Thursday, May 5, 2011

Vẻ vang dân Việt



image

SINH VIÊN GỐC VIỆT CHẾ TẠO MÁY ÐIỆN ÐÀM VỚI TRẠM KHÔNG GIAN

BaoMai

Toronto - Một sinh viên gốc Việt đã cùng các bạn chế tạo thành công một chiếc máy có thể liên lạc với các phi hành gia đang làm việc ngoài không gian. Hồi đầu tuần này, một nhóm sinh viên trường Cao đẳng Kỹ thuật Humber ở thành phố Toronto của Canada đã làm nhiều người chú ý khi họ liên lạc được với các phi hành gia trên trạm ISS.

Góp mặt trong nhóm này là một sinh viên gốc Việt 22 tuổi tên Kevin Lương, sinh viên năm cuối khoa Vô tuyến và Viễn thông. Kevin là thành viên nho Ưtuổi nhất trong nhóm nghiên cứu gồm 4 người là Gino Cunti, Paul Je, cả hai cùng 34 tuổi Patrick Neelin 26 tuổi. Việc chế tạo ra hệ thống liên lạc với ISS kể trên là một phần trong dự án tốt nghiệp của Kevin và các bạn.

Cả nhóm đã mất một năm rưỡi để thiết kế, xây dựng, thử nghiệm và chỉnh sửa hệ thống liên lạc vô tuyến trên. Họ có thể liên lạc với ISS bằng giọng nói qua hệ thống bao gồm một máy phát điện, một máy chuyển phát tín hiệu, nhu liệu dò tín hiệu, một bộ phận liên lạc và một hệ thống ăng-ten thu sóng vệ tinh, tất cả đều được làm bằng tay.

Kevin Lương và các bạn đã chế tạo hệ thống trên theo những nguyên tắc kỹ thuật chặt chẽ của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ NASA, và hồi tháng 9 năm ngoái NASA đã đồng ý cho nhóm liên lạc với ISS. Tuy nhiên mãi đến tuần trước thì nhóm mới thành công và nói chuyện được với phi hành gia Sandra Magnus đang có mặt trên trạm không gian vào ngày 2 tháng 2vừa qua.

Cả nhóm chỉ có 10 phút liên lạc với ISS và họ đã tận dụng khoảng thời gian này để hỏi đủ mọi thứ từ các vấn đề kỹ thuật cho đến cảm nghĩ của các phi hành gia trên không gian. Nhật báo Toronto Starcho biết đây là lần đầu tiên những sinh viên cấp cao đẳng đầu tiên trên thế giới chế tạo một hệ thống máy có thể liên lạc với các phi hành gia đang làm việc trong không gian. Nguồn tin cho hay nhóm sinhviên này sẽ được trao giải thưởng thành tựu trong ngành viễn thông Canada vào mùa thu tới đây.

CÔ GÁI VIỆT LÀM THẢM BẰNG RÊU SỐNG ÐƯỢC SỰ CHÚ Ý CỦA BÁO CHÍ THỤY SĨ


image

Geneve - Một cô gái Việt đã được một tờ báo có tên là Green Muze tại Thụy Sĩ chú ý và đăng tải bài viết, về sáng chế của cô khi dùng một loại thảm chùi chân bằng rêu đặt ngoài cửa phòng tắm, được giữ cho tươi bằng nước nhỏ xuống từ cơ thể khi bạn tắm xong. Ðó là phát minh độc đáo của một cô gái có tên cũng rất độc đáo là Nguyễn Lá Chanh. Cô gái người Thụy Sĩ gốc Việt cho biết đây là một trong ba sản phẩm cô đã sáng chế cho kỳ thi tốt nghiệp Ðại học ECAL. Lá Chanh theo học ngành kỹ sư công nghệ và đã tốt nghiệp vào mùa hè năm ngoái. Cô trả lời phỏng vấn tờ báo khi cho rằng cô muốn tìm một cách mới để đưa thảo mộc vào trong nhà.

