Hình minh họa
BaoMai
Hôm vừa rồi, xem một phim Viêt
Xếp bàn giấy, Xếp ở sở chứ có phải cha mẹ đâu? Vừa phải thôi chứ? Nếu cô làm Xếp ở Mỹ mà la lối như vậy, thì cô nghỉ trước nhân viên và còn có thể bị đưa ra Tòa về tội “lạm dụng quyền hạn” (power abuse) hoặc “quấy nhiễu” (harassment) nếu có thể chứng minh là cô Xếp này luôn có thái độ như thế với nhân viên. Nhưng nghĩ đi rồi cũng nghĩ lại, ở Mỹ cũng rứa. Tuy không có màn la hét, nhưng một khi quý bà mà làm Xếp thì thiệt là cơ khổ cho những thằng đàn ông kém may mắn.
Qua Mỹ trên hai chục năm, tôi đã phải đổi sở nhiều lần, đa số trong những lần ấy, là tôi có sự đụng chạm với bà Xếp, nên tự ý nghỉ việc, hoặc bị.. đuổi! Hỏi thăm bạn bè, ai cũng đồng ý với tôi là làm việc dưới quyền một bà Xếp thì hên xui may rủi, may thì gặp một bà Xếp đã tốt thì rất tốt, xui thì gặp một bà có tính khí như bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông, chưa kể gặp bà ác ôn như Điêu Thuyền thì tàn đời, trừ khi người làm biết “Nhẫn” công phu.
Kể sơ sơ cho bà con nghe vài trường hợp điển hình của tôi nhé. Khi tôi làm việc cho một cơ quan chính phủ cấp Tiểu Bang, với một chức vụ cũng khá oai, tôi bị một bà Xếp “đì” gần sói trán, phải chiến đấu mãi mới sống sót. Bà Xếp này là một người da trắng to lớn, với những bộ phận thật là khiêu khích từ đằng trước ra đằng sau. Bả đã làm Xếp trên 22 năm rồi, nên lúc nào cũng kiêu hãnh về thời gian làm việc của mình. Bả cũng hay nhắc đến cái bằng cấp của mình đã tậu được từ cả chục năm trước như một cái vốn quý giá khiến cho mọi người phải nể phục. Vì thế mà cả khu vực (section) tôi làm việc, gồm trên hai chục mạng, ai cũng răm rắp tuân theo chỉ thị của bà, không dám ho he. Đến ngày sinh nhật của Bả, mọi người cuống quýt mua đồ tặng. Riêng cá nhân tôi, vì mới vào làm việc được hơn nửa năm, lại quan niệm rằng dù gì mình cũng từng làm Sĩ Quan Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa, khi còn quân ngũ chưa biết kiếm điểm với ai, nay lại chẳng có lý do gì mà nịnh bả, cho nên tôi tỉnh queo, không mua tặng cái gì hết. Tới buổi sinh hoạt, toàn bộ nhân viên dưới quyền của bả thi nhau dâng quà lên. Bả nhận từng món, cười hi hí, rồi bỏ quà vào một cái rổ to. Khi không còn ai dâng lên nữa, bà thấy thiếu thằng tôi, nên nhìn thẳng vào mặt tôi, khó chịu. Từ đó, bả kiếm cớ gây chuyện với tôi, hành hạ tôi thì đúng hơn.
Hình minh họa
Bả ngồi cách tôi khoảng 10 mét, suốt ngày dùng “compiutơ” của bà để giám sát tôi và chỉ một mình tôi thôi. Tôi biết thế vì mỗi khi tôi vừa đánh sai một chữ trên màn hình của tôi, thì bả đã nhẩy đến liền, chỉ vào lỗi của tôi mà giũa! Vì công việc của tôi là 100% là làm với compiutơ, nên bả có thể điều khiển và theo dõi mọi hoạt động của tôi từ chính cái máy của bả, y như phương pháp “cách không điểm huyệt” ấy. Đáng lý ra, bả phải đợi tôi duyệt lại (review) trước khi chính thức gửi công việc tôi đi, rồi nếu tôi sai phạm thì lúc ấy mới có thể “giũa” tôi, nhưng đàng này, vì muốn “chơi” tôi, nên không chờ tôi duyệt lại đã chỉnh tôi rồi!
