BaoMai
Tuần vừa qua, cái tên của bác sĩ Philipp Rosler, 38 tuổi và là một lãnh tụ chính trị Đức đã trở thành cái tên quen thuộc trên nhiều trang báo thế giới, khi chính thức được đề nghị trở thành Chủ Tịch Đảng Dân Chủ Tự Do (FDP) tại Đức, kiêm sẽ là Phó Thủ Tướng Đức.
Sinh tại Việt Nam, là con nuôi của một gia đình người Đức khi chưa tròn tuổi và leo đến bậc thang chính trị cao nhất mà một người gốc Á Đông có thể đạt được tại Đức hay Châu Âu nói chung, con đường chính trị của Philipp Rosler ắt có đôi điều khác biệt.
Khuôn mặt nho nhã, trí thức của người trung niên Á Đông - Bác sĩ Philipp Rosler, Bộ trưởng Y Tế Đức, ngày càng trở nên quen thuộc và được mến mộ với người dân Đức. Sự trẻ trung, phong cách và các bài nói chuyện thu hút, một tài năng chính trị ... đã từng bước đưa Philipp Rosler đi lên những bậc thang cao hơn và những sự ủng hộ lan rộng.
Đây là một điều khá hiếm hoi và lạ lẫm trong suy nghĩ và truyền thống của nước Đức, khi người dân Đức từng tự hào họ là một giống dân “siêu chủng”, sinh ra để thống lãnh thế giới với hai cuộc đại chiến thế giới. Chính vì vậy mà con đường để Bác sĩ Philipp Rosler, một thanh niên mang giòng máu Việt trở thành một chính trị gia, một tân lãnh tụ của nước Đức, có lẽ phải khó khăn gấp bội lần so với một người Đức xuất chúng khác.
Đây là một điều khá hiếm hoi và lạ lẫm trong suy nghĩ và truyền thống của nước Đức, khi người dân Đức từng tự hào họ là một giống dân “siêu chủng”, sinh ra để thống lãnh thế giới với hai cuộc đại chiến thế giới. Chính vì vậy mà con đường để Bác sĩ Philipp Rosler, một thanh niên mang giòng máu Việt trở thành một chính trị gia, một tân lãnh tụ của nước Đức, có lẽ phải khó khăn gấp bội lần so với một người Đức xuất chúng khác.
Philipp Rosler, tân lãnh tụ Đảng FDP
Sinh năm 1973 tại một tỉnh miền Tây tại VN theo như giấy tờ, bác sĩ Philipp Rosler mồ côi cha mẹ và sống tại một trại mồ côi công giáo gần Sài Gòn. Anh được một gia đình người Đức nhận làm con nuôi và đưa về Đức, khi chỉ vừa 9 tháng tuổi. Bắt đầu từ đây, trong nhân dạng một đứa trẻ Á Châu, Philipp thừa hưởng một môi trường, văn hoá và nền giáo dục như một người Đức chính gốc, tách biệt với tất cả liên hệ gì đến VN, ngay cả tông tích về cha mẹ ruột hay nguồn cội của mình.
Báo chí Đức vẫn hay đặt các câu hỏi về lai lịch của anh, và có lần anh trả lời rằng có lẽ cha mẹ anh đã chết trong thời ly loạn chiến tranh và người ta đã đưa anh vào trại mồ côi. Sau khi hoàn tất bậc trung học năm 1992, anh gia nhập quân đội Đức để được huấn luyện thành một quân y sĩ cứu thương và sau dó chọn hẳn con đường huấn luyện trở thành bác sĩ quân y về nhãn khoa, phục vụ cho quân đội Đức. Anh lấy vợ là một bác sĩ người Đức và có hai con nhỏ, được coi là một gia đình công giáo khuôn mẫu.
Con đường chính trị của anh không phải là sự ngẫu nhiên qua đêm, mà cả một chặng đường dài từ ngay sau khi tốt nghiệp bậc trung học. Năm 19 tuổi, anh gia nhập Đảng FDP, một đảng chính trị cấp tiến của giới trung lưu tại tiểu bang Niedersachsen. Chỉ sau 4 năm hoạt động, anh trở thành thành viên Ban Chấp Hành FDP địa phương và đến 27 tuổi, anh trở thành Tổng thư ký FDP tại tiểu bang Niedersachsen.
