Thursday, May 19, 2011

"Công an thua Mỹ thắng"

image
Một giàn lọc titan ở xã Mỹ Thọ, huyện Phù Mỹ, Bình Định

BaoMai

Dân Bắt Giam 17 Cán Bộ

(LGT: Bản tin hôm Chủ Nhật 24-4-2011 sau là của trang Dân Làm Báo, đăng lại từ Facebook Miền Cát Trắng, kể về dân xã Mỹ Thắng vây bắt cán bộ.)

Tường thuật vụ dân Mỹ Thắng, huyện Phù Mỹ, Tỉnh Bình Định đấu tranh chống khai thác titan.

Thật bất ngờ, với một số đông dân chúng từ thôn 9 tiến vào trụ sở thôn 11, họ chuẩn bị ổ khóa, và nhốt 17 cán bộ (bao gồm công an huyện, công an xã, bộ đội biên phòng và cán bộ xã) trong vòng 2 ngày một đêm và chờ cán bộ cấp cao xuống thương lượng, giải quyết vụ việc.

image

Dọc ven biển duyên hải miền Trung có nhiều bãi cát trắng trải dài và một bãi cát rộng nhất đó thuộc địa phận xã Mỹ Thắng, huyện Phù Mỹ, Tỉnh Bình Định. Thế nhưng, những ngày qua 20 - 21 tháng 4, 2011 , miền cát trắng đó không yên bình, bởi một đoàn khai thác titan do huyện Phù Mỹ hổ trợ, đến vùng biển này khai thác. Dân ở đó không đồng ý, họ đấu tranh quyết liệt, và những kết quả ban đầu thật khích lệ. Một cán bộ xã đã đánh một thanh niên ở thôn 9, Mỹ Thắng trọng thương, và một cuộc đấu tranh của người dân bao gồm phụ nữ, đàn ông, người già, người trẻ thật sự bắt đầu (phần lớn là phụ nữ).

Sau khi đánh trọng thương người thanh niên đó, đoàn cán bộ gồm: 3 công an huyện, 2 bộ đội biên phòng, 12 cán bộ xã đã áp giải người thanh niên đó vào trụ sở thôn 11, xã Mỹ Thắng họp và lập biên bản. Thật bất ngờ, với một số đông dân chúng từ thôn 9 tiến vào trụ sở thôn 11, họ chuẩn bị ổ khóa, và nhốt 17 cán bộ (bao gồm công an huyện, công an xã, bộ đội biên phòng và cán bộ xã) trong vòng 2 ngày một đêm và chờ cán bộ cấp cao xuống thương lượng, giải quyết vụ việc.

Trong thời gian nhốt những cán bộ đó trong trụ sở thôn, người dân vẫn cho phép tiếp tế lương thực gồm bánh mì, nước cho các vị đó nhưng tiểu tiện tại chỗ chứ không được ra ngoài. Uỷ ban nhân dân huyện Phù Mỹ đã được thông báo vụ việc, điều động công an xuống, nhưng những cán bộ kia vẫn chưa được thả. Và cán bộ huyện Phù Mỹ thừa biết rằng dân xã Mỹ Thắng có truyền thống đấu tranh trong kháng chiến chống Mỹ (danh hiệu anh hùng) những cũng đấu tranh quyết liệt với quan tham, sách nhiễu dân lành, họ từng lật xe của chủ tịch huyện Phù Mỹ và đốt (BCC Vietnamese từng đưa tin về sự kiện này).
Và huyện biết rằng họ không thể giải quyết vụ việc nên họ nhờ đến tỉnh Bình Định. Cán bộ tỉnh bắt đầu xuất hiện (đích thân phó Chủ Tịch Tỉnh) và cảnh sát 113 xuất hiện hàng loạt hiện trường thôn 11, xã Mỹ Thắng, huyện Phù Mỹ, Tỉnh Bình Định, và cuộc thương lượng để thả 17 cán bộ đang bị dân nhốt bắt đầu diễn ra: Trước khi thả những cán bộ đó, người dân yêu cầu:

image

1. Giải thích cho họ rõ tại sao đánh người thanh niên kia, xác định thủ phạm đánh chính, xử lý người đánh đó, bồi thường thiệt hại, đưa đi bệnh viện, và xin lỗi trước dân.

