Phim Green Dragon nói về đời sống người Việt tỵ nạn tại trại Pendleton.
Ngày này, 27 năm trước, giữa tháng 4 năm 1975, tình hình chiến sự tại Việt Nam rất sôi động. Quân, dân, cán, chính từ miền Trung, lũ lượt kéo về Sàigòn. Dân chúng khắp vùng duyên hải bỏ hết của cải, trắng tay xuôi Nam . Quốc lộ 1 trở thành mồ chôn của hàng ngàn thường dân vô tôi, họ tìm đường lánh nạn, cuối cùng bỏ thây bên vệ đường. Nhiều bà mẹ nằm chết khi con thơ còm ngậm vú. Đoàn người hốt hoảng bỏ chạy, đại pháo vẫn gõ nhịp, tiếp tục giáng xuống đại lộ kinh hoàng. Những em bé lạc cha, mất mẹ, lầm lũi đi mà chẳng biết về đâu.
Người Hoa kỳ đã phủi tay, họ dùng mỹ từ "Việt Nam hóa chiến tranh", để khai tử người bạn Đồng minh sau 20 năm chiến đấu. Trên đảo Guam và chính quốc Huê Kỳ, Công binh Mỹ dựng lên hàng trăm dẫy nhà lều, trang bị phương tiện dã chiến, chuẩn bị đón tiếp làn sóng di cư vĩ đại. Công chức, quân nhân Mỹ còn kẹt lại ở Việt Nam đón nghe bản nhạc "White Christmas", ám hiệu đánh dấu lễ cuốn cờ, họ bồng bế nhau bỏ Việt Nam. Một số nhỏ nhân viên làm việc với Mỹ được báo chuẩn bị hành trang, có thể được bốc theo sang Mỹ.
Tài tử (Đơn Dương) và hai cháu bồng bế nhau tới trại Pendleton , California .
Hai anh em Tim Bùi và Tony Bùi nhớ lại những ngày đầu trở thành người mất tổ quốc, mở đầu cuộc hành trình người tị nạn khi chưa tròn 5 tuổi. Như những em nhỏ khác sinh ra ở quê nhà, trưởng thành trên xứ người chưa hiểu được, vì sao? cha mẹ họ lại đau khổ, khi bỏ quê hương nghèo khó, ra đi lập nghiệp tại quốc gia giầu mạnh nhất thế giới.
Thượng sỹ Jim Lance (Patrick Swayze) nhìn người Việt tỵ nạn qua ống kính máy chụp hình của anh.
Tim và em, Tony Bùi được giới điện ảnh biết tới qua cuốn phim "Three Seasons". Sau thành công ấy, họ bắt tay vào thực hiện tác phẩm thứ hai "GREEN DRAGON". Cuốn phim nói đến những ngày đầu tiên của người Việt Nam trên đất Mỹ. Lấy bối cảnh Camp Pendleton, Chuyện Rồng Xanh qui tụ hàng trăm diễn viên Việt Nam, đã từng tạm trú tại đây một thời gian ngắn. 27 năm sau, nhiều người nhìn lại những dẫy lều xưa cũ, họ không ngăn được nước mắt, xúc động, gợi họ về dĩ vãng mù mờ, đầy chua chát thuở ấy.
BÉ THƠ GIỮA CHỢ ĐỜI
Tài được trung sỹ JIM LANCE (Patrick Swayze) chỉ định làm trưởng trại. Nhiệm vụ của anh là chuyển những mệnh lệnh từ viên hạ sỹ quan, đại diện chính quyền Mỹ, điều hành khối người Việt
GẶP NHAU VÌ SỞ THÍCH
Thúy Hoa (Lê Thị Hiệp) cô sinh viên bỏ dở trường luật vì chiến tranh, quyết tâm sang Mỹ sẽ trở thành luật sư để bênh vực cho kẻ yếu thế.
