có giấy phép không, mà dám mở phòng mạch?
Anh lắc đầu:
-Phép mẹ gì! Cứ đút cho Phường một tí là xong ngay.
Hình minh họa
Rồi vừa mở phòng mạch, anh vừa xin đi làm tại Bệnh Viện Grall. Tôi thỉnh thoảng
đến thăm anh tại bệnh viện. Thấy tôi, là anh cười liền và lẳng lặng đi trước
dẫn đường tôi xuống câu lạc bộ, làm hai chén chè đậu đen. Hai đứa vừa nhâm nhi
ly chè vừa nói khe khẽ chuyện tương lai. Khi nghe tin tòa Đại Sứ Mỹ ở Thái Lan
nhận đơn của tù “cải tạo” xin đi Mỹ, anh đến nhà tôi, nhờ tôi viết giùm đơn:
-Cậu đọc giùm tớ xem cái “Questionaires” này nó viết gì mà lằng nhằng quá. Rồi trả lời giùm tớ luôn. Viết giùm thêm một cái đơn bằng tiếng Anh nữa. Cho nó trịnh trọng.
Nh. tâm sự với một nửa hy vọng:
-Vợ tớ đang ở Mỹ với mấy đứa con. Tuy cô ấy không hề gửi thư, gửi quà gì cho tớ từ nhiều năm nay, nhưng qua một đứa em, cô ấy nói sẽ làm giấy bảo lãnh cho tớ qua Mỹ.
Giọng Nh. trầm buồn:
-Thôi, kệ, nếu cô ấy không thương yêu gì tớ nữa, mà cứ bảo lãnh cho tớ đi, thì cũng được rồi. Ở xứ này như ở với chó lợn, chỗ nào cũng có cặp mắt chó sói theo dõi, thở không nổi! Nói to tiếng cũng có thể bị tù giam.
Sau đó, một thời gian, Nh. cho tôi hay là có nhờ một anh bạn bác sĩ người Pháp, qua Mỹ tìm giùm vợ con anh. Anh bạn bác sĩ kia, sau khi trở lại ViệtNam , cho Nh.
biết là ông ấy có đến gặp vợ anh và bà ấy hình như đang sống chung với một
người ngoại quốc nào đó, cho nên không thư từ gì cho Nh. được. Điều làm cho Nh.
tươi tỉnh lên là vợ Nh. hứa sẽ bảo lãnh cho Nh. sang rồi mới ly dị.
Hy vọng của Nh. cứ tăng lên khi số người được bảo lãnh đi Mỹ cũng tăng lên. Nh. yêu đời hơn một chút. Một ngày, tôi rủ anh đến xem tranh của một người bạn họa sĩ của tôi, anh nhận lời liền và còn rủ một cô y tá làm cùng phòng anh đi xem. Buổi sáng ấy, anh và cô y tá kia đến nhà tôi, cười nói vui vẻ. Ba người chúng tôi được một ngày đầy ắp tiếng cười.
Chừng một tuần lễ sau, tôi ghé vào Grall thăm anh. Nh. hôm đó vui quá, rủ tôi xuống câu lạc bộ, làm hai ly chè đậu đen. Anh thì thầm:
-Này, chủ nhật này, tớ đến nhà cậu, hai đứa đi ăn phở! Tớ bao.
Tôi hỏi:
-Có tin gì vui vậy?
Nh. nói nhỏ:
-Hôm qua, tớ nhận được giấy mời của phòng Xuất Nhập Cảnh, mời lên gặp họ vào Thứ Sáu này. Có lẽ tớ được đi…
Tôi vui quá:
-Thế thì mừng cho cậu. Cậu đi trước, tớ đi sau.
Và tôi dặn đi dặn lại:
-Nhớ chủ nhật này, đúng 9 giờ nghe. Tớ chờ….
Rồi tôi chờ, chờ mãi… Nh. không đến! Nh. chưa bao giờ thất hẹn với tôi trong mấy năm qua. Lòng tôi bồn chồn kỳ lạ. Có chuyện gì? Có chuyện gì vậy?