Có khi bả đứng chằm chằm đằng sau lưng tôi, thở phì phò vào lỗ tai tôi, làm tôi nhột không thể tập trung làm việc được.
Tôi biết bà này có ý định “chơi” tôi, nên tôi cũng chuẩn bị “chơi” lại bằng cách cứ đến giờ “nghỉ xả hơi” (break) là tôi ghi vào sổ tay toàn bộ những lời bả giũa tôi, về vụ việc nào, ngày nào, giờ nào, và thái độ bà ra sao. Tất cả các vụ việc có tính hành hạ (harassment) như thế được tôi ghi chép cẩn thận, nhưng tôi không hề cãi lại một lời nào! Tôi cứ lặng thinh, lắng nghe, gật đầu và “thưa bà, vâng” (yes, ma’am!).
Tôi biết bà này có ý định “chơi” tôi, nên tôi cũng chuẩn bị “chơi” lại bằng cách cứ đến giờ “nghỉ xả hơi” (break) là tôi ghi vào sổ tay toàn bộ những lời bả giũa tôi, về vụ việc nào, ngày nào, giờ nào, và thái độ bà ra sao. Tất cả các vụ việc có tính hành hạ (harassment) như thế được tôi ghi chép cẩn thận, nhưng tôi không hề cãi lại một lời nào! Tôi cứ lặng thinh, lắng nghe, gật đầu và “thưa bà, vâng” (yes, ma’am!).
Tuy thái độ của tôi rất “ngoan”, nhưng bà Xếp kia vẫn nung nấu ý định phải đuổi tôi cho bằng được nên mỗi ngày bả lại kiếm thêm một chuyện mới để rầy rà tôi, dần dần bả nói thẳng cho tôi biết là bả sẽ đuổi tôi! Tôi vẫn chẳng nói gì mà chỉ mím môi lại nhìn thẳng vào mặt bả. Thấy tôi tỉnh bơ như ruồi, bả tức lồng lộn lên, chờ đến đúng một năm, ngày mà bà phải làm cuộc “duyệt xét” tôi, bả thông báo thẳng cho tôi là không những không lên lương mà bả đuổi tôi vào đầu tuần tới. Tôi vẫn gật đầu “Dét, mem” rồi đi ra, tới thẳng bàn giấy của tôi, mở hộp thư ra, gửi thẳng một lá thư cho bà Tổng giám Đốc, yêu cầu cho tôi gặp mặt gấp! Sau đó, tôi viết một lá thư ngắn nhưng kèm theo tất cả các diễn tiến mà bả hành hạ tôi từ một năm nay.
Đến buổi trưa, tôi nhận được thư trả lời của bà Tổng Giám Đốc, mời tôi lên gặp. Tôi vào, và đưa thẳng lá thư cùng các chứng từ chứng minh. Bả Tổng đọc xong thư của tôi thì run bắn lên, đưa trả lại lá thư của tôi và lắp bắp nói:
-Anh viết ngay một hàng vào cuối lá thư này xác nhận là “không thưa kiện Tiểu bang về vụ này mà chỉ muốn giải quyết nội bộ” thì tôi sẽ giải quyết ngay cho anh!
Tôi cười:
-Vâng, tôi chỉ muốn yên lành làm việc thôi.
