Thursday, February 27, 2014

Hội Nghị Thượng Đỉnh Geneva về Nhân Quyền và Dân Chủ

image
Ông Đặng Xương Hùng trên diễn đàn Hội Nghị Thượng Đỉnh Geneva về Nhân Quyền và Dân Chủ, ngày 25/02/2014
LTS: Hôm qua, ngày 25/01/2014, tại Trung Tâm Hội Thảo Quốc, Genève, Hội Nghị Thương Đỉnh Geneva về Nhân Quyền và Dân Chủ đã được triệu tập do sáng kiến của tổ chức UN Watch. Hội nghị thượng đỉnh này đã qui tụ gần 300 người đến từ nhiều quốc gia. Mục đích của cuộc hội nghị là để động viên dư luận thế giới về tình trạng vị phạm nhân quyền tại những nước dưới chế độ đôc tài, đặc biệt là Việt Nam, Trung Quốc, Nga, Cuba, Bắc Cao Ly, Campuchia, Iran, Syria, Saudi Arabia v.v.  đồng thời chuẩn bị cho những hành động sắp tới của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc nhằm chấm dứt tình trạng vị phạm nhân quyền vô tội vạ của những chế độ độc tài này. Ông Đặng Xương Hùng, nguyên lãnh sự Việt Nam tại Genève và nguyên phó vụ trưởng tại bộ ngoại giao, đã ly khai với đảng và chế độ cộng sản Việt Nam từ cuối năm 2013, đã được mời phát biểu.

Sau đây là nguyên văn bài phát biểu của ông Hùng bằng tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Pháp. Ông Hùng đã thuyết trình bằng tiếng Pháp.

image

Thưa Quý vị và các bạn,

Tôi là Đặng Xương Hùng, cựu lãnh sự Việt Nam tại Genève (2008-2012), cựu Vụ Phó Bộ Ngoại giao đã quyết định ly khai với Đảng và Nhà nước cộng sản Việt Nam từ 18/10/2013. Tôi xin cảm ơn UN Watch đã cho tôi cơ hội để đề cập đến tình trạng phi dân chủ và vi phạm nhân quyền ở Việt Nam. Đây cũng là lý do dẫn đến việc tôi quyết định ly khai.

Tôi sẽ trình bày quan điểm của cá nhân tôi, một góc nhìn từ bên trong về thực trạng Nhân quyền Việt Nam. Tôi sẽ cố gắng đưa ra những nhận xét và dẫn chứng để lý giải câu hỏi mà - từ lâu - tôi đã đặt ra cho chính mình:

* TẠI SAO KHÔNG CÓ DÂN CHỦ VÀ NHÂN QUYỀN TẠI VIỆT NAM?

* PHẢI LÀM GÌ ĐỂ MANG LẠI DÂN CHỦ VÀ NHÂN QUYỀN CHO VIỆT NAM?

Một chế độ dân chủ cần hội đủ hai yếu tố: Cơ chế dân chủ và văn hóa dân chủ. Chỉ khi nào có những người lãnh đạo có tư tưởng dân chủ thì cơ chế dân chủ mới có cơ hội hình thành. Việt Nam thiếu cả hai nhân tố đó. Tức là các nhà lãnh đạo đương thời ở Việt Nam không hề có văn hóa dân chủ, dẫn đến việc họ xây dựng ở Việt Nam một chế độ PHI DÂN CHỦ, không tôn trọng nhân quyền.

Tôi vào đảng cộng sản năm 1986. Lúc đó đảng đang có những cố gắng đổi mới. Lúc bức tường Berlin sụp đổ, đã có một vài nhân vật ít nhiều có tư tưởng dân chủ xuất hiện như Trần Xuân Bách, Nguyễn Cơ Thạch, Trần Quang Cơ. Nhưng họ nhanh chóng bị loại ra khỏi guồng máy lãnh đạo. Những tư tưởng dân chủ vừa nhen nhóm đã bị dập tắt.

Sau khi hệ thống xã hội chủ nghĩa đã sụp đổ, đảng cộng sản Việt Nam vẫn tiếp tục theo đuổi chủ nghĩa Mác-Lê Nin một cách mù quáng, khước từ việc tiếp thu những tư tưởng dân chủ và nhân quyền đã trở thành phổ quát, từ đó họ đã đưa đất nước và dân tộc Việt Nam đến tình trạng khủng hoảng toàn diện như hiện nay. Từ đây tôi đã lý giải được câu hỏi: “Tại sao Việt Nam không có nhân quyền?”. Chính đảng cộng sản là cội nguồn phát sinh mọi suy vong của đất nước. Trước tình hình Việt Nam ngày càng nguy cấp, tôi không thể tiếp tục im lặng mà phải công khai bày tỏ thái độ: dứt khoát từ bỏ đảng cộng sản. Lúc này đây, tôi muốn hô to với thế giới bên ngoài rằng:

- Đất nước chúng tôi đang lâm nguy!
- Đồng bào tôi đang bị đàn áp dưới chế độ cộng sản!
- Hãy quan tâm đến tình hình nhân quyền và dân chủ của Việt Nam!

