Wednesday, November 23, 2022

Vì sao giới truyền thông là mối đe dọa lớn nhất đối với nền dân chủ

 BM

Vậy còn các vấn đề như thiếu thế hệ trẻ trong giới chính trị hoặc thậm chí là mất cân bằng giới tính thì sao? Không, và không. Lẽ nào là khủng hoảng khí hậu? Một lần nữa, không. Được rồi, vậy thì hẳn là máy bỏ phiếu, đúng không? Lại sai rồi.

 

Theo một cuộc thăm dò gần đây do tờ The New York Times ủy quyền, 59% cử tri đã ghi danh tin rằng các phương tiện truyền thông chính thống là mối đe dọa lớn nhất đối với nền dân chủ Mỹ. Nói rõ hơn, không phải mạng xã hội, mà chính là phương tiện truyền thông chính thống.


BM

Một phần của sự ngờ vực trên có liên quan đến tin tức giả. Thật khó để tách sự thật khỏi lớp vỏ bịa đặt ấy. Vì vậy, tạ ơn Chúa rằng không thiếu người đi kiểm chứng dữ kiện. Tuy nhiên, phong trào kiểm chứng dữ kiện này lại đầy những khiếm khuyết. Ngay cả một số trang web kiểm chứng dữ kiện có uy tín hơn dường như cũng chìm trong một biển ngập tràn các bản tin sai lầm và thiên lệch. Thay vì kiên quyết theo đuổi sự thật, các phương tiện truyền thông dường như trở thành nạn nhân cho những thành kiến nhận thức nguy hiểm khiến họ thường xuyên bóp méo sự thật.

 

Tất cả những điều này đặt ra một câu hỏi khá quan trọng: Nếu không thể tin tưởng người tự nhận là phán xét sự thật này, thì chúng ta phải tin ai bây giờ?


BM


Ngoài ra, có một sự thật trớ trêu thú vị là tờ The New York Times đã tiến hành cuộc thăm dò nói trên. Rốt cuộc, tờ báo này đã bị cáo buộc là bóp méo và thúc đẩy các câu chuyện dối trá lan rộng không chỉ một lần. Năm ngoái, ông Ashley Rindsberg, một ký giả điều tra có uy tín thực sự, đã xuất bản cuốn “The Grey Lady Winked”, một cuốn sách tuyệt vời phơi bày rất nhiều cách mà tờ The New York Times bấy lâu nay đã cố tình lừa dối người dân Mỹ.

 

Như ông Rindsberg mô tả về tác động tàn phá, tờ The New York Times, được cho là tờ báo có ảnh hưởng nhất trên thế giới, có sức ảnh hưởng đến các cuộc chiến tranh và định hình văn hóa Hoa Kỳ theo bất kỳ hình ảnh nào mà tờ báo này thấy phù hợp. Trong khi các tờ báo khác đưa tin tức, thì như chúng tôi được biết, tờ The New York Times tạo ra tin tức.


BM


Tất nhiên, sẽ không công bằng nếu chỉ trích riêng tờ The New York Times mà không thừa nhận thực tế là các tờ báo lớn khác cũng đã tham gia vào các hành vi báo chí đáng ngờ. Hãy nhớ rằng khi tất cả các phương tiện truyền thông chính thống nói với chúng ta rằng hãy đeo khẩu trang vào, vậy thì “liều thuốc” vaccine tốt hơn gấp vạn lần so với tai hại của COVID-19, và những đợt phong tỏa không có hồi kết có giúp ích gì không? Quý vị chắc hẳn còn nhớ.


BM

Hãy nghĩ đến tất cả các tờ báo đã miệt mài đánh bóng tên tuổi của ông Anthony Fauci, hay còn được gọi là “Bác sĩ của nước Mỹ”. Tất cả chúng ta đều chứng kiến sự tàn phá do các đợt phong tỏa trên diện rộng gây ra. Hàng chục ngàn cơ sở kinh doanh nhỏ bị phá hủy. Tuy nhiên, một lần nữa, thật không trung thực khi chỉ trích riêng tờ The New York Times mà không đề cập đến các tờ báo khác, thật không công bằng khi tập trung quá nhiều vào các câu chuyện, dù là giả hay không, chỉ xoay quanh một người đàn ông — ngay cả khi người đàn ông này là một người có địa vị quyền lực thực sự.