Rồi tôi viết theo ý bà Tổng, rồi ký tên cho yên lòng bả Tổng vì bả biết là nếu mà tôi dựa vào các sự kiện kia mà thưa Tiểu Bang ra Tòa thì rắc rối to, Tiểu bang phải bồi thường tôi khủng khiếp, vì tôi sẽ kiện với lý do “sự hành hạ mà bà Xếp của tôi đã đưa đến cho tôi căn bệnh mất ngủ, hồi hộp, lo lắng, mất ăn, và dần dần đưa đến bệnh thần kinh nặng, khó chữa…vân vân”. Do đó, bả Tổng phải giải quyết ngay lập tức trước khi vụ việc trở nên to tát. Sau khi tôi ký xong, thì bả Tổng cho triệu tập các phiên họp nội các liên tu bất tận, sáng nào cũng họp cho đến chiều. Họ phải điều tra thật kỹ, dựa vào các điều mà tôi tố cáo xem có đúng không trước khi quyết định vì số phận của một nhân viên Tiểu Bang không nhỏ.
Vài ngày sau, bả Tổng mời tôi đến và hỏi tôi muốn gì. Tôi muốn được đổi sang bộ phận khác, không làm việc dưới quyền bà Xếp cũ nữa. Bà Tổng cho tôi biết là bà Xếp của tôi cũng được điều đi chỗ khác rồi, nhưng bả cũng chiều theo tôi, mà cho tôi chọn nơi làm việc. Thiệt là trúng số! Tôi chọn ngay một chỗ làm nhàn nhất, thoải mái nhất dưới quyền một anh đã từng là Sĩ Quan Bộ Binh Hoa Kỳ.
Anh này thấy tôi từng là Sĩ quan mà cao cấp hơn anh, nên anh có thái độ rất cung kính. Nhất là anh biết tôi mới thắng một trận to với đồng nghiệp của anh! Từ đó tôi làm việc lên như diều, được khen thưởng lia chia, được cả phóng viên của Bộ từ Sacramento xuống phỏng vấn và được chụp hình, đăng báo với hàng tít lớn “Một Nhân Viên làm được những công tác mà kẻ khác không làm được!”
Như thế trong vụ này, một bà Xếp Chúa là bà Chằng Tinh Gấu Ngựa, trong khi bà kia lại là bà Tiên biết điều lắm lắm. Tuy nhiên, một năm sau, tôi xin nghỉ vì lý do đi làm xa quá, mỗi ngày tôi phải lái xe vừa đi vừa về là bốn tiếng đồng hồ, nếu không kẹt xe. Nếu kẹt thì có thể trên năm tiếng như chơi. Bà Tổng tiếc tôi lắm, bà đề nghị cho tôi nghỉ không lương 6 tháng, rồi suy nghĩ lại, nếu tiếp tục, lại trở vào làm việc. Tôi cám ơn bà nhưng không thể làm tiếp được nữa, tôi ớn lái xe chầm chậm dài dằng dặc 4,5 tiếng đồng hồ.
Tôi xin đi dậy học và cũng lại được điều về một trường trung học có bà Hiệu Trưởng! Được đúng nửa năm, tôi lại nghỉ! Số là bà Hiệu Trưởng người Mễ này chỉ bênh người Mễ mà kỳ thị An Nam Mít như tôi. Trong lớp tôi, có một con bé Mễ ngồi bàn đầu nhưng chuyên quay xuống nói chuyện với bạn. Tôi nói nhỏ nhẹ với em vài lần rồi là không được làm như thế! Em nghe tai trái rồi bỏ qua tai phải. Chứng nào tật ấy. Hôm ấy, tôi đang giảng Toán cho lớp, thì em lại nói chuyện, lần này, em đứng hẳn lên, quay người nói léo nhéo với bạn. Tôi bực quá, mới cao giọng hẳn lên như gắt: “Ngồi Xuống!” (Sit Down!) Em bé ngồi xuống, rồi về nhà méc mẹ. Mẹ em nói với bà Hiệu Trưởng thế nào mà câu nói của tôi “ngồi xuống” (Sit Down!) biến thành “con bò cái! (Heh! Cow!).
