Wednesday, September 13, 2017

Nên học cách tự tin nếu sống ở Mỹ

image
Bất cứ ai có con nhỏ đều hiểu rằng việc cả nhà đi du lịch là một trải nghiệm đầy gian khổ, nhất là khi bạn phải đem theo cả ghế cho trẻ em lên cả máy bay lẫn xe hơi thuê.

image

Do nhu cầu cá nhân, Grainne Kelly, 45 tuổi, đã phát minh ra ghế trẻ em bơm bằng hơi BubbleBum vào năm 2009. Chiếc ghế này khi xì hết hơi ra có thể được gói gọn trong vali. 

Sản phẩm này được ưa chuộng đến nỗi ngày nay, bạn có thể tìm thấy nó ở khắp nơi trên thế giới, từ Wal-Mart, Target, Toys R US và Amazon. Công ty của bà hiện có doanh số khoảng 4 triệu đô mỗi năm.

"Tôi may mắn vì đã cho đến nay đã đến được khá nhiều nơi," Kelly, người từng làm trong ngành du lịch, nói. "Và tôi chưa bao giờ nghĩ công việc kinh doanh của mình lại phát triển như hiện nay."

Mặc dù đưa sản phẩm ra thị trường nội địa không phải là điều quá khó khăn đối với Derry, một doanh nhân đóng tại Derry, Bắc Ireland, thế nhưng nỗ lực đưa sản phẩm ra toàn cầu lại đối mặt với nhiều thách thức.

Ban đầu, bà đã tập trung vào thị trường Mỹ và chuyển gia đình đến sống một năm ở Orlando, Florida, để dễ liên hệ với các nhà bán lẻ. Bà cũng mở một văn phòng ở Hoa Kỳ và học cách người Mỹ kinh doanh. Bà nói bà chọn Florida vì thích khí hậu nắng ấm.

image

Giờ đây, Kelly đến thăm Hoa Kỳ ít nhất là một lần mỗi tháng. Bà dừng lại ở New Jersey hầu hết thời gian. Tuy nhiên bà cũng dừng lại ở Arkansas, nơi có văn phòng của Walmart. Bà cũng thường xuyên ghé thăm London, vốn chỉ cách quê hương bà một tiếng rưỡi bay. Bên cạnh đó, bà còn hay đi lại các vùng khác của nước Anh.

Mặc dù từng làm người tư vấn du lịch, Kelly không thích phải đi ra nước ngoài. Cho đến năm 2017, chỉ có một chuyến bay thẳng từ Sân bay Thành phố Derry đến Hoa Kỳ, vốn đáp xuống Newark, New Jersey. Bà không thích xa con cái nhiều hơn vài ngày, và bà thường ở lại các khách sạn gần đó để có thể tham gia các cuộc họp một cách dễ dàng rồi sau đó trở về nhà.

image
Phát sinh từ nhu cầu cá nhân, Grainne Kelly đã phát trển loại đệm ghế hơi BubbleBum

Thế nhưng việc đi lại của bà trở nên tồi tệ hơn. Sân nay Derry gần đây đã huỷ chuyến bay duy nhất sang Mỹ, điều đó có nghĩa là bà phải lái xe 3 tiếng rưỡi đồng hồ sang Dublin, sau đó bay sang London rồi bay tiếp sang Newark. Nếu bà phải đến những nơi xa hơn tại Hoa Kỳ, ví dụ như Minneapolis, nơi bà gặp gỡ với nhà bán lẻ Target - các chuyến đi của bà còn chiếm nhiều thời gian hơn.

"Rất nhiều thời gian bị lãng phí," bà nói, đồng thời cho biết hành trình đến Minneapolis thường chiếm thêm của bà 19 tiếng đồng hồ. "Tôi bị buộc phải đi ra nước ngoài, nhưng tôi không muốn vậy."

Thay đổi múi giờ

Một trong các vấn đề của việc đi lại thường xuyên là thay đổi múi giờ - điều mà bà đang cố chống lại. Ngay sau khi lên máy bay, bà thường buộc bản thân phải thích nghi với múi giờ Mỹ. Bà sẽ tìm cách ngủ trong 5 tiếng đầu tiên và sẽ chỉ ăn vào đúng giờ ăn ở Mỹ. "Bạn phải ăn vào đúng giờ với những người sống ở điểm đến," bà nói.

image

Thường thì bà sẽ đáp xuống vào lúc 18 giờ rưỡi, giờ địa phương và sau đó ngủ suốt đêm. Sau đó bà sẽ thức dậy vào lúc 4 giờ sáng vì cơ thể bà vẫn còn quen với giờ Ireland. Kelly sau đó bắt đầu cuộc họp buổi sáng vào lúc 7h30 và sau đó bà cố gắng tổ chức nhiều cuộc họp nhất có thể trong ngày để có thể hoàn tất công việc vào lúc 17 giờ.

Điều bà luôn tránh đó là gặp gỡ để bàn công việc vào buổi tối. "Nếu tôi phải thức dậy vào lúc 4 giờ sáng thì tôi sẽ không được thân thiện cho lắm vào lúc 10 giờ tối," bà nói.

Xoá mờ khoảng cách văn hoá

Bất chấp sự khác biệt về múi giờ, bà rất trân trọng sự lạc quan của người Mỹ. Ireland và Mỹ khá khác nhau về vấn đề văn hoá.