Mỗi ngày, trên bức tường ấy, hai người thi nhau vẽ những cảm nghĩ của mình, rồi, cùng nhau tô điểm một bức họa chung, con rồng mầu xanh lá mạ. Sau sở thích hội họa, một già một trẻ, lại thân nhau hơn qua sự yêu thích âm nhạc. Addie mở nhạc Rap, Minh uốn éo nhẩy theo thật hồn nhiên, thật thoải mái. Lúc chia tay, Addie còn dạy cho Minh lối bắt tay, chào hỏi rườm ra của người Mỹ đen.
Những giây phút bên Addie, Minh quên hẳn thực tại, nó lạc vào thế giới ảo mộng, để rồi, khi bừng tỉnh, Minh lủi thủi về lều nằm thao thức bên em, nhớ mẹ.
Trong khi ấy, Jim Lance cũng có tâm sự về nỗi khổ tâm của anh. Jim đưa chiếc hộp đựng đầy kỷ niệm của người anh duy nhất của Jim. Anh đã tình nguyện đi lính thay cho Jim, tham chiến ở Việt
MỘT XÃ HỘI NHIỀU VẤN ĐỀ
Lợi, ông già sồn sồn đã có vợ con, còn đèo bồng, mang theo "chị sen" nhỏ xíu. Khi còn ở Sàigòn, Lợi đã tòm tem với chị sen. Kim, cô gái quê chạy loạn lên tỉnh, buộc lòng ngủ với ông chủ để hy vọng được ông cho gia đình đi theo sang Mỹ. Trong lều, Kim hầu hạ, chịu đựng sự chửi rủa tục tằn của Hiền, vợ Lợi. Ban đêm Lợi hẹn với Kim lên đồi để chàng thỏa mãn thú tánh. Sung sướng gì khi trao thân cho người đáng tuổi cha mình dằn vặt giữa trời, nước mắt nước mũi chèm nhèm, Kim khóc vùi:
"xin đừng bỏ rơi gia đình em trong trại"
Mỗi ngày Minh và Addie tím đến nhau cùng chia sẻ những dây phút vui đùa qua hội họa và âm nhạc.
Tại một căn lều khác, mấy anh Thủy quân lục chiến Mỹ ập vào, khiêng một thiếu phụ, liệng lên xe, mang đi. Tiếng gào thét của bà vang sang lều Tài. Anh trưởng trại lên chất vấn Jim Lance, lý do: Bà Kiều (Kiều Chinh) sợ ra trại sẽ không biết sống bằng cách nào, sau 4 lần trại tìm được người bảo trợ, sponsor tới đón, bà trốn tránh để được nán lại ở với người đồng hương.
Một trường hợp khó xử khác; Vài anh lính luôn mặc quân phục mang cấp úy, mỗi lần nhậu xỉn, cứ đến trước mặt một ông già, ngoài 60 tuổi, chửi rủa ông là tướng hèn. Họ đã nghe lời ông hô hào, chiến đấu tới cùng, thế mà, khi vào trại, họ cũng thấy ông có mặt trong đoàn người di tản. Ông già cắn răng chịu đựng, suốt ngày ngồi gõ mõ tụng kinh, không rời khỏi phòng, ngoại trừ vài phút ra tưới cây ớt ông ươm ngoài bãi đất bên cạnh lều. Nơi góc trại khác, một thanh niên nhất định đòi Tài can thiệp trả anh và gia đình về Việt
Cậu gàn lắm, cậu đã là lính, trở lại với bọn Việt cộng, chúng chẳng để yên cho cậu đâu?
Nhưng cha mẹ, anh em tôi còn ở hết bến ấy, tôi phải về Đà lạt của tôi, đẹp tuyệt vời.
- Các ông ơi cứu tôi với, đừng để chồng tôi đưa mẹ con tôi về chỗ chết.
Chị vợ vùng vằng.
Anh lính đập phá lung tung, dường như được chấp thuận cho về, không thấy nói tới thân phận vợ con anh.