Hình minh họa
Ba bữa sau, mới 6 giờ sáng mà bà Giám Đốc Học Khu gọi tôi ở nhà, khi đang sửa soạn đến trường, cho tôi biết như thế! Tôi giận quá, phóng thẳng đến trường, và yêu cầu bà Hiệu trưởng cho gặp. Bả Mễ cà chớn này bắt tôi chờ hơn 1 tiếng đồng hồ, mới cho gặp. Tôi nói lại câu chuyện và đề nghị cho tôi gặp em học sinh nào tố cáo tôi như thế. Bà Hiệu Trưởng nhất định không cho đối chất, và cứ khăng khăng bắt lỗi tôi tại sao tôi lại gọi học trò là “hê! Con bò cái!” Tôi cương quyết không nhận lỗi và chỉ đòi chuyện công bằng là được gặp người tố cáo, nếu người kia không chịu gặp tôi, thì là nói láo! Bà Mễ cà chớn này không chịu, thế là tôi đứng dậy, nói là “tôi nghỉ dậy từ ngày hôm nay!” rồi ra về. Tôi trở thành “mất dậy” từ ngày ấy.
Một thời gian sau, tôi lại đi làm và lần này làm việc dưới quyền một bà Xếp người Việt mình! Mới đầu, tưởng bở là sẽ có nơi làm việc tốt có thể phát huy hết khả năng của mình để phục vụ mọi người, nhất là số người Việt chịu ảnh hưởng của chương trình này rất đông. Bà Xếp này, tạm gọi là bà Điêu Thuyền, vì tính nết y chang, khi cần thì ỏn ẻn, khi không cần thì dựng lông mày, trợn mắt, nói những câu không ra đầu đuôi gì. Ngày đầu đến làm việc, bả mừng rơn, vì đã từng biết tôi từ khuya. Bả tâm sự là thật ra bả muốn đi làm Mục Sư cơ, bả có bằng Cao Học về Cố Vấn (M. B, Counseling), bả muốn phục vụ Chúa, nhưng đường đời nổi trôi, đẩy bà tới chỗ này. Được tôi là phụ tá, bả vui lắm, và sẽ nhường vị trí quản trị (managing) cho tôi, còn bả sẽ lo viêc giao tế, kiếm thêm nguồn lợi cho chương trình (Marketing). Tôi chỉ ậm ừ, không nói nhiều, vì đã có kinh nghiệm với mấy bà Xếp Xuân, Hạ, Thu, Đông rồi, tuy trong lòng cũng vui.
Hình minh họa
Đến kỳ họp đầu tiên với toàn bộ nhân viên, gần 30 mạng, có sự chứng kiến của ông Giám Đốc khu vực, bả long trọng tuyên bố với toàn thể là “bắt đầu từ đây, ông X. này sẽ lo quản trị nội bộ, còn tui sẽ đi làm Marketing mà thôi. Mọi việc điều hành, là một tay ông X.”. Thiên hạ vỗ tay rào rào, vì họ đã biết khả năng điều hành èo uột của bà này rồi. Bả coi văn phòng như cái sân sau nhà bà, muốn làm cái gì thì làm, muốn cho bao nhiêu người nghỉ Vacation một lúc cũng được, muốn bắt ai làm quá giờ (overtime) thì bắt, muốn đuổi ai thì đuổi. Nhưng vì kém khả năng, hay làm bậy, nên nhân viên cự nự bả hoài. Nhiều lần, nhân viên xỉa tay vào mặt bả, cự cãi um sùm. Bả không cãi lại, nên im lặng rồi tìm cách cho người đó “de” bất ngờ. Chỉ trong khoảng 7 tháng tôi làm việc ở đó, bả cho de 5 người, trong đó có.. tôi!