Suốt ngày, tôi cứ lặp đi lặp lại với vợ tôi:
-Anh Nh. hẹn anh 9 giờ sáng mà giờ này chưa tới? Lạ quá!
Tối Chủ Nhật trôi qua thật mệt mỏi.Tôi đi ngủ mà mắt mở trừng trừng nhìn lên trần nhà…
Sáng thứ Hai. Mới 8 giờ sáng. Có tiếng đập cửa..”Anh Tiến! Anh Tiến! Mở mau!”
Tôi hốt hoảng ra mở cửa. Cô y tá của Nh. vừa trông thấy tôi là khóc òa:
-Anh ơi! Anh Nh. chết rồi! Chết thật rồi!
Tôi bàng hoàng, chẳng hiểu sao:
-Cô.. cô.. nói cái gì? Ai.. chết? người nào chết?
Cô y tá càng khóc to hơn, nức nở mãi mới nói lên lời:
-Anh Nh. chứ ai! Bác sĩ Nh.! Anh hiểu chưa? Anh Nh. chết sáng hôm qua rồi!
Tôi lặng người như có ai đập búa vào đầu mình, thều thào:
-Sao?.... Tại sao? …Sao lại… chết?
Chữ “chết” thật nhỏ, tưởng như không thốt ra được! Mãi một lúc sau, cô y tá mới từ từ kể:
-Sáng nay, lẽ ra anh Nh. phải có mặt từ 6 giờ vì có công tác khẩn. Không thấy anh ấy tới, em phải phóng đến nhà thì thấy anh ấy chết từ hôm qua rồi!
Tôi muốn té ngồi xuống đất vì hai chân run quá. Không biết nói sao hơn, tôi rủ cô y tá cùng đi đến nhà Nh.
Tới nơi, thấy Nh. nằm thẳng, hai tay chắp để trên bụng, khuôn mặt bình thản. Mẹ Nh., bà cụ lưng còng vì nuôi con, cho biết:
-Tối thứ Sáu, nó về nhà, chẳng nói chẳng rằng gì, chỉ gọi mấy đứa cháu gần nhà đến chơi, bảo tụi chúng nó hát múa cho chú xem, đến sáng thứ Bẩy, tự nhiên mua vé lên Bảo Lộc thật sớm, gặp em cháu ở đó, chừng 1 tiếng đồng hồ, rồi lại về liền. Sáng Chủ Nhật, không thấy nó đi lễ sớm với nhà, cứ tưởng nó mệt, khi lễ về, lay gọi mãi, không thấy động, thì ra nó chết rồi!
-Cậu đọc giùm tớ xem cái “Questionaires” này nó viết gì mà lằng nhằng quá. Rồi trả lời giùm tớ luôn. Viết giùm thêm một cái đơn bằng tiếng Anh nữa. Cho nó trịnh trọng.
Nh. tâm sự với một nửa hy vọng:
-Vợ tớ đang ở Mỹ với mấy đứa con. Tuy cô ấy không hề gửi thư, gửi quà gì cho tớ từ nhiều năm nay, nhưng qua một đứa em, cô ấy nói sẽ làm giấy bảo lãnh cho tớ qua Mỹ.
Giọng Nh. trầm buồn:
-Thôi, kệ, nếu cô ấy không thương yêu gì tớ nữa, mà cứ bảo lãnh cho tớ đi, thì cũng được rồi. Ở xứ này như ở với chó lợn, chỗ nào cũng có cặp mắt chó sói theo dõi, thở không nổi! Nói to tiếng cũng có thể bị tù giam.
