Tuesday, November 5, 2024

Kịch bản nước Mỹ theo lời hai ứng viên: 'Cộng sản' và 'phát xít'

 BM

Cả hai ứng viên đã vẽ ra những viễn cảnh trái ngược nhau cho tương lai nước Mỹ nếu họ thất bại. Cựu Tổng thống Donald Trump khẳng định Mỹ sẽ "xuống địa ngục" và trở thành quốc gia "cộng sản ngay lập tức" nếu ông thua. Trong khi đó, Phó Tổng thống Kamala Harris gọi đối thủ là "tên phát xít", muốn nắm "quyền lực không bị kiểm soát".


Cử tri ở các bang dao động quan trọng bị các quảng cáo chính trị "tấn công" dồn dập, mà phần lớn trong đó đánh vào nỗi sợ của họ. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi nhiều người Mỹ được khảo sát cho biết họ cảm thấy lo lắng.


"Tôi tin rằng họ đang khiến chúng tôi sống trong sợ hãi chỉ để giành được phiếu bầu," cử tri Heather Soucek nói ở Wisconsin khi ngày bầu cử đang đến gần. Bà sống ở một quận dao động trong một tiểu bang dao động và dự định bỏ phiếu cho ông Trump vì theo lời bà, các kế hoạch kinh tế của bà Harris rất "đáng sợ".


BM

Nhưng cũng trong khu phố đó, cử tri độc lập Tracy Andropolis nói rằng bà sẽ bầu cho bà Harris.


"Đây là một trong những kỳ bầu cử quan trọng nhất trong đời tôi. Có nhiều thứ đang bị đe dọa," bà Andropolis nói và thừa nhận mình sợ nếu ông Trump thắng thì sẽ không chịu từ bỏ quyền lực.


Cả hai đều bày tỏ nỗi sợ thực sự của bản thân đối với tương lai nếu ứng viên của họ thua cuộc. Điều này cũng phản ánh nỗi lo của nhiều cử tri ngay trước ngày bầu cử.


Bà Andropolis nói rằng bà không tin vào việc hai ứng viên đang ngang ngửa nhau trong các cuộc thăm dò. Không phải vì bà có bất kỳ lý do thật sự nào, mà vì bà không thể tưởng tượng nổi hàng triệu người lại bỏ phiếu cho ông Trump. Và bà không phải là người duy nhất khổ sở để chấp nhận sự "sít sao" này.


Dường như không chỉ các cử tri Mỹ bị chia rẽ sâu sắc, mà có cảm giác như đây là hai quốc gia riêng biệt đang phải miễn cưỡng chung sống với nhau.


BM

Người Mỹ đang có xu hướng chuyển đến sống gần những hàng xóm có chung quan điểm chính trị.


Không khó để nhận ra những khu vực như thế vào lúc này, với đầy các biển báo, áp phích thể hiện sự ủng hộ đối với ông Trump hoặc bà Harris.


Nhưng không thể sống mãi trong những thế giới tách biệt này. Hai thế giới này sắp va chạm với thực tế khắc nghiệt của một cuộc bầu cử.


Dù có cạnh tranh gay cấn thế nào đi chăng nữa thì phải có một bên chiến thắng.


Và khi một số người ở đây biết được kết quả sau cùng và nhận ra rằng hàng chục triệu đồng bào có cảm nhận rất khác với mình, thì đó sẽ là một cú sốc.


Cả ông Trump lẫn bà Harris đã vạch ra con đường mang tính lịch sử và đầy biến động của riêng mình hướng tới Nhà Trắng.


BM

Vào tháng 4/2024, ông Trump hầu tòa ở Manhattan, thành phố New York trong vụ án dùng tiền bịt miệng. Vài tuần sau, ông bị kết án và trở thành cựu tổng thống/tổng thống đương nhiệm đầu tiên bị tuyên phạm tội. Nhiều người vào thời điểm đó đã đặt nghi vấn liệu một "kẻ tội phạm" có thể là chủ nhân Nhà Trắng không?


Nhưng rắc rối pháp lý, cộng với việc ông Trump tuyên bố việc mình bị chính quyền Biden nhắm tới càng thúc đẩy ông tranh cử, khiến những người ủng hộ ông phấn khích.


"Họ không nhắm tới tôi đâu, họ nhắm tới bạn đấy," vị cựu tổng thống thường nói.


"Họ đang sử dụng hệ thống tư pháp hình sự làm vũ khí chống lại kẻ thù chính trị của mình và đúng là như vậy," một trong những người ủng hộ ông nói bên ngoài tòa án.