 

Tâm trí của chúng ta đã bị thao túng bởi những câu chuyện được thêu dệt tỉ mỉ trong nhiều năm, thậm chí nhiều thập niên. Như ông Samuel Lopez De Victoria, nhà trị liệu tâm lý và nhà văn, đã lưu ý trước đây, giới truyền thông sử dụng một số biện pháp thao túng để gieo những hạt giống tuân thủ và phục tùng. Điều này bao gồm việc sắp đặt các lần phát sóng với những người được gọi là chuyên gia thúc đẩy các câu chuyện rất cụ thể. Nếu bất kỳ ai thắc mắc về những gì đang được kê đơn, giới truyền thông sẽ chế nhạo hỏi, “Đợi đã, quý vị có hiểu biết hơn một chuyên gia không? Không? Vậy thì hãy im lặng và uống thuốc đi.”


BM


Một chiến thuật khác được các hãng truyền thông chính thống áp dụng là chế giễu và gán nhãn. Ông De Victoria cho biết, “Tôi thường thấy buồn cười về những tính từ thú vị mà một người ủng hộ phe này sử dụng để chống lại phe kia. Sau đó, ông tiếp tục liệt kê một số tính từ này, bao gồm “phân biệt chủng tộc,” “Đức quốc xã,” “bài xích [cái gì đó],” “không phù hợp,” “kẻ sát nhân,” và còn nhiều nữa. “Bằng cách dán những nhãn này lên người đó,” ông khẳng định, “quý vị đã cho họ ra rìa, cô lập, và đẩy họ thành phe đối lập” thành công. Thật vậy, quý vị thực sự đã làm như thế. Ngày nay, không có gì lạ khi thấy những lời chỉ trích khách quan gặp phải những nhận xét ác ý và những lập luận công kích cá nhân, hiện tượng này thường xuất phát từ những cá nhân tuyên bố coi trọng sự thật hơn mọi điều khác.

 

Cuối cùng, ông De Victoria lập luận, giới truyền thông sử dụng cách lặp lại lặp lại để củng cố các thông điệp nhất định. “Một số bạo chúa thành công nhất trong lịch sử,” ông viết, “đã sử dụng cảm xúc mạnh mẽ và sự lặp lại rất nhiều lần để có lợi cho mình. Họ hầu như chắc chắn đã làm như vậy. Ông Joseph Goebbels, tuyên truyền viên chính của đảng Quốc xã, đã có câu nói nổi tiếng rằng “kỹ thuật tuyên truyền lỗi lạc nhất sẽ không mang lại thành công nào trừ khi một nguyên tắc căn bản được ghi nhớ liên tục — đó là nội dung tuyên truyền phải tự giới hạn trong một vài điểm và lặp đi lặp lại chúng.”


BM


Chúng ta đã được nhồi nhét câu chuyện thông đồng giữa ông Trump và nước Nga trong nhiều năm, chỉ để phát hiện ra rằng toàn bộ câu chuyện được xây dựng trên nền cát. Hiệu quả của khẩu trang, vaccine, và các đợt phong tỏa cũng tương tự như vậy.

 

Trong ngành tâm lý học, chúng tôi gọi đây là hiệu ứng tiếp xúc đơn thuần (mere-exposure effect). Điều này xảy ra khi mọi người phát triển sự yêu thích đối với những thứ quen thuộc. Sự quen thuộc, như họ nói, sinh ra sự coi thường xem nhẹ. Trong một số trường hợp, sự quen thuộc cũng tạo ra cảm giác an toàn giả tạo, một sự thoải mái khi tìm kiếm kiến thức từ những nơi ít quan tâm đến việc cung cấp thông tin chính xác.


BM


Người Mỹ đã mất niềm tin vào các thể chế của họ, trong đó có các tổ chức truyền thông. Khi đất nước trở nên phân cực hơn và các cách đưa tin trở nên chia rẽ hơn về bản chất, thì việc từ bỏ các phương tiện truyền thông chính thống sẽ tiếp tục được mong đợi.

 

 

 

John Mac Ghlionn  _  Nhã Đan


No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.