Albert Einstein
Nhà phát minh và vật lý học nổi tiếng Nikola Tesla thường tập thể dục ngón chân - mỗi đêm, ông liên tục "co duỗi" ngón chân, 100 lần cho mỗi bàn chân, theo lời tác giả Marc J Seifer. Dù không ai rõ chính xác liệu bài thể dục có tác dụng gì, Tesla cho rằng nó giúp kích thích tế bào não của ông.
Một trong những nhà toán học nổi tiếng nhất của Thế kỷ 20, Paul Erdos, thích cách kích thích khác hơn: là chất amphetamine, loại chất ông thường sử dụng để tiếp năng lượng trong 20 giờ làm toán liên tục. Khi một người bạn đòi cá độ 500 đô la Mỹ rằng ông không thể ngưng sử dụng loại thuốc đó trong một tháng, ông đã thắng nhưng lại phàn nàn: "Anh đã làm toán học phát triển chậm lại mất một tháng."
Paul Erdos
Trong khi đó, Newton khoe khoang về tác dụng của cuộc sống độc thân.
Khi ông mất vào năm 1727, ông đã làm thay đổi hiểu biết của chúng ta về thế giới tự nhiên vĩnh viễn và để lại lượng ghi chú dài 10 triệu từ. Ông cũng được mọi người cho là còn trinh (Tesla cũng độc thân, mặc dù sau đó ông nói mình yêu một chú chim bồ câu).
Rất nhiều bộ óc khoa học vĩ đại nhất thế giới cũng vô cùng kỳ cục. Từ hành động công khai không sử dụng các loại đậu như Pythagoras, cho đến kiểu "tắm không khí" trần truồng của Benjamin Franklin, con đường tới sự vĩ đại mở ra với một số thói quen kỳ quặc.
Nhưng sẽ thế nào nếu ta có nhiều hơn thông tin bên ngoài? Các nhà khoa học dần dần nhận ra rằng việc có được trí tuệ trác việt thuần túy nhờ vào gene thì thấp hơn ta tưởng.
Theo kết quả mới nhất từ các bằng chứng, khoảng 40% sự khác biệt giữa người thông minh và những kẻ làng nhàng khi lớn lên là vì yếu tố môi trường. Dù thích hay không, thói quen hàng ngày của chúng ta có tác động mạnh mẽ đến bộ não, giúp định hình cấu trúc và thay đổi cách ta suy nghĩ.
Trong lịch sử của những trí tuệ vĩ đại, bậc thầy của thiên tài kết hợp với những thói quen kỳ quặc là Albert Einstein - vậy còn ai là người xứng đáng hơn để nghiên cứu tìm các bằng chứng về hành vi tăng cường não bộ để thử áp dụng trên mình?
Nikola Tesla tập thể dục ngón chân đều đặn
Ông dạy chúng ta cách tách năng lượng khỏi nguyên tử, vì thế có thể, chỉ là có thể thôi, ông sẽ có thể dạy ta một hoặc vài điều về cách tận dụng tối đa bộ não nhỏ xíu của chúng ta. Liệu có gì có lợi từ cách Einstein ngủ, ăn và thậm chí cách ông chọn lựa thời trang?
NGỦ DÀI 10 TIẾNG VÀ CHỢP MẮT MỘT CHÚT
Ai cũng biết rằng giấc ngủ tốt cho não bộ - và Einstein coi trọng lời khuyên này hơn tất cả mọi điều. Ông được cho rằng luôn ngủ ít nhất 10 giờ mỗi ngày - gần 1,5 lần so với người Mỹ ngủ trung bình ngày nay (6,8 giờ). Nhưng liệu bạn có thể làm cho trí tuệ minh mẫn hơn bằng cách ngủ?
Nhà văn John Steinbeck từng nói: "Kinh nghiệm chung là một vấn đề khó khăn buổi tối sẽ được giải quyết vào buổi sáng sau khi giấc ngủ đã xử lý nó."
Rất nhiều đột phá cấp tiến quan trọng nhất trong lịch sử loài người, bao gồm bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, cấu trúc DNA và lý thuyết tương đối của Einstein, đều được cho là đã xảy ra khi các nhà khoa học đang ở trong tình trạng vô thức. Einstein được cho là đã nghĩ ra thuyết tương đối khi ông đang mơ về những chú bò bị chích điện. Nhưng thực sự có phải vậy không?