HY VỌNG TƯƠNG LAI
Chỗ khác, Thúy Hoa,(Lê Thị Hiệp) thiếu nữ đang học luật ở Sàigòn thì chiến tranh làm cô đứt đoạn. Thúy Hoa theo cha và em gái sang Mỹ để xây dựng tương lai. Thúy Hoa gặp Tài, hai người hạp ý, trở thành người yêu. Thúy Hoa có ý chí, cô rất đau buồn vì Mỹ bỏ Việt
KỶ NIỆM NGÀY TANG THƯƠNG
Mỗi người chua xót một kiểu. Mỗi người biểu lộ niềm đau cách riêng. Trong phòng ông già, người cựu tướng lãnh, có lần bị thuộc cấp xỉ vả, còn nhịn được, khi hay tin Sàigòn thất thủ, ông không chiụ nổi mối nhục, dùng dao cạo, cắt mạch máu tay, nằm chết trên vũng máu. Người xót xa nhất là Thúy Hoa, con gái ông.
Tài bất ngờ biết Thúy Hoa là con gái vị tướng vừa tự sát, đến bên an ủi. Jim tới chiêm ngưỡng cái chết khí phách của một ông tướng. Niềm đau xót cùng cực, sự uất hận dâng cao, Thúy Hoa bất kể hoàn cảnh hiện tại, tới đập thùm thụp lên mặt mũi Jim, vừa khóc vừa gào:
Lỗi tại các ông, các ông bỏ rơi chúng tôi, lỗi tại các ông, lỗi tại các ông.
Tài nhẩy vào đỡ Thúy Hoa. Cô thổn thức trong vòng tay Tài. Jim ngập ngừng:
I am sorry, cha cô ấy là một người quả cảm.
VĨNH BIỆT RỒNG XANH
Tài đang diễn tả đời sống người Mỹ bên ngoài hàng rào trại. làm cho mọi người phấn khởi.
Ngày sau, Jim mời Tài lên văn phòng, đưa cho anh tập giấy vẽ, nhờ trao cho bé Minh. Đó là những bản vẽ Addie họa hình Minh và những hình cartoon Minh thích:
Chúng tôi vừa tìm thấy Addie nằm chết trong nhà kho. Những bức họa này tôi giữ lại, nhờ anh đưa cho cháu Minh.
Minh chạy vội tới nhà bếp, căn phòng hoàn toàn khác lạ, sáng sủa hơn. Nó chạy tới bức tường, hai người thợ sơn đang lăn cọ, sơn trắng bức tranh khỏi vách tường nhà bếp. Minh lủi thủi ra về, nó không còn một giọt nước mắt khóc cho người bạn mới quen vừa mất.
ÁNH SÁNG NƠI MIỆNG HẦM
Các anh chị nghe đây. Tôi vừa được ông thượng sỹ cho du ngoạn ra khỏi trại. Chúng tôi vào một siêu thị, trời đất, cái chợ rộng khủng khiếp, có đủ mọi thứ.
Một người chồm lên hỏi:
Thế, chợ Mỹ có ớt hiểm không?
Tài ngập ngừng một lát, móc túi moi ra trái ớt hiểm đỏ ói:
Không có, nhưng tôi có mang theo. Đây là trái ớt cay xé lưỡi của Việt
Tài kể tiếp:
-Chúng tôi đi vào khu gia cư, nhà nào cũng bự thật bự, sân trước, vườn sau xanh tươi thẳng tắp. Điều tôi thỏa mãn nhất là; Khi chúng tôi vào uống càfé trong quán, một chú bé chừng 20 tuổi vào mời khách rửa xe. Mấy người khách hoan hỷ O.K. Chú bé múc nước ra rửa xe cho khách lãnh tiền ngoong rơ.
-Thế rửa một cái xe được bao nhiêu tiền?
-2 đô 10 xu một giờ. Bất cứ làm gì chủ nhân cũng phải trả ít nhất là 2 đô 10 xu một giờ, trả thiếu là chủ ở tù. Như vậy chúng mình sống được rồi, hãy vui lên bà con ơi. Đừng sợ ra ngoài mình sẻ sống bằng gì nữa.