Ðây không chỉ là những cây cảnh trồng trong chậu đứng im lặng trong góc phòng khách mà là những thảo mộc sống thực, phát triển ở trong nhà. Cô nghĩ loại thảm này sẽ giúp mọi người nhớ lại một góc thiên nhiên trong căn nhà của họ. Cô Lá Chanh sinh trưởng tại Thụy Sĩ, từ một gia đình người tỵ nạn gốc ở Nha Trang, đã được định cư tại quốc gia này vào năm 1978. Cô 26 tuổi và có hai người em, gia đình cô hiện sinh sống tại miền nói tiếng Pháp của Thụy Sĩ.

Thảm rêu mềm mại được giới thiệu trên tạp chí Green Muze làm cho nhiều người chú ý, và được ca tụng là một trong những sản phẩm thích hợp với môi sinh hiện đang là đề tài được cả thế giới quan tâm, nhằm chống lại nạn khí hậu ấm dần trên toàn địa cầu.

CÔ "ROBOT" XINH ĐẸP

KHOA HỌC GIA GỐC VIỆT CHẾ TẠO CÔ "ROBOT" XINH ĐẸP ĐỂ LÀM BẠN

image

Một khoa học gia Việt Nam cư ngụ tại tỉnh bang Ontario của Canada đang gây xôn xao dư luận khắp thế giới, sau khi anh cho trình làng môt cô "robot" cao bằng người thật, nhan sắc tuyệt vời, chẳng những biết dọn dẹp và làm việc nhà lặt vặt, mà lại còn biết coi bản đồ, đọc tin tức trên báo, và rất giỏi toán học, có thể giúp "ông xã" kết toán sổ sách.
Trong bài báo mang tựa đề "Inventor Builds She-3PO Robot" đăng trên tạp chí The Sun ở Anh Quốc ngày 11/12/2008, nữ ký giả Caroline Iggulden cho biết khoa học gia Lê Trung, 33 tuổi, đã quyết định chế tạo cô "robot" đặt tên là Aiko sau khi anh coi phim "Star Wars" và thích thú với chú người máy dễ thương "C3PO".

Được chế tạo trong hai năm trời bằng hợp chất silicon và các thiết bị điện tử, với chi phí 14,000 bảng Anh, người đẹp Aiko ở "tuổi 20s", có thân hình tuyệt mỹ (vòng đo 32, 23, 33), mái tóc nâu và khuôn mặt thanh tao - thể hiện sự "kết hợp giữa khoa học và mỹ thuật", theo lời tác giả họ Lê.

Là một thiên tài điện toán ở Brampton, Ontario, Lê Trung kể lại rằng anh đã dùng credit cards, bán chiếc xe, dốc hết số tiền tiết kiệm và vay thêm tiền để hoàn chỉnh cô nàng "robot". Kết quả là "bây giờ Aiko khá thông minh, biết phân biệt các khuôn mặt, hiểu và nói được 13,000 câu nói khác nhau bằng Anh ngữ và Nhật ngữ (thí dụ: "Trời mưa, che dù đi nhé"). Anh nói thêm: "Khi tôi cần kết toán sổ sách, Aiko ngồi cộng trừ nhân chia một cách rất kiên nhẫn và chẳng than phiền một tiếng nào".
Lê Trung cũng khoe là đôi khi anh lái xe đưa Aiko đi dạo chơi vùng quê Canada, và cô coi bản đồ, chỉ đường cho anh. Sau đó họ về nhà và ngồi vào bàn ăn, mặc dù Aiko không đói bụng bao giờ cả.

Trả lời phỏng vấn trên số báo The Sun ngày 16/12/2008, sau khi đưa cô "robot" ra trình làng trên YouTube, Lê Trung nói rõ là anh chế tạo Aiko hoàn toàn không với mục tiêu tình dục - "she’s NOT a sex machine, honest" - tuy rằng nhu liệu điện toán của Aiko có thể được điều chỉnh để tạo ra các phản ứng hoặc cảm quan như vậy.