Hồi năm 2004, các nhà khoa học tại Đại học Lubeck tại Đức thử nghiệm ý tưởng với một thí nghiệm đơn giản. Đầu tiên họ huấn luyện tình nguyện viên tham dự chơi một trò chơi với các con số. Hầu hết mọi người chơi dần dần hiểu ra nguyên lý qua việc tập luyện, nhưng cách nhanh nhất để tiến bộ là tìm ra luật chơi ẩn giấu. Khi các sinh viên được kiểm tra lại sau tám giờ, những người được ngủ nhiều gấp đôi có vẻ như đã hiểu luật chơi rõ hơn những người phải thức.
Khi ta ngủ, não bước vào một loạt quy trình. Cứ mỗi khoảng 90-120 phút, não lại luân chuyển giữa các trạng thái ngủ mơ màng, ngủ sâu và một phần liên hệ với giấc mơ, được gọi là "ngủ mắt chuyển động nhanh" (REM), và giai đoạn này đến gần đây được cho là có vai trò quan trọng trong việc học hỏi và ghi nhớ.
Nhưng đây không phải là toàn bộ câu chuyện. "Giai đoạn ngủ mắt không chuyển động nhanh (Non-REM) có một chút bí ẩn, nhưng chúng ta trải qua khoảng 60% thời gian ngủ đêm với kiểu này," Stuart Fogel, một nhà khoa học thần kinh tại Đại học Ottawa nhận định.
Ngủ mắt không chuyển động nhanh có tính chất dựa trên những phân mảnh của các hoạt động não nhanh, còn được gọi là "các vòng lặp con quay" do người ta ghi nhận được các đường zig-zag có hình dạng con quay trên sóng điện não đồ.
Một giấc ngủ đêm bình thường có hàng ngàn những vòng này, mỗi đoạn không kéo dài hơn vài giây. "Đây thực sự là cửa vào cho các giai đoạn khác của giấc ngủ - bạn ngủ càng nhiều, thì bạn càng có nhiều những vòng lặp như vậy," ông giải thích.
Các vòng lặp con quay bắt đầu với một đợt dâng trào năng lượng được tạo ra bởi một hành động bứt phá nhanh sâu trong cấu trúc não bộ. Nhân tố chính là do đồi thị, một vùng có hình dạng tròn hoạt động như "công tắc trung tâm" của não bộ gửi các tín hiệu từ giác quan đi đúng hướng. Khi ta đang ngủ, khu vực này hoạt động như một lỗ nút tai bên trong, đẩy các thông tin bên ngoài ra để bạn được say ngủ. Trong một vòng lặp con quay, đợt sóng dâng lên di chuyển đến vỏ não và sau đó di chuyển xuống tạo thành một vòng hoàn chỉnh.
Nghiêm túc mà nói, những người có nhiều vòng lặp con quay hơn có xu hướng có nhiều "trí tuệ lỏng" hơn - là khả năng giải quyết các vấn đề mới, sử dụng logic trong các tình huống mới, và phát hiện ra quy luật - chính là loại mà Einstein có.
Albert Einstein (phải) thư giãn cùng nhà vật lý Niels Bohr
Chúng không có vẻ như liên quan đến các loại trí tuệ khác, như khả năng ghi nhớ thông tin và con số, nên nó thực sự đặc thù dành cho kỹ năng lý giải," Fogel nói. Điều này hoàn toàn phù hợp với sự coi thường của Einstein với việc giáo dục nghiêm túc và lời khuyên của ông là "không nên ghi nhớ bất cứ thứ gì mà bạn có thể nhìn thấy được".
Và mặc dù bạn ngủ nhiều hơn, số vòng lặp con quay bạn có sẽ nhiều hơn, điều này không hẳn cho thấy ngủ nhiều hơn là có ích hơn. Đây là kiểu vấn đề con gà hay quả trứng: liệu những người có nhiều vòng lặp con quay hơn vì họ thông minh, hay họ thông minh vì họ có nhiều vòng lặp con quay hơn?
Phán đoán vẫn mới chỉ là phán đoán, nhưng một nghiên cứu gần đây cho thấy giấc ngủ đêm ở phụ nữ, và cơn ngủ ngắn ở đàn ông - có thể giúp tăng cường khả năng xử lý vấn đề và khả năng lý giải. Quan trọng là, sự tăng cường khả năng trí tuệ có liên hệ với sự hiện diện của các vòng lặp con quay, và thứ này chỉ xảy ra ở giấc ngủ đêm của nữ giới và giấc ngủ ngày của đàn ông.
Người ta vẫn chưa biết tại sao các vòng lặp con quay lại hữu ích, nhưng Fogel nghĩ điều này có thể liên quan đến một số khu vực được kích hoạt. "Chúng ta đã nhận thấy có những khu vực giống nhau sản sinh ra vòng lặp, là đồi thị và vỏ não - vâng, đó là những khu vực hỗ trợ khả năng giải quyết vấn đề và ứng dụng logic vào các tình huống mới," ông nói.