Sau đó, một thời gian, Nh. cho tôi hay là có nhờ một anh bạn bác sĩ người Pháp, qua Mỹ tìm giùm vợ con anh. Anh bạn bác sĩ kia, sau khi trở lại Việt
Hy vọng của Nh. cứ tăng lên khi số người được bảo lãnh đi Mỹ cũng tăng lên. Nh. yêu đời hơn một chút. Một ngày, tôi rủ anh đến xem tranh của một người bạn họa sĩ của tôi, anh nhận lời liền và còn rủ một cô y tá làm cùng phòng anh đi xem. Buổi sáng ấy, anh và cô y tá kia đến nhà tôi, cười nói vui vẻ. Ba người chúng tôi được một ngày đầy ắp tiếng cười.
Chừng một tuần lễ sau, tôi ghé vào Grall thăm anh. Nh. hôm đó vui quá, rủ tôi xuống câu lạc bộ, làm hai ly chè đậu đen. Anh thì thầm:
-Này, chủ nhật này, tớ đến nhà cậu, hai đứa đi ăn phở! Tớ bao.
Tôi hỏi:
-Có tin gì vui vậy?
Nh. nói nhỏ:
-Hôm qua, tớ nhận được giấy mời của phòng Xuất Nhập Cảnh, mời lên gặp họ vào Thứ Sáu này. Có lẽ tớ được đi…
Tôi vui quá:
-Thế thì mừng cho cậu. Cậu đi trước, tớ đi sau.
Và tôi dặn đi dặn lại:
-Nhớ chủ nhật này, đúng 9 giờ nghe. Tớ chờ….
Rồi tôi chờ, chờ mãi… Nh. không đến! Nh. chưa bao giờ thất hẹn với tôi trong mấy năm qua. Lòng tôi bồn chồn kỳ lạ. Có chuyện gì? Có chuyện gì vậy?
Suốt ngày, tôi cứ lặp đi lặp lại với vợ tôi:
-Anh Nh. hẹn anh 9 giờ sáng mà giờ này chưa tới? Lạ quá!
Tối Chủ Nhật trôi qua thật mệt mỏi.Tôi đi ngủ mà mắt mở trừng trừng nhìn lên trần nhà…
Sáng thứ Hai. Mới 8 giờ sáng. Có tiếng đập cửa..”Anh Tiến! Anh Tiến! Mở mau!”
Tôi hốt hoảng ra mở cửa. Cô y tá của Nh. vừa trông thấy tôi là khóc òa:
-Anh ơi! Anh Nh. chết rồi! Chết thật rồi!
Tôi bàng hoàng, chẳng hiểu sao:
-Cô.. cô.. nói cái gì? Ai.. chết? người nào chết?
Cô y tá càng khóc to hơn, nức nở mãi mới nói lên lời:
-Anh Nh. chứ ai! Bác sĩ Nh.! Anh hiểu chưa? Anh Nh. chết sáng hôm qua rồi!
Tôi lặng người như có ai đập búa vào đầu mình, thều thào:
-Sao?.... Tại sao? …Sao lại… chết?
Chữ “chết” thật nhỏ, tưởng như không thốt ra được! Mãi một lúc sau, cô y tá mới từ từ kể:
-Sáng nay, lẽ ra anh Nh. phải có mặt từ 6 giờ vì có công tác khẩn. Không thấy anh ấy tới, em phải phóng đến nhà thì thấy anh ấy chết từ hôm qua rồi!
Tôi muốn té ngồi xuống đất vì hai chân run quá. Không biết nói sao hơn, tôi rủ cô y tá cùng đi đến nhà Nh.
Tới nơi, thấy Nh. nằm thẳng, hai tay chắp để trên bụng, khuôn mặt bình thản. Mẹ Nh., bà cụ lưng còng vì nuôi con, cho biết:
-Tối thứ Sáu, nó về nhà, chẳng nói chẳng rằng gì, chỉ gọi mấy đứa cháu gần nhà đến chơi, bảo tụi chúng nó hát múa cho chú xem, đến sáng thứ Bẩy, tự nhiên mua vé lên Bảo Lộc thật sớm, gặp em cháu ở đó, chừng 1 tiếng đồng hồ, rồi lại về liền. Sáng Chủ Nhật, không thấy nó đi lễ sớm với nhà, cứ tưởng nó mệt, khi lễ về, lay gọi mãi, không thấy động, thì ra nó chết rồi!