"Tôi sẽ chiến đấu vì người đàn ông này cho đến ngày tôi chết," một người khác nói.


Một khuôn mẫu quen thuộc xuất hiện: với mỗi bản cáo trạng, tỷ lệ ủng hộ ông Trump lại tăng lên và ông thu hút thêm nhiều khoản tiền quyên góp tranh cử.


Khi ông Trump được chụp tấm ảnh người bị bắt vào năm 2023 liên quan tới vụ can thiệp bầu cử ở Georgia, nó nhanh chóng trở thành hình ảnh mang tính biểu tượng hiện được in trên nhiều áo phông tại các cuộc mít tinh của ứng viên Cộng hòa.


BM

Và không thể kể về hành trình tới ngày bầu cử của vị cựu tổng thống mà không đề cập tới một khoảnh khắc mang tính biểu tượng khác.


Khi ông Trump bị một kẻ ám sát bắn ở Butler, Pennsylvania vào tháng 7/2024, cuộc đua này và cả nước Mỹ bị rung chuyển sâu sắc. Khi được các mật vụ đỡ đứng dậy, máu chảy ra từ tai, ông giơ nắm đấm lên không trung và kêu gọi những người ủng hộ mình chiến đấu.


48 giờ sau đó, ông xuất hiện tại đại hội Đảng Cộng hòa ở thành phố Milwaukee, bang Wisconsin với miếng băng tai, một số người dự khán đã khóc.


"Ông ấy là người được chọn. Ông ấy được chọn để lãnh đạo đất nước này," Tina Ioane, người đã đi từ Samoa thuộc Mỹ tới dự đại hội, nói.


Vào thời điểm đó, về mặt bầu cử, ông Trump dường như không thể bị công kích.


Ngược lại, Đảng Dân chủ khi ấy ngày càng chán nản về triển vọng của chính mình. Họ vô cùng lo lắng rằng ứng viên Dân chủ Joe Biden quá già để có thể giành chiến thắng trong cuộc tái đấu với ông Trump.


BM

Cuộc tranh luận đầy hỗn loạn giữa ông Biden và ông Trump vào tháng 6/2024. Đã có một sự im lặng đáng kinh ngạc khi các nhà báo chứng kiến sự nghiệp chính trị kéo dài 50 năm của ông Biden về cơ bản đã kết thúc ngay trong tối hôm đó.


Nhưng vào thời điểm đó, những lời công khai kêu gọi ông Biden rút lui đã bị gạt đi. Ban tranh cử ông Biden còn gọi những người đó là "đoàn quân đái dầm" (những kẻ hèn nhát).


Tất nhiên, chuyện ông Biden rút lui chỉ là vấn đề thời gian.


Chỉ vài ngày sau khi đại hội đảng Cộng hòa diễn ra, khi ông Trump có vẻ như không thể thua, Tổng thống Biden tuyên bố ông sẽ từ bỏ nỗ lực tái tranh cử. Tâm trạng của những người ủng hộ Đảng Dân chủ nhanh chóng chuyển từ sự bi quan đầy lo lắng sang sự mong đợi đầy phấn khích.


BM

Bất kỳ sự e ngại nào mà họ có về việc liệu bà Kamala Harris có phải là ứng viên tốt nhất của họ hay không đã bị xóa tan tại kỳ đại hội đảng sôi động ở thành phố Chicago (bang Illinois) vài tuần sau đó. Những người vốn đã cam chịu thất bại thì giờ đây bị cuốn theo một làn sóng ủng hộ nhiệt tình.


Cuộc bầu cử này đại diện cho cơ hội để "vượt qua sự cay đắng, hoài nghi và những sự chia rẽ trong quá khứ," bà Harris nói trong tiếng reo hò lớn.


Nhưng sự phấn khích bùng nổ này không kéo dài. Sau một cú hích ban đầu trong các cuộc thăm dò, bà Harris đã phải vật lộn để duy trì đà tiến triển.


Có vẻ như bà đã nhanh chóng giành lại được sự ủng hộ của những người theo Đảng Dân chủ truyền thống không ủng hộ ông Biden, nhưng bà lại thấy khó khăn hơn trong việc giành được sự ủng hộ của những cử tri quan trọng chưa quyết định.


BM

Bà cũng đã đưa quyền sinh sản trở thành nền tảng cho chiến dịch và hy vọng vấn đề này sẽ thúc đẩy phụ nữ đi bỏ phiếu với số lượng lớn.


Nhưng thách thức, giống như trong mọi cuộc bầu cử tổng thống, là thuyết phục những người chưa quyết định.