May mắn cho Einstein, ông cũng thường ngủ ngắn ban ngày. Theo giai thoại kể lại, để chắc chắn không ngủ quá trớn, ông nằm ngả trên tay vịn ghế với một cái muỗng trong tay và đặt một đĩa kim loại ngay bên dưới. Ông sẽ cho phép bản thân ngủ mơ màng một lúc, sau đó - cạch - chiếc muỗng rơi khỏi tay ông và âm thanh khi nó va vào cái đĩa đánh thức ông dậy.
ĐI BỘ HÀNG NGÀY
Các chuyến đi bộ hàng ngày cực kỳ thiêng liêng với Einstein. Khi ông làm việc ở Đại học Princeton, bang New Jersey, ông thường đi bộ một dặm rưỡi đến trường và quay về nhà. Ông đi theo bước chân những tiền bối chăm đi bộ khác, như Darwin đi bộ đến ba chuyến, mỗi chuyến 45 phút mỗi ngày.
Đi bộ kiểu này không chỉ vì lý do sức khỏe - có hàng núi lý do khác chứng minh rằng đi bộ có thể tăng cường trí nhớ, sức sáng tạo và khả năng giải quyết vấn đề. Ít nhất là với lĩnh vực sáng tạo, đi bộ ngoài trời thậm chí còn tốt hơn. Nhưng tại sao lại vậy?
Einstein khuyên nên đi bộ hàng ngày
Khi nghĩ về điều này, nó không có lý lắm. Đi bộ khiến não bộ bị xao nhãng khỏi một số hoạt động trí não, và buộc nó tập trung vào việc đặt bước chân tiếp theo lên trên bước chân phía sau và không nhầm lẫn. Khi "giảm hoạt động tạm thời ở thùy trán" - dịch sang tiếng Anh cơ bản, từ vựng khó đọc này cơ bản có nghĩa là tạm thời giảm hoạt động ở một số phần trong não xuống. Cụ thể là, thùy trước trán, vốn liên quan đến quá trình xử lý cao hơn như trí nhớ, cách nhận định và ngôn ngữ.
Bằng cách giảm tải lại, bộ não bắt đầu thu thập cách suy nghĩ hoàn toàn khác - điều này có thể dẫn đến những nhận thức mà bạn không có được khi ngồi tại bàn làm việc. Hiện vẫn chưa có bằng chứng nào cho giải thích về ích lợi của đi bộ cả, nhưng đây là một ý tưởng hấp dẫn.
ĂN MÌ ỐNG
Vậy thiên tài ăn gì? Trời ạ, vẫn chưa có gì rõ ràng điều gì khiến Einstein có trí tuệ phi thường, mặc dù internet đôi khi vẫn ngờ rằng đó là mì ống. Ông từng một lần nói đùa rằng thứ ông thích nhất về nước Ý là "mì ống và [nhà toán học] Levi-Civita", vì thế chúng ta đồng ý với điều đó.
Mặc dù carbohydrates có tiếng là không tốt, như thường lệ, thì Einstein vẫn đúng. Não bộ nổi tiếng là tham lam và đói ăn, tiêu thụ đến 20% năng lượng toàn cơ thể mặc dù nó chỉ chiếm cân nặng 2% (Não của Einstein có lẽ còn nhẹ hơn - chỉ có 1.230g, so với não người trung bình nặng 1.400g). Cũng như phần còn lại của cơ thể, não bộ thích ăn vặt với các loại đường đơn giản, như đường glucose, vốn tách ra từ carbohydrates. Các nơ-ron thần kinh đòi hỏi nguồn cung cấp gần như liên tục và sẽ chỉ tiếp nhận các nguồn năng lượng khác khi nó thực sự mệt mỏi. Và đây chính là vấn đề.
Mặc dù thích của ngọt, bộ não không có cách nào trữ lại năng lượng, vì thế khi mức đường trong máu hạ xuống, nó nhanh chóng bị cạn kiệt. "Cơ thể có thể tạo ra một ít đường từ nguồn dự trữ glycogen của nó bằng cách tạo ra các loại hormon căng thẳng như cortisol, nhưng điều này gây ra phản ứng phụ," Leigh Gibson, giảng viên tâm lý và sinh lý học tại Đại học Roehampton.
Điều này bao gồm cảm giác tương tự cơn lơ mơ và nhầm lẫn ta cảm thấy khi bỏ bữa tối. Một nghiên cứu nhận thấy những người có chế độ ăn kiêng giảm carbohydrate có phản ứng chậm hơn và giảm trí nhớ về không gian - mặc dù điều này chỉ là ngắn hạn (sau vài tuần, não sẽ thích nghi bằng cách lấy năng lượng từ các nguồn khác, như protein chẳng hạn).