Đến năm 2005, tức chỉ 32 tuổi, anh chính thức nhận lãnh chức vụ Chủ Tịch Đảng FDP Niedersachsen, được xem như một ngôi sao mới của Đảng FDP Liên bang trong khi các đảng phái khác, với định kiến có sẵn đã cười ngạo về vóc dáng và nghi ngờ khả năng của người thanh niên gốc Á này, một “hạt mầm lãnh tụ” của đảng FDP. Sự hùng biện, ý tưởng sắc bén, ngôn từ cuốn hút và dí dỏm, đó là một điểm mạnh của người chính trị gia trẻ tuổi đang lên được giới truyền thông nhìn nhận.
Nên tại đại hội Đảng FDP Liên Bang năm 2007, sau bài phát biểu tạo ấn tượng mạnh trước các đảng viên, Phillip được bầu vào Ban Chấp Hành FDP Trung Ương với hầu hết tín nhiệm. Đảng FDP là một đảng tranh đấu cho quyền tự do của người dân và kinh tế, được sự ủng hộ của giới trung lưu, trí thức nên những thành viên chủ chốt của đảng được sự tín nhiệm của cử tri ủng hộ, nên uy tín của bác sĩ Philipp Rosler càng tăng cao. Một năm sau, Philipp Rosler tuyên thệ trở thành Bộ trưởng Kinh Tế - Lao Động - Giao Thông kiêm Phó Thống Đốc tiểu bang Niedersachsen.
Báo chí Đức vẫn hay đặt các câu hỏi về lai lịch của anh, và có lần anh trả lời rằng có lẽ cha mẹ anh đã chết trong thời ly loạn chiến tranh và người ta đã đưa anh vào trại mồ côi. Sau khi hoàn tất bậc trung học năm 1992, anh gia nhập quân đội Đức để được huấn luyện thành một quân y sĩ cứu thương và sau dó chọn hẳn con đường huấn luyện trở thành bác sĩ quân y về nhãn khoa, phục vụ cho quân đội Đức. Anh lấy vợ là một bác sĩ người Đức và có hai con nhỏ, được coi là một gia đình công giáo khuôn mẫu.
Con đường chính trị của anh không phải là sự ngẫu nhiên qua đêm, mà cả một chặng đường dài từ ngay sau khi tốt nghiệp bậc trung học. Năm 19 tuổi, anh gia nhập Đảng FDP, một đảng chính trị cấp tiến của giới trung lưu tại tiểu bang Niedersachsen. Chỉ sau 4 năm hoạt động, anh trở thành thành viên Ban Chấp Hành FDP địa phương và đến 27 tuổi, anh trở thành Tổng thư ký FDP tại tiểu bang Niedersachsen.
Đến năm 2005, tức chỉ 32 tuổi, anh chính thức nhận lãnh chức vụ Chủ Tịch Đảng FDP Niedersachsen, được xem như một ngôi sao mới của Đảng FDP Liên bang trong khi các đảng phái khác, với định kiến có sẵn đã cười ngạo về vóc dáng và nghi ngờ khả năng của người thanh niên gốc Á này, một “hạt mầm lãnh tụ” của đảng FDP. Sự hùng biện, ý tưởng sắc bén, ngôn từ cuốn hút và dí dỏm, đó là một điểm mạnh của người chính trị gia trẻ tuổi đang lên được giới truyền thông nhìn nhận.
Nên tại đại hội Đảng FDP Liên Bang năm 2007, sau bài phát biểu tạo ấn tượng mạnh trước các đảng viên, Phillip được bầu vào Ban Chấp Hành FDP Trung Ương với hầu hết tín nhiệm. Đảng FDP là một đảng tranh đấu cho quyền tự do của người dân và kinh tế, được sự ủng hộ của giới trung lưu, trí thức nên những thành viên chủ chốt của đảng được sự tín nhiệm của cử tri ủng hộ, nên uy tín của bác sĩ Philipp Rosler càng tăng cao. Một năm sau, Philipp Rosler tuyên thệ trở thành Bộ trưởng Kinh Tế - Lao Động - Giao Thông kiêm Phó Thống Đốc tiểu bang Niedersachsen.
Philipp Rosler cùng vợ Weibke và hai con gái song sinh trong đời thường
Tháng 10 năm 2009, anh trở thành Bộ Trưởng Y Tế Liên Bang Đức trong nội các nữ Thủ Tướng Angela Merkel, con đường mở ra viễn ảnh trở thành tân lãnh tụ của Đảng Dân Chủ Tự Do, kiêm Phó Thủ Tướng Đức trong tuần qua.