Zoie Cheneau, chủ một tiệm làm tóc ở thành phố Atlanta, bang Georgia, nói với BBC vào hai tuần trước ngày bầu cử rằng bà chưa bao giờ thấy mất động lực để đi bỏ phiếu như vậy.


"Đối với tôi, đó là việc chọn bên ít tệ hơn giữa hai lựa chọn tệ hại," bà Cheneau nói, chia sẻ rằng cuối cùng mình sẽ bỏ phiếu cho bà Harris nhưng cảm thấy ông Trump có thể làm tốt hơn cho các doanh nghiệp nhỏ.


"Tôi sẽ rất vui mừng khi một phụ nữ da đen trở thành tổng thống Hoa Kỳ. Và bà ấy sẽ thắng, tôi biết bà ấy sẽ thắng," chủ tiệm làm tóc nói.


Hai nhóm đối mặt nhau trong thời khắc then chốt


BM

Trong khi một số cử tri lo lắng và tin rằng cuộc đua này sẽ rất sít sao, thì sự chắc chắn của bà Cheneau về kết quả cuối cùng là điều mà những người ủng hộ ở cả hai bên liên tục bày tỏ.


Nhiều người ủng hộ bà Harris đơn thuần là không thể hiểu tại sao bà không thể thắng "một tên tội phạm" bị kết án, người bị chính những người phục vụ trong chính quyền trước của mình công khai chỉ trích và chế giễu.


Những người ủng hộ ông Trump cũng bày tỏ sự kinh hoàng tương tự vì họ không nghĩ bất kỳ ai có thể bỏ phiếu cho một ứng cử viên không nhất quán về chính sách và thời gian làm việc tại Nhà Trắng của người đó chứng kiến tình trạng vượt biên trái phép đạt mức kỷ lục.


BM

Hai nhóm này tồn tại trong những gì trông như mộ hệ sinh thái chính trị song song, trong một sự chia rẽ đảng phái sâu sắc, nơi các quan điểm đối lập bị bác bỏ và các ứng cử viên đã truyền cảm hứng cho lòng trung thành tận tụy, vượt ra ngoài sự liên kết đảng phái thông thường.


Các cử tri đã được cảnh báo về ngày tận thế và những gì có thể xảy ra nếu phe kia thắng cử. Họ đã tin rằng cuộc bầu cử này không chỉ liên quan đến việc ai sẽ ngồi vào Phòng Bầu dục trong bốn năm tới. Nhiều người tin đây là một sự kiện sống còn có thể gây ra hậu quả thảm khốc.


Không còn nghi ngờ gì nữa, giọng điệu của các chiến dịch tranh cử này đã làm tăng mức độ căng thẳng, lo âu và hậu quả của cuộc bầu cử này có thể bùng nổ.


BM

Đây là một quốc gia chia rẽ giữa những tầm nhìn đối lập về những gì đang bị đe dọa. Nhưng chính tại các nơi bỏ phiếu, màu đỏ (Cộng hòa) và màu xanh (Dân chủ) của nước Mỹ sẽ đối đầu nhau.


Dù kết quả thế nào, thì gần như một nửa đất nước sắp phát hiện ra rằng nửa còn lại có một cảm nhận hoàn toàn khác về những gì nước Mỹ cần.


BM

Đối với những người thua cuộc thì đây sẽ là một sự nhận thức đau đớn.




Sarah Smith


https://baomai.blogspot.com/
Bầu cử 2024: Thắc thỏm chờ tổng thống kế tiếp
Khi nào sẽ biết Harris hay Trump thắng?
Nước Mỹ nếu không có người nhập cư
Côn Sơn và những mảnh đời tù tội
Tân tổng thống Mỹ có làm thay đổi thế cục Biển Đông?
Donald Trump: hành trình trở lại từ vực thẳm chính trị
Harris & Trump “Hai cuộc đời khác biệt”
Báo Mai Music_64 "You're No Good"
Rồi người Lính có về không?
Mở toang biên giới
Thanksgiving_lễ Tạ Ơn & Tránh nói về chính trị trong dịp Lễ Tạ Ơn
Lễ Tạ Ơn
Vì sao nhỏ không học lớn lên thành... tiến sĩ?
Trump dọa truy tố những người này nếu đắc cử
Bầu cử Mỹ thay đổi thế giới như thế nào?
Oan Hồn Truyền Kiếp
Thời đại “Lừa Đảo” trong Xã Hội ngày nay
Một người Việt tiết lộ đường dây nhập cư lậu vào Anh
Sơ lược về cuộc bầu cử Hoa Kỳ 2024
Người Việt buôn người: bán suất ‘ưu tiên’ vượt eo biển Manche

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.