Lỗi năng nhất của tôi là tin người và yêu đời. Ngoài ra lại có tính “thẳng ruột ngựa” của một Sĩ Quan, nên làm việc hùng hục, không để ý đến việc làm của mình ảnh hưởng đến uy tín của bả. Vì tin rằng bả muốn tôi quản trị cho tốt, nên sau một vài tuần nhận xét, tôi thay đổi tùm lum, từ các mẫu giấy tờ (form), đến giờ giấc, các mục tiêu làm việc cũng như quan hệ của các nhân viên với nhau. Tôi lo lắng cho quyền lợi của nhân viên, vừa khuyến khích bằng các phần thưởng vừa giải quyết những cách làm việc lấy lệ của họ từ trước tới giờ. Ai hay phàn nàn, khiếu nại thì tôi lắng nghe rồi nhẹ nhàng giải thích. Ai có khó khăn riêng, tôi lo hỗ trợ. Bất cứ khi nào nghe nói có trở ngại ở đâu đó, là tôi phóng chân đến ngay, lắng nghe rồi giải quyết. Tôi còn giúp bảo vệ bả giải quyết rất nhiều vụ rắc rối của bà, nếu không có tôi, thì bả đã tan hàng vì lầm lỗi nặng. Ngoài ra, tôi đã làm hết khả năng giao tế của tôi để cho danh tiếng của chương trình phục vụ này được nhiều người, nhiều cấp giới chức từ Liên bang, Tiểu Bang, đến thị xã biết đến.
Lỗi năng nhất của tôi là tin người và yêu đời. Ngoài ra lại có tính “thẳng ruột ngựa” của một Sĩ Quan, nên làm việc hùng hục, không để ý đến việc làm của mình ảnh hưởng đến uy tín của bả. Vì tin rằng bả muốn tôi quản trị cho tốt, nên sau một vài tuần nhận xét, tôi thay đổi tùm lum, từ các mẫu giấy tờ (form), đến giờ giấc, các mục tiêu làm việc cũng như quan hệ của các nhân viên với nhau. Tôi lo lắng cho quyền lợi của nhân viên, vừa khuyến khích bằng các phần thưởng vừa giải quyết những cách làm việc lấy lệ của họ từ trước tới giờ. Ai hay phàn nàn, khiếu nại thì tôi lắng nghe rồi nhẹ nhàng giải thích. Ai có khó khăn riêng, tôi lo hỗ trợ. Bất cứ khi nào nghe nói có trở ngại ở đâu đó, là tôi phóng chân đến ngay, lắng nghe rồi giải quyết. Tôi còn giúp bảo vệ bả giải quyết rất nhiều vụ rắc rối của bà, nếu không có tôi, thì bả đã tan hàng vì lầm lỗi nặng. Ngoài ra, tôi đã làm hết khả năng giao tế của tôi để cho danh tiếng của chương trình phục vụ này được nhiều người, nhiều cấp giới chức từ Liên bang, Tiểu Bang, đến thị xã biết đến.
Hình minh họa
Mới đầu thì bả Điêu Thuyền khoái chí, cử ỏn ẻn khen tôi hoài. Nhưng sau khi mà việc làm của tôi được ông Tổng giám Đốc chú ý, khen ngợi trực tiếp thì bả đổi “tông”, từ tông “Mi” bả chuyển sang tông “La”. Bả bắt đầu la tôi trước mặt người khác khi bả để quên tài liệu ở đâu đó, kiếm không ra, thì bả đổ thừa cho tôi! Bà còn cố tình quậy (harass) tôi bằng cách làm tôi mất mặt như trong một dịp lễ, tôi có phát bẳng khen cho các nhân viên, bả la lối lớn tiếng “làm mau lên!” (hurry up! Hurry up!) làm mọi người ngạc nhiên và phải chạy có cờ! Khi có phóng viên tới chụp hình tôi, thì bả chạy lại chắn trước mặt! Tôi hơi bực mình nhưng ráng nhịn, bỏ đi chỗ khác.