Tôi đứng nhìn Nh. nằm bất động, miệng lẩm bẩm gọi anh:
-Nh.! Nh.! Tại sao? Tại sao? Có gì mà không nói với tớ? Sao phải ra đi đột ngột như vậy?
Nh. vẫn im lặng. Hình như anh có mỉm một nụ cười buồn.
Đám tang Nh. có rất nhiều bạn y sĩ cùng khóa 68 (?) của anh. Bác Sĩ K. nói nhỏ vào tai tôi:
-Nh. tự tử đấy! Bà cụ gọi tôi, tôi đến ngay, thấy Nh. nằm ngay ngắn như vậy, bên cạnh, còn cái ống chích không. Chắc Nh. tự chích cho mình xong thì nằm xuống! Không hiểu sao Nh. lại tự tử như thế?
Riêng tôi thì hiểu mà không nói ra được. Vì theo lời ba của Nh. kể cho tôi biết, thứ Sáu hôm đó, khi Nh. lên phòng Xuất Nhập Cảnh, thì thay vì nhận thông hành, lại được cho hay là vợ Nh. thông báo hủy vụ bảo lãnh cho Nh. vì đã lập hôn thú với người mới rồi!
Nh. thất vọng não nề. Bao nhiêu hy vọng rời khỏi đất nước mà ma quỷ ở chung với người đã tiêu tan theo mây khói. Với bản tính ngay thẳng, hiền lành nhưng cương trực, anh không chịu nổi sự phản bội phũ phàng của người vợ tham tiền, ích kỷ, đốn mạt và phản bội kia, đành tìm đến cái chết.
Hình minh họa
Đám tang của anh được cử hành trong nước mắt. Chiếc xe tang đưa anh đến nơi an
nghỉ ở ngọa ô, nơi có những cây dừa bao quanh, đất bùn nhão nhẹt. Tôi đứng lặng
nhìn người ta dựng nên tấm bia lạnh lẽo dưới chân Nh. mà hồn như đang bay ở nơi
nào đó, có tiếng cười sảng khoái của Nh.
Nắng đã lên. Cành hoa vàng Golden Rain giữa vườn rạng rỡ hơn. Đôi chim lạ vẫn hồn nhiên nhẩy múa, chẳng e dè thấy tôi đứng nhìn chúng. Bất ngờ, một chú chim vùng lên, tíu tít trong giây phút rồi vụt mất tăm vào không gian mênh mông để lại bạn đứng ngỡ ngàng, hụt hẫng vài giây rồi cũng tung cánh bay biến vào một phương trời khác.
Đột nhiên, tôi lại nghĩ đến những mối tình dang dở, đến các cuộc chia ly giữa những kẻ đang yêu nhau, có thể có nước mắt hoặc hoàn toàn khô lạnh.
Thôi, tạm biệt bạn hiền. Nhất định rồi mình sẽ lại gặp nhau, làm một ly chè đậu đen…
Nắng đã lên. Cành hoa vàng Golden Rain giữa vườn rạng rỡ hơn. Đôi chim lạ vẫn hồn nhiên nhẩy múa, chẳng e dè thấy tôi đứng nhìn chúng. Bất ngờ, một chú chim vùng lên, tíu tít trong giây phút rồi vụt mất tăm vào không gian mênh mông để lại bạn đứng ngỡ ngàng, hụt hẫng vài giây rồi cũng tung cánh bay biến vào một phương trời khác.
Đột nhiên, tôi lại nghĩ đến những mối tình dang dở, đến các cuộc chia ly giữa những kẻ đang yêu nhau, có thể có nước mắt hoặc hoàn toàn khô lạnh.
Thôi, tạm biệt bạn hiền. Nhất định rồi mình sẽ lại gặp nhau, làm một ly chè đậu đen…
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.