Ai
cũng có thể phải đón nhận những cuộc điện thoại không mong muốn
Ba
năm trước, bà mẹ 85 tuổi của Lynette Whiteman bị ngã lúc đêm khuya và vỡ xương
chậu.
Thật
không may, cha của Whiteman mắc bệnh mất trí nhớ từ lâu và cụ bà là người duy
nhất chăm sóc cụ ông. Do vậy, bà Whiteman bắt đầu phải cáng đáng mọi việc.
"Tôi
nhớ lúc vừa lái xe đến bệnh viện... vừa nghĩ, 'Từ giờ mọi thứ sẽ thay
đổi,'" Whiteman nói. Nay bà đã 58 tuổi, hiện sống ở New Jersey , Mỹ.
"Không
chỉ mẹ tôi đột nhiên cần được chăm sóc và phục hồi chức năng, mà chúng tôi còn
phải cần có người lo cho cả cha nữa."
Đối
mặt với tình trạng bất thình lình phải chăm sóc người ốm là một thách thức to
lớn, thậm chí cả với những gia đình sống quy củ. Thế nhưng đây lại là điều có
thể xảy ra với bất kỳ ai.
Theo
một nghiên cứu, cứ ba lao động Mỹ thì một người có trách nhiệm chăm sóc người
già và gần một nửa phải chuẩn bị cho việc này trong vòng 5 năm tới.
Tại
Anh, 52% tức khoảng 3,38 triệu người đang chăm sóc cha mẹ mình hoặc ông bà
nhạc. Ở Úc, con số này là 671.000 người.
Thường
thì tình thế phát sinh do sức khỏe có vấn đề, nhưng cũng có những lý do khác
khiến đối tượng cần được trợ giúp khẩn cấp.
Chẳng
hạn như cha bạn mắc bệnh mất trí nhớ nên không thanh toán các hóa đơn điện
nước đúng hạn. Hoặc thời tiết xấu gây mất điện, sưởi và các thiết bị khác
trong nhà.
"Việc
đầu tiên cần làm là phải đánh giá tình hình," Amy Goyer từ Hội Hưu trí
Hoa Kỳ nói. Ông là chuyên gia về các vấn đề chăm sóc cha mẹ, ông bà, đồng thời
là tác giả cuốn “Xoay sở giữa công việc và chăm sóc người bệnh”.
"Vấn
đề chính mà bạn cần tập trung giải quyết là gì?"
Dưới
đây là những hướng dẫn giúp bạn giải quyết các tình huống khẩn cấp:
Sẽ
phải làm những gì?
Bạn
sẽ phải xoay sở để chăm sóc cha mẹ, giúp giải quyết các việc thường ngày lẽ ra
họ cần làm trong khi đó vẫn phải lo mọi việc của chính mình. Do đó, bạn càng giải
quyết sớm thì mọi việc càng dễ dàng hơn.
“Tốt
nhất là đừng cố tìm hiểu mọi thứ rồi ra quyết định ngay, hoặc suy tính về tương
lai khi bạn đang trong cơn khủng hoảng,” Goyer nói. "Lúc đó, tâm trạng bạn
đang rất bối rối."
Cần
chuẩn bị trong bao lâu?
Nếu
cha mẹ bạn ở độ tuổi 60 hoặc 70, bạn nên nói chuyện về các kế hoạch và dự định
của họ, nguyện vọng của họ trong trường hợp ốm đau bệnh tật, theo Deborah
Stone, thành viên của MyAgeingParent.com, một trang web của Anh chuyên hướng
dẫn chăm sóc người cao tuổi.
Nên
đảm bảo để cha mẹ bạn chuẩn bị giấy tờ liên quan đến tài sản, như di chúc, giấy
uỷ quyền về tài chính, chăm sóc sức khoẻ và những tài liệu y tế.
Trước
khi có cuộc trò chuyện khó nói đó, bạn hãy tham khảo mục “Năm ước nguyện -
Five Wishes” trên trang web AgingWithDignity.org.
“Hãy cố gắng soạn thảo theo nội dung giúp kéo dài thời gian cha mẹ bạn sống độc lập, không phụ thuộc vào người khác được càng lâu càng tốt,” Andy Cohen, đồng sáng lập và giám đốc điều hành trang Caring.com của Mỹ nói. "Để mọi người biết và tôn trọng ý định của mình, các cụ cần chuẩn bị các tài liệu đó.”
Cần
làm ngay những gì?
Hãy
thông báo cho mọi người biết tình hình. "Hãy gọi điện hoặc chat qua Skype
với các anh chị em ruột ngay," Cohen nói. "Họp gia đình là bước đầu
tiên. Thường là cô con gái ở gần các cụ nhất sẽ lãnh trách nhiệm trước hết,
nhưng rồi một ai đó sẽ đứng lên “chỉ huy” các anh chị em và sắp xếp mọi chuyện."
Nếu
cha hoặc mẹ vẫn còn minh mẫn để quyết định, con cái trưởng thành nên đóng vai
trò giúp đỡ. Chuyện này bao gồm cả việc tìm hiểu các điều kiện chăm sóc, điều
trị y tế, bàn bạc về các lựa chọn với cha mẹ, góp ý trên cơ sở tôn trọng quyết
định của cha mẹ, hoặc thậm chí chỉ cần chuẩn bị đồ ăn, đồ uống, chăn mền khi
cần.