Như thường lệ, tôi vẫn là người huấn luyện hàng tháng (training). Mấy tháng đầu tiên, bả im lặng chờ tôi nói xong, mới phát biểu. Sau này, trong khi tôi đang giảng, bả nhẩy vào, hoa chân múa tay, chặn họng tôi, nói linh tinh lang tang. Tuy thấy viêc làm của mình bị xâm phạm thô bạo, tôi vẫn cứ giữ im lặng, né tránh. Hồi trước, mỗi lần bả nhờ tôi viết báo cáo, bả đều cười mím chi: “Anh viết chuyên nghiệp rồi, sửa giùm tờ báo cáo này nhé! Cám ơn trước nhe!” Sau này, quen lệ, hễ thấy bà viết sai văn phạm thì tôi sửa liền vì trình độ viết tiếng Anh của bả chỉ nhỉnh hơn ESL 5 một chút. Đột nhiên, một hôm bả đùng đùng vào phòng tôi, la lối: “Ai nhờ anh sửa Anh văn của tôi thế? Tôi chỉ nhờ anh đọc rồi góp ý thôi!” Tôi nhún vai, xin lỗi. “OK! Nếu không muốn tôi sửa thì đừng đưa sang tôi nữa! Tôi vẫn tưởng là bà muốn tôi sửa như trước.”
Từ đó, tôi không thèm sửa văn của bà nữa, và tưởng rằng thế là thôi, nhưng câu chuyện không ngừng ở đó. Một hôm bả gọi tôi vào phòng bả, biểu tôi phải đi tìm nguồn lợi cho sở (Marketing). Tôi ngạc nhiên hỏi: “Ủa, sao hồi trước, bà long trọng giới thiệu tôi là chỉ lo quản trị còn việc đi làm Marketing là phần bà?” Bả gằn giọng, nói y hệt như câu của ông Thiệu: “đừng nghe những gì Cộng Sản nói…”, nói bằng tiếng Anh: “Đừng tin những gì xếp nói! Chuyện đó xưa rồi, cái gì của quá khứ là quá khứ!” (Don’t ever believe in what boss says! What happened yesterday is yesterday!) Tôi lại nhún vai, OK! Nếu muốn vậy thì tôi làm vậy.
Từ đó, tôi không thèm sửa văn của bà nữa, và tưởng rằng thế là thôi, nhưng câu chuyện không ngừng ở đó. Một hôm bả gọi tôi vào phòng bả, biểu tôi phải đi tìm nguồn lợi cho sở (Marketing). Tôi ngạc nhiên hỏi: “Ủa, sao hồi trước, bà long trọng giới thiệu tôi là chỉ lo quản trị còn việc đi làm Marketing là phần bà?” Bả gằn giọng, nói y hệt như câu của ông Thiệu: “đừng nghe những gì Cộng Sản nói…”, nói bằng tiếng Anh: “Đừng tin những gì xếp nói! Chuyện đó xưa rồi, cái gì của quá khứ là quá khứ!” (Don’t ever believe in what boss says! What happened yesterday is yesterday!) Tôi lại nhún vai, OK! Nếu muốn vậy thì tôi làm vậy.
Tôi bắt đầu đi tìm nguồn lợi cho Sở và kiếm được vài nguồn, đủ theo yêu cầu. Tưởng vậy là yên thân, nhưng xếp tôi vẫn không chịu vì một khi người đàn bà đã có chủ trương thì họ theo đến cùng, bất chấp mọi thủ đoạn. Bả đã muốn tôi ra đi, để bảo vệ cái chỗ ngồi của bả có thể bị lung lay thì bả nhất định phải cho tôi ra đi. Tôi làm việc gấp ba lần bả, được mọi nhân viên quý mến, được Xếp Chúa từ trên cao khen ngợi trực tiếp (Xếp Chúa từng nói: “Chúng tôi may mắn có được anh ở đây giúp sức”), để tôi ở lại, bả không yên tâm. Sau khi tôi được khen, đã ba lần, bả nói với tôi, nửa đùa nửa thật: “Bao giờ thì anh đuổi tôi đây?” Trời đất! Tôi phải xác nhận đi, xác nhận lại là tôi chỉ muốn làm phụ tá cho bả thôi, không có ý định gì hết, bả vẫn không tin. Từ lúc ấy, tôi có linh cảm là bả muốn đuổi tôi đi cho khuất mắt. Thực ra, linh cảm này đã lờ mờ xuất hiện từ trước đó vài tháng, sau khi tôi không đồng ý đuổi bốn nhân viên khác, chỉ vì một sơ xuất nhỏ. Mỗi khi bả bảo tôi ký tên vào giấy đuổi việc, tôi luôn từ chối: “Bà muốn đuổi thì bà ký lấy. Tôi chỉ muốn cảnh cáo mà thôi.” Bả nhăn mặt, khó chịu. Tôi mặc kệ, lương tâm tôi không cho phép. Chỉ nghĩ đến làm một gia đình điêu đứng vì mất việc, trái tim tôi đã muốn nứt ra rồi, làm sao có chuyện tôi ký trên tờ giấy đó?