Đường cũng có thể khiến não tăng cường hoạt động đáng kể, nhưng không may thay điều này không có nghĩa là ăn nhiều mì ống là ý hay. "Thông thường các bằng chứng cho thấy khoảng 25g carbohydrate là có lợi, nhưng gấp đôi số lượng đó và bạn có thể làm suy giảm khả năng suy nghĩ của mình," Gibson nói. Với quan điểm này, đó là khoảng 37 sợi mì ống, vốn ít hơn rất nhiều so với con số (khoảng một nửa số lượng đề xuất ăn). "Chuyện này không đơn giản như nó có vẻ đâu," Gibson nói.
HÚT TẨU
Ngày nay, rất nhiều nguy cơ sức khỏe từ hút thuốc được mọi người biết đến, vì thế đây không phải là thói quen mà người khôn ngoan nên nghe theo.
Hút thuốc thì có hại cho sức khỏe, các bác sĩ nói vậy. Nhưng Einstein thì không bận tâm tới lời khuyên đó
Nhưng Einstein là một người hút thuốc bằng tẩu hạng nặng, nổi tiếng đi vòng quanh trường vì đám mây khói thuốc theo ông cũng như những lý thuyết của ông. Ông nổi tiếng vì thích hút thuốc, và tin rằng nó "góp phần vào thứ gì đó sự đánh giá khách quan và bình tĩnh trước tất cả mọi vấn đề của con người." Ông thậm chí còn nhặt đầu mẩu thuốc lá trên đường và rắc nốt chỗ thuốc lá còn thừa vào tẩu của mình.
Hành vi này không hẳn là thiên tài, nhưng như cách bao biện của ông, dù rằng có nhiều bằng chứng từ thập niên 1940, thuốc lá không rõ ràng liên quan đến ung thư phổi và các bệnh khác mãi đến năm 1962 - bảy năm sau khi ông qua đời.
Ngày nay, nguy cơ này không còn gì bí mật - hút thuốc chặn quá trình hình thành tế bào não, làm mỏng thùy trước trán (lớp ngoài vùng nếp nhăn chịu tác động lên ý thức) và làm não kiệt quệ oxygen. Công bằng mà nói Einstein vẫn thông minh dù có thói quen này, chứ không phải vì thói quen này.
Nhưng vẫn còn điều bí ẩn cuối cùng. Một phân tích trên 20.000 người lớn ở Hoa Kỳ, qua theo dõi thói quen và sức khỏe trong 15 năm, nhận thấy rằng, bất chấp tuổi tác, dân tộc hay giáo dục, những đứa trẻ thông minh hơn thường lớn lên hút thuốc nhiều hơn, thường xuyên hơn, so với đa số chúng ta.
Các nhà khoa học vẫn không biết vì sao lại vậy, mặc dù thú vị là điều này không đúng ở mọi nơi - như ở Anh Quốc, người hút thuốc thường có chỉ số IQ thấp hơn.
KHÔNG MANG TẤT CHÂN
Einstein không thich đi vớ
Danh sách về sự lập dị của Einstein sẽ không thể đầy đủ nếu không đề cập đến ác cảm dữ dội của ông với vớ đeo chân. "Khi tôi còn nhỏ," ông viết trong một lá thư cho người họ hàng, sau này trở thành vợ ông, bà Elssa, "tôi nhận thấy rằng ngón chân cái cuối cùng luôn làm vớ rách một lỗ. Vì thế tôi ngừng đeo vớ." Sau đó trong đời, khi không thể tìm thấy đôi dép sandal của mình, ông đã đeo luôn đôi dép quai hậu của Elsa.
Và hóa ra là, vẻ ngoài hợp thời có lẽ không giúp gì cho Einstein. Đáng tiếc thay, chưa có bất cứ nghiên cứu nào xem xét trực tiếp vào tác động của việc không đi vớ, nhưng thay vào đó là cách ăn mặc suồng sã, trái ngược với cách ăn mặc nghiêm túc, lại có liên hệ với kết quả kém trong các bài kiểm tra cách tư duy trừu tượng.
Và cách tốt nhất để kết thúc bài này là với một vài lời khuyên từ chính ông. "Điều quan trọng là không bao giờ ngừng đặt câu hỏi, sự tò mò có lý do để tồn tại," ông nói với Tạp chí LIFE vào năm 1955.
Nếu không, bạn có thể thử một chút với bài tập thể dục ngón chân. Ai biết được - chúng có thể có tác dụng. Và bạn có cực kỳ sẵn sàng khám phá điều đó không?
Zaria Gorvette
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.