Về thực trạng ở Việt Nam, tôi có những nhận xét, kết luận như sau:
- Chế độ hiện tại là chế độ độc tài, đảng trị, phục vụ quyền lợi của những người cầm quyền. Điều 4 Hiến pháp - được sửa đổi và có hiệu lực từ 1/1/2014 - quy định Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng cầm quyền tại Việt Nam, đồng thời là chính đảng duy nhất được phép hoạt động. Chủ nghĩa Mác-Lê Nin coi luật pháp chỉ là công cụ đàn áp của giai cấp thống trị.

- Hệ thống bộ máy nhà nước được xây dựng và tổ chức nhằm mục tiêu cơ bản là bảo vệ sự cai trị của đảng lên toàn xã hội, coi nhẹ nhiệm vụ bảo vệ lợi ích của công dân. Do đó, Nhà nước Việt Nam không thấy cần tôn trọng quyền của người dân. Những lãnh đạo cộng sản hiện nay đã trở thành những nhà tư bản đỏ.

Lực lượng công an, cảnh sát được xây dựng hùng hậu. Theo những ước lượng vào cuối năm 2013 thì cứ 18 người dân là có một công an. Thay vì tập trung vào nhiệm vụ chính là bảo đảm an ninh và trật tự xã hội, phần lớn họ lại đổ nhiều công sức vào việc theo dõi, trấn áp và ức hiếp nhân dân. Trong thể chế xã hội chủ nghĩa, công an là công cụ bảo vệ sinh mạng của chế độ – nên họ được dung túng như một lực lượng kiêu binh. Tôi rất tâm đắc với khuyến nghị của một quốc gia trong kỳ kiểm điểm định kỳ vừa rồi là Việt Nam nên đào tạo kiến thức về nhân quyền cho lực lượng công an.
Lực lượng quân đội được quy định trong Hiến pháp là phải trung thành với Đảng rồi mới đến Nhà nước và Nhân dân.
Các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp (Quốc hội, Chính phủ, Tòa án) đều là bộ máy của đảng, phục vụ mục đích cai trị độc quyền của đảng. Tôi đã từng phát biểu rằng Quốc hội Việt Nam chỉ là một chi bộ của Đảng. Vừa rồi, bất chấp những đòi hỏi chính đáng và thiết tha của trí thức và nhân dân, Quốc hội vẫn bỏ phiếu thông qua sửa đổi Hiến pháp với tỷ lệ 98%. Các đại biểu Quốc hội không thể làm khác được vì họ đều là đảng viên.

- Các quyền cơ bản của con người không được tôn trọng
 Không có bầu cử tự do: trên nguyên tắc, 5 năm một lần, người dân bầu đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân.Trong thực tế, họ chỉ được bầu ra những người mà đảng đã lựa chọn từ trước. Không ai có quyền được tự ứng cử. Gần đây, có luật sư Cù Huy Hà Vũ đã cố tự ra ứng cử, nhưng đã bị loại ngay và hiện nay ông đang nằm trong tù. Do vậy, bầu cử chỉ là hình thức. Bản thân tôi đã từng bỏ phiếu thay cho cả gia đình. Có trường hợp, vì để lấy thành tích thi đua, nên có ông tổ trưởng dân phố đã bỏ thay cho những gia đình vắng mặt.

Tự do ngôn luận, bày tỏ ý kiến cá nhân đang bị đe dọa nghiêm trọng nhất: chính quyền đang áp dụng những chính sách đàn áp tàn bạo lên những người bất đồng chính kiến. Bên cạnh những bản án tù dài hạn, họ đẩy mạnh hình thức sử dụng bạo lực, kể cả việc sử dụng côn đồ để hành hung và sách nhiễu những người bất đồng chính kiến.
Theo các danh sách do các tổ chức nhân quyền tự tìm kiếm và chúng tôi tìm hiểu, hiện có khoảng khoảng 250 tù nhân lương tâm. Con số thực cao hơn nhiều vì kiểm kê thiếu sót và vì có những trường hợp bắt giam với những lý cớ ngụy tạo để che giấu lý do chính trị.

Chính quyền thường sử dụng các điều 79, 87, 88, 258 trong Bộ luật hình sự để bắt giam, xử án một cách tùy tiện các nhà đấu tranh dân chủ. Gần đây, họ lại chuyển sang bắt giam các nhà bất đồng chính kiến bằng những lý do khá ấu trĩ. Luật sư Cù Lê Hà Vũ vì tội quan hệ bất chính (với bằng chứng là bao cao su), luật sư Lê Quốc Quân về tội trốn thuế; bản án 30 tháng tù đối với Lê Quốc Quân vừa được giữ nguyên trong phiên tòa phúc thẩm cách đây một tuần. Họ bắt giam cả những thanh niên mới 20 tuổi như Phương Uyên, Đinh Nguyên Kha chỉ vì bày tỏ lòng yêu nước, chống lại Trung Quốc.