Hình minh họa
Thế rồi, đúng như tôi tiên liệu. “Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh…” Bả dẫn người chủ nhiệm phòng nhân sự vào gặp tôi và nói một câu lạnh lùng: “Ông X.! Liên hệ của ông với cơ quan đã chấm dứt! Ông nên lấy hết đồ đạc của ông mà ra đi!” Tôi chỉ hơi ngạc nhiên chút chút. Ngày chờ đợi đã đến. Tôi cười, nhún vai, và chỉ hỏi: “Lý do gì mà bà đuổi tôi?” Bả lắp bắp: “Ông từ chối không thi hành lệnh cấp trên!” “Lệnh chi vậy?” Bả lại lắp bắp: “Ông …. Ông..” Tôi gạt tay: “Thôi khỏi lắp bắp nữa! Tôi biết từ khuya rồi!”
Sau đó, tôi đứng dậy, lấy hết đồ đạc, rồi chào từng người trong văn phòng, ra xe. Bà chủ sự phòng nhân viên buồn bã đưa tôi tờ thông tin về sự xin tiền thất nghiệp, nói tôi làm thủ tục xin đi. Tôi cám ơn, đút túi và “bai, bai” con người Điêu Thuyền kia. Làm việc dưới quyền bà này cũng nhức đầu kinh khủng vì cứ phải đóng kịch “dốt” hơn bà thì mới yên.
Điều ác độc của bà Điêu Thuyền này không dừng ở đó. Thôi, thì xin tiền thất nghiệp vậy! Ai dè, sau khi đơn của tôi gửi đi, Bộ Nhân Dụng gửi thư trả lời từ chối với lý do tôi “sai trái, và từ chối không chịu tuân lệnh cấp trên!”. Con người lúc nào cũng nói chuyện đạo đức, có tham vọng làm Mục sư này, đã làm hết khả năng nhỏ bé của mình để hại người đến tận cùng.
Điều ác độc của bà Điêu Thuyền này không dừng ở đó. Thôi, thì xin tiền thất nghiệp vậy! Ai dè, sau khi đơn của tôi gửi đi, Bộ Nhân Dụng gửi thư trả lời từ chối với lý do tôi “sai trái, và từ chối không chịu tuân lệnh cấp trên!”. Con người lúc nào cũng nói chuyện đạo đức, có tham vọng làm Mục sư này, đã làm hết khả năng nhỏ bé của mình để hại người đến tận cùng.
Thôi thì đành viết bài báo này, nhằm giúp cảnh giác quý vị đi làm, nhất là quý ông cựu sĩ quan, cựu công chức Việt, khi đi làm dưới quyền mấy bà Xếp thì liệu co cụm lại, thu hình, núp bóng, dạ vâng, vâng dạ luôn miệng, chỉ đâu đánh đó, và nếu có thể thì tìm cách làm vẻ vang cho bà Xếp mà không nhận công lao thì sẽ không phải lâm vào cảnh “bẩy nghề” như tôi.
Người họ Lỗ
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.