Pages

Monday, March 4, 2013

Phật tử tức giận vì tượng Phật 'ở VN'

image
Hình ảnh được cho là chụp ở Việt Nam

Báo Thái Lan cho hay hình ảnh bức tượng Phật ôm trong lòng một phụ nữ khỏa thân, chụp được ở Việt Nam, đã gây tức giận trên các mạng xã hội.
Báo Bangkok Post nói bức hình thoạt tiên được đăng tải trên Facebook và nhanh chóng được các công dân mạng Thái Lan chia sẻ và thảo luận.

Hình ảnh này được cho là chụp ở Việt Nam, nhưng không rõ địa điểm nào.
Bức tượng có vẻ bắt chước tượng Phổ Hiền Bồ tát, được xem là một trong bốn Đại Bồ Tát của Phật giáo Đại thừa.

image
Trong hệ phái Tây Tạng thuộc Phật giáo Đại thừa, các Hóa thần, trong đó có Phổ Hiền, thường được tạc tượng ở tư thế Yab-Yum mô phỏng hành vi phối ngẫu.
Hình ảnh này mang nhiều ý nghĩa, trong đó có hàm ý "không sợ nhơ uế".

Một netizen người Thái lên tiếng trên diễn đàn mạng, nói người nặn bức tượng này là quỷ dữ và muốn thóa mạ Phật giáo.

Người khác thì kêu gọi trên Facebook rằng chính phủ Thái cần truy tìm bức tượng này và hủy nó ngay lập tức vì nó là báng bổ Đức Phật mà các tín đồ Phật giáo hằng thờ phụng và kính trọng.

Nhưng các phản ứng từ Việt Nam trên Facebook của BBC Tiếng Việt có vẻ theo chiều ngược lại.


image

Người có tên Tan Nguyen viết: "Có gì đâu, mình đi Nepal toàn thấy hình phật nào cũng có một cô gái ôm như vậy, nhất là trong những hình tranh cổ của Nepal trong viện bảo tàng, hình như là thông điệp muốn nói cho dù có bị cạm bẫy bởi sắc đẹp đời thường thì Đức Phật cũng vẫn không bị cám dỗ mà..."

Một người khác, có tên Thân Thế Hùng, nhận xét: "Người sống trong phật pháp thì không thấy có gì là đúng là sai cả, mà chỉ thấy nhận thức của người khác đến mức nào.
"Hình vẽ phật ở Tây Tạng chỉ là biểu trưng kết hơp giữa "trí tụê và từ bi". Chứ không phải hiểu theo nghĩa dâm dục như một người thường nghĩ. Ở đây là tượng đúc nên nó bị nghĩ theo cách nghĩ thô thiển.

"Một người theo phật giáo đích thực sẽ không vì điều này mà phẫn nộ, tức giận. Nếu có phẫn nộ, tức giận thì cũng chỉ nằm ở tầng lớp sủng ái mà thôi."

'Tượng làm bằng tay'
Trên bức hình, Đức Phật ôm trong lòng người phụ nữ khỏa thân để tóc dài trong tư thế tương tự như quan hệ phối ngẫu từng được mô tả trong các ấn phẩm cổ của Ấn Độ, Bhutan, Nepal hay Tây Tạng.
Hiện chưa rõ ai tung hình ảnh này lên internet.

image
Google search: http://lokgt.blogspot.com/2010/04/gold-nepal.html

Đầu tuần trước, một khách sạn có tên là Moulin de Broaille ở vùng Bourgogne của Pháp đã khiến nhiều người Thái tức giận khi in hình Đức Phật trên nắp đậy toilet.
Đại sứ quán Pháp tại Bangkok đã phải gửi thư kiến nghị tới quản lý của khách sạn này.
Tượng tương tự như trong bức ảnh gây tranh luận cũng đang được rao bán trên mạng với giá 360 đô la một bức, nặng hai kg.
Tượng được quảng cáo là được làm bằng tay ở Patan, Nepal và bất cứ ai trên thế giới cũng có thể đặt mua.




image


Ấn Độ, cái nôi của Phật Giáo ?