Nếu
xảy ra bất đồng quanh những quyết định của người cha hoặc mẹ đang đau yếu thì
một nhân viên xã hội từ bệnh viện hoặc một người bạn của gia đình có thể trợ
giúp.
“Trong
cơn bối rối thì thường ta hay xúc động mạnh. Do vậy, mọi người thường không
thận trọng lắm khi tiếp xúc với người khác,” Goyer nói. "Những người chưa
từng mâu thuẫn với ai bao giờ lại rất dễ rơi vào trạng thái căng thẳng vào lúc
này."
Cần
tìm hiểu những gì?
Cha
mẹ bạn có phải trả tiền vay nợ mua nhà không? Có vật nuôi nào cần chăm sóc
không? Ai sẽ trông nom nhà cửa? “Hãy lập cho mình một danh sách và chú ý không
để sót thứ gì," Goyer nói. "Những người hàng xóm của cha mẹ bạn rất
có thể giúp ích được nhiều việc." Nếu cha hoặc mẹ bạn phải lo chăm sóc
người kia, họ sẽ cần giúp quán xuyến các việc nhà hàng ngày.
Hãy
nói chuyện với cha mẹ. Hỏi xem các giấy tờ cần thiết đã được chuẩn bị cả
chưa. Nếu đã làm rồi, thì họ có bản uỷ quyền chăm sóc sức khoẻ hoặc các tài
liệu y tế nào không – và họ để ở chỗ nào.
Những tài liệu này sẽ cho phép bạn (hoặc người mà cha mẹ bạn chỉ định)
ra quyết định liên quan đến chuyện chăm sóc sức khỏe.
Bạn
cũng nên hỏi danh sách các tên người dùng, mật khẩu cho các dịch vụ trực tuyến
và các hoá đơn định kỳ phải chi trả. "Ngày nay có nhiều người thanh toán
trực tuyến," Goyer nói. "Do vậy, không phải bạn cứ về nhà kiểm tra
thư là biết được có những hoá đơn đến hạn phải thanh toán hay không.”
Hãy
kiểm tra chính sách của công ty bạn. Mỗi nơi có quy định khác nhau về việc
nghỉ phép. Chẳng hạn ở Mỹ, Luật nghỉ phép vì lý do gia đình và y tế cho phép
nghỉ tối đa 12 tuần mỗi năm để chăm sóc cha mẹ khi bị ốm nặng. Ở Anh, nhân viên
có thể được cho nghỉ theo chế độ đặc biệt, tùy vào quyết định của sếp, nếu
gia đình nhân viên có chuyện khẩn cấp. Tại Úc, bạn có thể nghỉ theo chế độ ốm
đau và chăm sóc người bệnh.
Giải
quyết các vấn đề của riêng bạn. Chớ quên là trong khi đang phải lo cho cha
mẹ thì bạn cũng vẫn phải lo cho cuộc sống của chính mình. Nếu cần thì trao bớt
công việc cho ai đó và cần chắc chắn rằng các nghĩa vụ cá nhân của bạn vẫn
phải được thực hiện.
Sau
đó nên làm gì?
Hãy
tìm các hỗ trợ. Bạn có thể cần các dịch vụ trợ giúp cha mẹ trong những việc
chăm sóc hàng ngày hoặc lo việc nhà.
Bạn
có thể cần đưa cha mẹ vào sống nơi phù hợp hơn, chẳng hạn như trại dưỡng lão.
Để được hưởng một số chế độ phúc lợi xã hội, cha mẹ bạn có thể phải được
kiểm tra mức độ cần trợ giúp. Điều này sẽ đồng nghĩa với việc bạn phải liên
hệ với bác sỹ gia đình của cha mẹ bạn, hoặc một cơ quan chăm sóc người cao
tuổi ở địa phương. Tại Mỹ, nhân viên theo dõi chăm sóc người cao tuổi rất hiệu
quả trong việc trợ giúp bạn sắp xếp mọi chuyện, nhất là khi bạn không sống gần
cha mẹ.
Hãy
khôn ngoan
Luôn
nhớ là bạn chính là người chăm cha mẹ. Nếu đang ở trong bệnh viện với cha mẹ,
thì bạn ở đó để chăm sóc họ và phải lo từng việc nhỏ như nước uống, chăn ấm.
Thậm chí nếu được phát thuốc, bạn cũng cần kiểm soát. Khi mẹ của Goyer ở trong
bệnh viện, "họ đã kê đơn một loại thuốc hai lần," bà kể. "Và cô
y tá cứ thế mà cấp thuốc này gấp đôi cho bà cụ."
Hãy
tìm hiểu xem ai là bác sĩ điều trị, ai là y tá trưởng - sau đó liên lạc với họ
"Tôi thấy là khi tới bệnh viện, chúng ta thường hay có cảm giác mình là
hành khách," Goyer nói. "Nhưng bạn phải tự ý thức rằng thật ra mình
phải là một hoa tiêu. Bạn có quyền hỏi các nhân viên y tế ở đó."
Kate
Ashford
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.