Phần sau, Green Dragon có cảnh Thúy Hoa và Tài làm đám cưới để nhập chung hộ, xuất trại, nương tựa nhau. Trong khi ấy, Kim hầu hạ bà chủ không công, bán xác thân cho ông chủ, với hy vọng cứu được mẹ cha. Thế nhưng, Lợi đã thất hứa, bỏ rơi Kim trong trại. Phản ứng của nàng là, cho ông chủ một bạt tai trước khi ông lên xe bus. (về sau được biết, Kim có người bảo trợ, hiện nay còn sống tại
Phút chia tay, thượng sỹ Jim Lance đang chào tạm biệt và chúc lành gia đình Tài trên đường xuất trại.
Gia đình Tài có người bảo trợ, đêm chia tay các bạn, Tài hát tặng một ca khúc anh viết để tạm biệt Sàigòn. Tài trầm trầm cất tiếng hát với nỗi suy tư đầy xa vắng. (Thực ra nhạc phẩm Vĩnh Biệt Sàigòn là sáng tác của nhạc sĩ Nam Lộc):
"Sàigòn ơi, Tôi đã mất người trong cuộc đời
Sàigòn ơi còn đâu những thời gian tuyệt vời
Giờ còn đây, những kỷ niệm chết trong tôi
những nụ cười hé trên môi, những dòng lệ ôi sầu, đắng."
Saigon oi! My best time is far away
"Sau khi bị tàn phá bởi chiến tranh, 134,000 người Việt Nam đã phải bỏ quê cha đất tổ, đi qua các trại di cư trên đất Mỹ.
Trại di cư cuối cùng đóng cửa ngày 1 tháng 11 năm 1975.
Tại miền Nam California, Cộng đồng được mang tên Little Sàigòn được chính thức đặt tên năm 1984. Hiện nay, đây là quê hương thứ hai cho hơn 200,000 đồng bào ViệtNam ; Nơi tập trung đông người Việt nhất bên ngoài Việt Nam .
Cho đến nay hơn 1,500,000 người Việt sống trên toàn nước Mỹ"
Cuốn phim gợi lại cho người xem nhiều kỷ niệm vui buồn của bước đầu tị nạn.
"Saigon oi ! I have lost you in my life
What is left is some sad memory
The dead smile on my lips, bitter tears in my eyes.".....
The dead smile on my lips, bitter tears in my eyes.".....
Tiếng hát Tài vang xa trong khi gia đình Tài và Thúy Hoa chuẩn bị lên xe bus xuất trại. Jim lấy máy polaroid chụp hình. Anh mới đưa tấm ảnh cho Minh, thằng bé giật phắt lấy, chạy đi trước sự ngơ ngác của mọi người.
Lát sau Minh trở lại. Tài làm mặt nghiêm:
Sao cháu bỏ đi làm mọi người đợi?
Cháu ghim tấm hình lên bảng
Cháu ghim tấm hình lên bảng
Nếu mẹ đến sẽ biết gia đình mình đã ở đây
Chuyến xe rời bến, trên tấm bảng, tấm hình Minh và gia đình còn lưu lại, ghi dấu những ngày người tỵ nạn đặt chân lên xứ Mỹ.
Cuốn phim chấm dứt ở đó với hàng chữ chú thích:
"Sau khi bị tàn phá bởi chiến tranh, 134,000 người Việt Nam đã phải bỏ quê cha đất tổ, đi qua các trại di cư trên đất Mỹ.
Trại di cư cuối cùng đóng cửa ngày 1 tháng 11 năm 1975.
Tại miền Nam California, Cộng đồng được mang tên Little Sàigòn được chính thức đặt tên năm 1984. Hiện nay, đây là quê hương thứ hai cho hơn 200,000 đồng bào Việt
Cho đến nay hơn 1,500,000 người Việt sống trên toàn nước Mỹ"
Cuốn phim gợi lại cho người xem nhiều kỷ niệm vui buồn của bước đầu tị nạn.
Nguyễn Ngọc Chấn
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.