Phật Giáo phát xuất từ Ấn Độ, trong khi đó thì người Ấn lại ít theo đạo Phật hơn đạo Bà la môn . Trong hội hoạ và điêu khắc cũng như âm nhạc, người Ấn đã tôn vinh hạnh phúc của loài người qua hình tượng thân xác cụ thể .

Bức hoạ cho thấy một nhân dạng ngự trên toà sen và toả hào quang với hoa đại đoá chung quanh như hình ảnh của thiên thai. Không những thế, hạnh phúc lại còn được bảo vệ bởi thần rắn hổ mang trên đầu thì người Ấn đã diễn đạt sự tự do và phóng khoáng của mình vừa trọn vẹn vừa an toàn với thần linh bảo vệ .

image
Không biết họ thể hiện ra sao trong thơ phú để giải toả nỗi ẩn ức, nhưng văn chương của họ thì cũng nổi tiếng trên hoàn vũ ngang bằng với văn chương Trung Hoa cổ đại .

So với "Tố nữ Kinh" của người Hán thì " Kinh Kamasutra " của người Hindu cũng tốn bút mực của nhân loại hơn "vịnh quạt bà" của nữ sĩ Hồ xuân Hương .

Ái-Ân được hình tượng hoá trong điêu khắc
Những cung cách hoan lạc của người Hindu cũng đầy rẫy trong khoa điêu khắc và nặn tượng, cho nên hình ảnh tượng Phật có vẻ nhập niết bàn như trên chắc không phải để báng bổ Phật giáo , và có lẽ tấm hình đó nó phát xuất từ Trung Hoa hay Thái Lan hơn là từ VN .


image
Notwithstanding the fact that the Buddha essence is non-polar, Buddhist iconographers use sexual polarity to symbolize the twin concepts of insight and compassion. All goddesses are symbols of insight and the gods represent .


image
Người Việt mình sính thơ hơn hội hoạ và điêu khắc, nhưng chưa có thi phẩm nào lừng danh trên hoàn vũ để diễn-toả nỗi niềm hoan lạc của con người .

Trong hội hoạ Tây Tạng

image
The painting portrays the figure of Guhyasamaja Akshobhyavajra in secret union with his consort Sparshavajra or Adhiprajna. Guhyasamaja,associated with the Buddha Akshobhya, is the most ancient and fundamental Tantra of Vajrayana tradition of Buddhism. Padmavajra in his work Guhyasiddhi cites it under the name of Shrisamaja as the most authoritative. In this all the components of the Five Tathagatas, mudra, kula, prajna, their colours and directions, form and meaning were clearly systematized.


Mau_Than_68

Nếu ai đúc tượng này thì họ phải có một sự hiểu biết khác thường thì mới dám làm phải không?
Xin mời xem blog của Kim về Mật tông Tây Tạng và nguồn gốc của phái này.

Buddhism in Tibet


image
"Tâm điểm của Mật tông là những hình ảnh của nam thần và nữ thần trong trạng thái liên hợp tình dục loã thể. Những vị nam thần của Ấn Độ giáo luôn luôn có những nữ thần hộ vệ bên cạnh. Đặc biệt là chúa tể Lord Shiva và nữ thần Parvati. Trong các thể dạng khác nàng là một nữ thần chiến binh Durga, hoặc là một ‘nữ thần đen’ Kali. Sự khai triển của Mật tông dường như đi kèm với tính cách thần lực quan trọng của các nữ thần mà nhờ đó vũ trụ mới được tạo dựng. Biểu tượng của những vị nam và nữ thần từng cặp một có hai thực thể: một là thể hiện của sức sống còn và là toàn năng lực shakti (please Google) hoạt động trên thế giới. "

* http://kim-kmbm.blogspot.com/2012_11_01_archive.html
* http://kim-kmbm.blogspot.com/2012/12/phat-giao-tay-tang-kim-cang-thua.html

Shiva-Shakti Statue
image

Sự thật đã rõ ràng: Bức tượng Phật khiến nhiều người Việt Nam “đỏ mặt” có nguồn gốc từ… dãy núi Himalaya. Hình ảnh cô gái khỏa thân trong bức tượng Phật “nhạy cảm” đã gây nên những cuộc tranh cãi nảy lửa trong cộng đồng mạng VN. Nghi vấn về nhân vật này đã có câu trả lời.