2. Ký giấy xác nhận chấm dứt khai thác titan trên địa phận xã Mỹ Thắng, huyện Phù Mỹ, Tỉnh Bình Định.

Những yêu cầu đó nhanh chóng được đáp ứng và 17 cán bộ đó được thả. Cán bộ giải thích rằng họ đang làm nguồn nước sạch cho dân, nhưng tại sao việc làm đó lại lén lút, diễn ra ban đêm.  Người dân thừa biết đây là dự án khai thác titan họ nhưng lừa bịp người dân dưới chiêu bài dự án nước sạch. Dân nói họ không cần nguồn nước đó và nước uống của họ đang sạch, đừng làm ô nhiễm.

image
 Một giàn lọc titan ở xã Mỹ Thắng huyện Phù Mỹ, Bình Định.

Một chi tiết thú vị là ông phó chủ tịch tỉnh Hồ Nghĩa Dũng (trùng tên với ông bộ trưởng giao thông vận tải) lên phát biểu, thuyết phục nhưng người dân không tin nữa, không một tràng vỗ tay, nhưng một tràng vỗ tay vang lên sau bài phát biểu của một chị bán cá ở làng chài thôn 9.  Dân Mỹ Thắng đang hân hoan, miền cát trắng trở lại yên bình, nhưng chưa biết chắc sau này sẽ ra sao, công ty khai thác đó có còn quay lại nữa không, đó là một câu hỏi lớn.  Một bài học rút ra từ sự kiện này là sự đấu tranh quyết liệt, đoàn kết của người dân từ dưới cơ sở mới có thể làm thối lui tham nhũng, cửa quyền, khai thác vô tội vạ tài nguyên thiên nhiên quốc gia.

Miền Cát Trắng


Đua nhau lấy “vàng đen”

Ở các thôn An Quang Đông, An Quang Tây, Nghĩa An, Chính Lợi… titan đổ thành đống khắp nơi để bán cho thương lái. Nhiều con đường không thể đi lại bằng xe máy do cát ụn dày cả nửa mét. Nhiều chiếc xe tải ngang nhiên chở cát đen gom thành đống ngay trước các ngôi nhà. Ông Trần Văn Th., một người dân địa phương, cho biết: “Quặng titan ở đây rất cạn, chỉ cần đào gạt vào lớp cát trắng là đến cát đen. Không cần máy hút cũng có thể lấy được titan có tỉ lệ đậm. Mấy hôm chưa “có động” (tức lực lượng chức năng đi kiểm tra – PV), mỗi ngày có hàng trăm người đi đào lấy titan”.

Hầu hết nguồn titan do người dân khai thác, tận thu ở Cát Khánh đều được các thương lái mua, vận chuyển vào cảng Quy Nhơn, đưa xuống tàu xuất bán thô sang Trung Quốc. Những ngày này, nhiều thương lái đổ về Cát Khánh đặt tiền cọc trước càng khiến nhiều người dân địa phương đổ xô đi lấy titan. Hằng đêm, nhiều chiếc xe tải hạng nặng chở titan ầm ầm từ Cát Khánh chạy dọc các con đường ven biển để vào cảng Quy Nhơn.