Ví dụ như người Mỹ thường hỏi bà có khoẻ không và thực sự chờ đợi một câu trả lời từ bà. Trong khi đó ở Ireland, người ta thường trả lời câu hỏi đó bằng cách hỏi ngược lại giống hệt như vậy. "Người Mỹ sẽ trả lời rằng họ vẫn ổn hoặc vừa đi nghỉ về. Họ sẽ kể cho tôi nghe về ngày của mình và tôi rất thích điều đó," bà nói.

Kelly cũng cố tìm cách giảm nhẹ giọng Ireland vốn rất nặng của mình để người khác dễ hiểu bà hơn. Chỉ trong một năm, bà đã Mỹ hoá giọng của mình, đến nỗi những người bạn Ireland của bà cũng không hiểu bà đang nói gì, bà nói. Và bà phải nhớ khi nào thì đổi giọng, tuỳ vào việc đang ở đâu hoặc đang nói chuyện với ai.

image

"Ở Ireland, chúng tôi thường nói rất nhanh, và vì vậy khi nói chuyện ở Hoa Kỳ, tôi phải nói chậm lại," bà nói.
Hoặc ví dụ khác là khi các con của bà yêu cầu khăn tắm sau khi đi bơi ở một hồ bơi gần nhà tại Florida, không ai hiểu nổi chúng muốn gì. Cách phát âm từ 'khăn tắm' trong giọng Ireland rất khác so với giọng Mỹ, bà nói.

image

Không muốn phải xa gia đình quá vài ngày mỗi lần, Grainne cố gắng thu xếp thời gian trống giữa các cuộc họp

Kelly cũng học được trong một năm qua rằng ở Mỹ, người ta không dùng từ 'lovely' (thật đáng yêu) mà người ta thường nói 'awesome' (thật tuyệt) hoặc 'that's really good' (thế thì tốt quá).

Người Mỹ cũng tự tin hơn người Ireland. "Trẻ con Mỹ thường vô cùng tự tin và chúng được dạy là không gì là không thể," bà nói. Mặc dù sự khiêm tốn của người Ireland có thể là một thế mạnh trong một số trường hợp, tuy nhiên bà cũng đã phải học cách thẳng thắn hơn để người khác biết mình muốn gì. "Tôi phải dẹp sự khiêm tốn sang một bên khi bàn chuyện kinh doanh," bà nói.

image

Văn hoá ẩm thực ở Mỹ cũng thật đa dạng, bà nói. Người Mỹ ăn các khẩu phần rất lớn và pha trộn nhiều loại thực phẩm. Trong khi đó ở Ireland, thức ăn đơn giản và tươi hơn, bà nói. Vì vậy nhà hàng yêu thích của bà tại Mỹ là Season 52 ở Orlando, vốn bán thực phẩm tươi.

Đối với London, bà thường không ở đó đủ lâu để thực sự thích nghi với văn hoá tại đây. Bà thường chỉ ở đó để tham dự cuộc họp dài khoảng một tiếng đồng hồ. Sự khác biệt chính ở đây là nhịp sống nhanh. "Người Ireland thường sống chậm rãi hơn người London," bà nói.

Những điều bỏ lỡ

Điều khó khăn nhất khi phải đi lại thường xuyên đó là xa gia đình. Bà thường giữ liên lạc với hai con trai tuổi 13 và 16 qua ứng dụng WhastApp.

Điều khó khăn thứ nhì khi đi xa?

Không thể được uống nước nóng từ một ly nước to. Ở nhà, bà thường bắt đầu buổi sáng bằng việc uống một ly nước nóng thật to cùng với chanh. Sau đó, bà thường phải pha thêm hai ly như vậy.

"Tôi biết là nghe thì có vẻ điên rồ, nhưng tôi cần được giải khát," bà nói. "Và ở Mỹ, nếu tôi yêu cầu một ly nước lớn, họ sẽ nhìn tôi một cách khó hiểu và đưa cho tôi ly nước lạnh."




Bryan Borzykowski

image 

Tượng Đài Chiến Sĩ Việt-Mỹ trưng bày tại Ngũ Giác ...
Tránh bị mất tiền từ ngân hàng ra sao?
Người Hát Đồng Dao và Kẻ Đốt Thuyền
Bác sĩ Hippocrates
Những người có óc hài hước, dễ hóa dữ thành lành
Người Nhật và khái niệm về hạnh phúc
Thiệt hại về tài sản tại Florida do bão Irma
Chiếc Quan Tài
Tỷ phú Hoàng Kiều tặng $5 triệu cho nạn nhân bão H...
Apple tung ra iPhone X
Hai người nhận án tù vì đưa lậu 12 người Việt C...
Chính sách di dân của Tổng thống Trump
Cậu bé gốc Việt trưởng thành từ nỗi đau khủng bố
American saddest day 911
CA DAO BÌNH DÂN
Hai cơn bão, Một tấm lòng
Người Việt CS trả bao nhiêu bảng để vào lậu nước...
Video: Hurricane Irma - the path of destruction
Nhật thực và nỗi sợ hãi về ngày tận thế
Irma, cơn bão ‘nữ thần chiến tranh’

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.