Hiện Lê Trung đang đi tìm bảo trợ viên để giúp anh hoàn tất giai đoạn quan trọng nhất, đó là làm cho Aiko có thể bước đi được như người thật, lúc đó anh sẽ thực hiện các "bản sao" của cô người máy xinh đẹp này và tung ra thị trường cho thiên hạ mua về giúp việc nhà - "một nữ quản gia lý tưởng, không cần ăn uống, nghỉ ngơi, có thể làm việc gần như 24 giờ một ngày".


image

Trong khi chờ đợi, ngay bây giờ Aiko đã gây xôn xao trong giới khoa học nói riêng và dư luận nói chung. Lê Trung cho biết: "Thiên hạ có người thích cô, có người ghét cô, thậm chí có người nổi giận và kết tội tôi muốn đoạt quyền tạo hóa. Nhưng nói chung số người yêu thích vẫn nhiều hơn. Phụ nữ thường có mỹ cảm và muốn nói chuyện với Aiko. Còn mấy anh đàn ông thì cứ tìm cách đụng vào người cô, và vì Aiko khá nhạy cảm nên nếu họ bốc hốt bậy bạ, họ sẽ bị cô đập vào cánh tay kèm theo lời cảnh cáo "Tôi không thích bạn chạm vô ngực tôi".

* Tài liệu: The Sun magazine
* Chuyển ngữ: Đào Trường Phúc


Một Công Chúa cuối cùng của triều đại nhà Nguyễn đang sống ở South Florida

Cali Today News - Công Chúa Thi-Nga nói với phóng viên đài TV WPBF 25 News của Florida cô là ‘hậu duệ trực tiếp của Vua Gia Long, người lập ra triều Nguyễn hơn 200 năm về trước’
Sinh ra ở Saigon, cô Thi-Nga nói với đài này như sau: “Gia đình chúng tôi thật ra đã trị vì trong lịch sử VN từ những năm 1500”. Bị ép phải ra đi từ nhỏ, cô lớn lên ở Paris và hiện cống hiến thời gian cho UNESCO để giữ gìn một phần quá khứ của nền văn minh Việt.

image
 Chân dung Vua Gia Long. Photo courtesy: Internet

Cô trình bày ảnh chụp với Cựu Hoàng Bảo Đại trong clip video và cho biết một cuộc triễn lãm các trân châu bảo ngọc của gia đình họ Nguyễn sẽ sắp ra mắt trên nhiều quốc gia.

Năm 2010, Thi-Nga có mời Đức Dalai Lama tham gia một kỳ quyên góp để góp phần khôi phục Viện Department of Religious Studies tại Đại Học Florida International University.
Sau nhiều năm sống ở Châu Âu và New York, Thi-Nga quyết định đến sống ở South Florida. Cô vinh dự nhận Chìa Khóa Thành Phố của Miami Beach vì các công tác từ thiện của mình.
Cô nói: “Quả thật là người Mỹ thường biết đến Việt Nam qua thành ngữ ‘The Vietnam War’. Tôi muốn bày tỏ lòng tri ân đến các gia đình Hoa Kỳ và quân nhân Hoa Kỳ đã đến và giúp đỡ Việt Nam

Nói về đám cưới hôm qua của hoàng Tử William và Kate, cô Thi-Nga cho biết: “Cô Kate sẽ được chờ đợi làm nhiều điều. Nếu được huấn luyện chu đáo và hiểu biết các luật lệ lễ nghi, tôi nghĩ Kate sẽ hoàn thành nhiệm vụ”
Thi-Nga nói truyền thống triều đình VN là xin chúc hai trẻ yêu nhau ‘vạn mùa xuân hạnh phúc’. Thành ngữ VN, cô cho hay, ‘vạn xuân đồng nghĩa với sự vĩnh cửu’



1 comment:

  1. Tôi đề nghị Việt Nam nên có Nữ hoàng hoặc Hoàng đế như bên Anh quốc.

    ReplyDelete

Note: Only a member of this blog may post a comment.