Ông H. (ở thôn An Quang Đông), chuyên thu gom titan để bán cho thương lái, tiết lộ: “Quan trọng là giá cả thế nào chứ nguồn hàng lúc nào cũng có sẵn, cần bao nhiêu cũng có. Trong một tuần, tôi có thể gom được 1.000 tấn titan. Thỏa thuận giá xong chúng tôi sẽ đưa hàng vào cảng Quy Nhơn. Mấy bữa trước việc vận chuyển không khó khăn gì vì chúng tôi “chung chi” hết rồi; gần đây có thanh tra nên phải tìm cách đi cho khéo. Chỉ sợ mấy ông công an tỉnh chứ xã thì lo gì!”.

image
Khu rừng phi lao phòng hộ ven bờ biển xã Cát Khánh, huyện Phù Cát (Bình Định) bị chặt phá để lấy titan.

image
Xe tải chở titan đổ thành từng đống ngổn ngang trong các ngôi nhà ở xã Cát Khánh, huyện Phù Cát.

Chính quyền xã bó tay?
Ông Nguyễn Thanh Tri, Phó Chủ tịch UBND xã Cát Khánh, cho biết tình trạng khai thác, tận thu, mua bán titan trái phép bùng phát ở địa phương này từ tháng 3 đến nay và diễn biến rất phức tạp. Cuối năm 2010, sau 15 năm khai thác titan tại các xã Cát Thành, Cát Khánh, Công ty Liên doanh Khoáng sản Bình Định Việt Nam-Malaysia (gọi tắt là Công ty Khoáng sản Bimal) hết hạn giấy phép nên đã giải thể. Công ty này bán toàn bộ nhà xưởng, thiết bị tuyển tinh quặng ở thôn An Quang Đông cho một doanh nghiệp. Doanh nghiệp này tháo dỡ, để lại mặt bằng ngổn ngang.

Sau khi được UBND xã Cát Khánh giao quản lý mặt bằng này, chính quyền thôn An Quang Đông đã cho một số người vào tận thu titan. Thấy thế, hàng trăm người dân bắt đầu đua nhau đi đào bới lấy titan, lúc đầu ở khu vực nhà máy, sau lan rộng ra nhiều nơi khác. Thấy chỗ nào cũng có titan, người dân xã Cát Khánh đua nhau mua bán đất cát trái phép tràn lan. Nhiều người bỏ cả công việc hằng ngày đi đào lấy titan để bán cho các thương lái khiến tình hình an ninh trật tự ở địa phương rất phức tạp. Khi sự việc diễn biến ngày càng phức tạp, UBND xã Cát Khánh đã yêu cầu chính quyền thôn An Quang Đông chấm dứt ngay việc tận thu titan, đồng thời thành lập tổ kiểm tra, xử lý các trường hợp khai thác, mua bán titan trái phép.

Theo ông Tri, lực lượng chức năng của địa phương mỏng và không đủ chức năng để ngăn chặn, xử lý tình hình này; đặc biệt chính quyền xã không có thẩm quyền ngăn chặn, kiểm tra các xe tải chở titan trái phép. Do đó, mới đây UBND xã Cát Khánh đã báo cáo tình hình lên các cơ quan chức năng tỉnh, đề nghị các lực lượng chức năng của huyện Phù Cát, nhất là công an hỗ trợ giải quyết. Tuy nhiên, theo ghi nhận của PV, đến ngày 17-4 vẫn chưa có một lực lượng chức năng nào vào cuộc để ngăn chặn. Trong khi đó, ông Trần Thái Nga, Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Bình Định, cho biết sở đang cử lực lượng phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra, ngăn chặn, xử lý nạn khai thác, tận thu titan trái phép ở huyện Phù Cát nói chung, xã Cát Khánh nói riêng.

Tình trạng khai thác, mua bán, vận chuyển titan trái phép bùng phát ở xã Cát Khánh có nguyên nhân từ việc Công ty Khoáng sản Bimal không thực hiện việc hoàn thổ, bàn giao mặt bằng đúng quy định. Hầu hết nguồn titan thô này đều xuất lậu sang Trung Quốc, gây thất thoát tài nguyên rất lớn. Tình trạng này có phần do các lực lượng chức năng địa phương chưa kiên quyết ngăn chặn, xử lý.

Ông NGUYỄN KIM PHƯƠNG,
Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bình Định


TẤN LỘC

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.