Con đường chính trị liên tục và đầy thành công của người thanh niên gốc Việt quả đáng ngưỡng mộ, khi anh chinh phục được sự tín nhiệm của đa số đảng viên FDP. Nhưng trên mục bình luận của tạp chí Economist tuần qua, tạp chí cũng nêu lên thử thách và bản lĩnh của tân lãnh tụ trẻ tuổi để vực dậy uy tín và trọng lượng của FDP, khi đang bị giảm sút khối cử tri chung.
Sự sa sút này bị đổ lỗi cho thủ lãnh tiền nhiệm, kiêm Ngoại trưởng Đức và Phó Thủ Tướng Đức đồng tính là Guido Westerwelle trong hàng chục năm qua. Tân chủ tịch Philipp Rosler là đại diện cho một thế hệ trẻ mới, không có sự quan hệ hay theo đường hướng của lớp lãnh tụ Đức sau Đệ Nhị Thế Chiến cho đến giai đọan cuối của cuộc Chiến Tranh Lạnh. Họ có những cái nhìn cấp tiến, tự do và ứng biến hơn với chính sách chính trị và đường hướng xã hội.
Philipp Rosler, Bộ trưởng Y tế trong một phiên họp hàng tuần của nội các chính phủ
Nhiệm vụ mới đầy khó khăn của thủ lãnh Philipp Rosler là mang một sinh khí và sự ủng hộ của đa số cử tri trong cuộc bầu cử liên bang 2013, khi đã từng một thời hùng mạnh với khoảng 15% số phiếu chung. Liệu anh có đủ bản lãnh trong vai trò này không, vẫn là câu chuyện phía trước, khi báo chí nhận xét anh rất nhã nhặn và thân thiện, quá “hiền” cho một vai trò đòi hỏi sự gai góc.
Philipp Rosler, Thủ tướng Angela Merkel, Phó Thủ tướng Guido Westerwelle và Bộ trưởng Giáo dục Annette Schavan
Thêm vào đó, trong trọng trách một Bộ Trưởng Y Tế kiêm sẽ là Phó Thủ Tướng Đức theo thoả ước liên hiệp đảng phái - thủ lãnh FDP sẽ là Phó Thủ Tướng trong nội các đương nhiệm, bác sĩ Philipp Rosler sẽ còn nhiều thử thách khi cùng nữ Thủ Tướng Angela Merkel hoạch định những chính sách đối nội và đối ngoại chung cho nước Đức.
Philipp Rosler cánh tay mặt của Thủ tướng Angela Merkel
Với khoảng 80 triệu dân, Đức từng là một trung tâm quyền lực về chính trị - quân sự thế giới tại Châu Âu, cũng như một thời được coi là nhà tiên phong trong khoa học và nhiều kỹ nghệ, đặc biệt trong kỷ nguyên cơ khí. Nhưng nước Đức đã khá lặng lẽ từ sau thất bại Đệ Nhị Thế Chiến. Dù là một quốc gia Châu Âu ít bị ảnh hưởng nhất trong các đợt suy thoái vừa qua, mục tiêu của Đức được nói tới trong các năm qua, vẫn là sự tái lập quyền lực và ảnh hưởng của mình tại Châu Âu và trên thế giới. Nắm quyền được bao lâu hay bản lãnh như thế nào, bác sĩ Philipp Rosler cũng sẽ đang dự phần trọng yếu trong một giai đoạn quan trọng của nước Đức hiện nay.
Philipp Rosler trong buổi lễ khánh thành Tượng đài thuyền nhân tại Hamburg năm 2009
Một điều khác, sự thành công và vai trò chính trị của bác sĩ Philipp Rosler sẽ mở ra một hướng nhìn mới cho nước Đức và những sắc dân thiểu số tại Đức hay Châu Âu nói chung. Tinh thần dân tộc và định kiến lâu đời, Đức không phải là quốc gia cổ súy đa văn hoá hay cơ hội cho những người thiểu số muốn đạt đến đỉnh cao trong chính trị và thương mại. Vượt qua được định kiến này, sự thành công của Phó Thủ Tướng Philipp Rosler quả là một bước nhảy thần thoại, tạo tiền lệ cho những thế hệ di dân tiếp nối đang sinh sống tại Châu Âu có mục tiêu nhắm đến.
Philipp Rosler và trẻ em
Đinh yên Thảo
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.