“Cô gái” đó chính là Shakti – tên tiếng Phạn của một lực lượng siêu nhiên đại diện cho năng lượng vũ trụ sơ khai, khởi nguồn của sáng tạo, sự sinh sản và mang bản chất nữ tính.
Shakti có nguồn gốc từ Ấn Độ giáo, đôi khi còn được hiểu như “Mẹ thiên chúa vĩ đại” trong thế giới quan của Ấn Độ giáo.

image
Thuật ngữ Shakti được du nhập vào Phật giáo Mật Tông sau khi tông phái này ra đời.
Nepal và Tây Tạng, những vùng đất nằm trên dãy Himalaya là nơi Mật Tông phổ biến nhất. Tại đây, hình tượng Shakti ôm Phật được gọi là Hoan Lạc Phật.
Trong Ấn Độ giáo cũng có một hình ảnh tương tự Hoan Lạc Phật, đó là thần Shiva – tượng trưng cho sự hủy diệt – kết hợp với Shakti – sự sáng tạo (như trong ảnh).
Khi được đưa vào Phật giáo, Shakti không còn mang ý nghĩa nguyên bản là sự sáng tạo và sinh sản. Thay vào đó, Shakti trở thành biểu tượng của trí tuệ.

image
Sự “âu yếm”, “ôm ấp” giữa Đức Phật và Shakti chính là sự kết hợp viên mãn giữa thể xác và trí tuệ, trong đó thể xác tìm kiếm sự giải thoát thông qua trí tuệ.
Sự “hoan lạc” trong Hoan Lạc Phật là sự hoan lạc của một con người đã khai mở trí tuệ chứ không phải sự hoan lạc dục tính giữa nam và nữ.
Có thể ví von, nếu thành tựu cao nhất trong mối quan hệ nam nữ phàm tục là “lên đỉnh”, thì thành tựu của mối quan hệ giữa Đức Phật và Shakti chính là cõi Niết Bàn.
Bên cạnh cách giải thích như trên, còn có nhiều quan niệm khác về ý nghĩa của hình tượng Hoan Lạc Phật.

image
Một quan điểm cho rằng người phụ nữ không mảnh vải che thân với những động tác gợi tình tượng trưng cho sự quyến rũ trần tục.
Trong khi đó sự bình thản của Đức Phật là minh chứng cho cái tâm đã được giải thoát khỏi bụi trần.
Chính sự giải thoát này là niềm hoan lạc vĩ đại nhất mà một con người có thể đạt được trong kiếp sống của mình.

Một thuyết khác coi người phụ nữ khỏa thân là tượng trưng cho tín đồ dị giáo. Thái độ của người phụ nữ này chính là biểu hiện sự hàng phục giáo lý nhà Phật.

Trở lại với bức tượng “gái khỏa thân ôm Phật” làm xôn xao dân mạng Việt Nam. Dù không thể xác định bức ảnh được chụp ở đâu, nhưng chắc chắn những bức tượng như vậy có thể được tìm thấy dễ dàng tại Tây Tạng, Nepal và một số vùng khác ở Nam Á, nơi có Phật giáo Mật Tông.

Việc dư luận Việt Nam đưa ra những suy diễn “không lành mạnh” về bức tượng Hoan Lạc Phật mà không tìm hiểu về ý nghĩa cao quý của bức tượng này thực sự là một điều đáng tiếc.




image



image



No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.