Có nhiều tù nhân lương tâm đang mắc bệnh hiểm nghèo và trong tình trạng hấp hối nhưng vẫn tiếp tục bị giam giữ. Điển hình là ba trường hợp:
- Ông Vi Đức Hồi bị kết án hoàn toàn không có lý do chính đáng, bị kỷ luật biệt giam sáu tháng vì phản đối giám thị cai tù đánh một tù nhân lương tâm khác là Paulus Lê Sơn. Sau 6 tháng biệt giam, ông Vi Đức Hồi tiếp tục bị gia hạn kỷ luật. Hiện nay ông Hồi đang bị biệt giam, trong lúc bệnh tim và cao huyết áp của ông ấy luôn trong tình trạng cấp cứu.

- Ông Đinh Đăng Định, sau một thời gian bị giam giữ đã phát bệnh ung thư. Khi đưa đi khám, bệnh ung thư của ông Định đã vào thời kỳ cuối. Các bác sĩ điều trị cho hay nếu được điều trị sớm hơn vài tháng, ông Định đã có thể cứu được. Hiện nay ông Đinh Đăng Định đang trong tình trạng hấp hối, không còn ăn uống được. Mãi đến vài ngày gần đây ông Định mới được "hoãn thi hành án trong 12 tháng" để trị bệnh ung thư ở giai đoạn cuối.

- Linh mục Nguyễn Văn Lý đã bị bịt miệng tại toà và xử mức án 8 năm. Đã bị tai biến mạch máu não và tê liệt, nhưng vẫn tiếp tục bị giam giữ.

Về tự do báo chí, theo bảng xếp hạng năm 2013, của tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới, trên tổng số 180 nước trên thế giới, Việt Nam đứng thứ 174, Trung Quốc (175), Bắc Triều Tiên (179), Sudan (172), Iran (173), Somalia (176), Syria (177).
Chính quyền đã gia tăng đàn áp, kiểm duyệt thông tin, tăng cường kiểm soát báo chí và Internet, bằng qui định và tường lửa cũng như bằng tin tặc. Đã có nhiều vụ bắt giữ và xét xử bất công. Bộ máy nhà nước Việt Nam rất sợ sự thật.

Việt Nam vẫn là nhà tù đứng hàng thứ hai trên thế giới đối với các blogger và công dân mạng, hiện có 34 blogger đang bị giam giữ. Tháng 09/2013, đảng Cộng sản Việt Nam đã tiến thêm một bước trong việc đàn áp quyền tự do thông tin, với việc ban hành nghị định 72, 174, cấm các trang blog và trang mạng xã hội tổng hợp và chia sẻ các thông tin thời sự.

* Không có ai (cơ chế, tổ chức) nào đứng ra bảo vệ người dân

Tình trạng dân oan là một thảm kịch. Do không được ai đứng ra bảo vệ, người dân phải tự lo lấy, tự đấu tranh, những tiếng kêu cứu của họ rơi lạc vào sự thờ ơ của giới lãnh đạo. Tình trạng chiếm đoạt đất đai của các nhóm lợi ích, hậu quả của liên minh tiền-quyền, đã đẩy người dân bị mất đất vô cớ, hình thành nên tầng lớp dân oan ngày một đông đảo. Khi xẩy ra phong trào người dân đứng lên đòi lại đất đai thì chính quyền lại đàn áp ngày càng thô bạo, như vụ Đoàn Văn Vươn, Hải Phòng và vụ nông dân Văn Giang, Hưng Yên.

Tham nhũng bùng phát. Việt Nam là một trong những nước tham nhũng hàng đầu trên thế giới. Nhiều vụ tham nhũng liên quan đến các quan chức cao cấp vừa bị phanh phui. Việc xét xử Dương Chí Dũng Vinalines đã tiết lộ liên hệ đến không chỉ cấp Bộ trưởng và Thứ trưởng Bộ Công an (Trần Đại Quang, Phạm Quý Ngọ) mà còn dính líu đến những quan chức lãnh đạo cao cấp hơn nữa.

Những chính sách sai lầm của lãnh đạo Việt Nam đã đẩy đất nước vào cuộc khủng hoảng toàn diện. Cả về chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, đạo đức con người. Cái xấu xa đang dần lấn át cái tốt đẹp trong xã hội Việt Nam. Quan thì rất giàu, dân lại nghèo khó; đất nước thì không mạnh, xã hội thì suy đồi, hạnh phúc thì xa vời.

Về những vi phạm nhân quyền tại Việt Nam hiện nay, tôi cũng xin dẫn một nhận xét của Benjamin Ismail, Giám đốc phụ trách khu vực Châu Á - Thái Bình Dương thuộc tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới: “[…] Hà Nội không thể tiếp tục lừa bịp Liên Hiệp Quốc và thế giới kiểu này nữa. Hơn ai hết, họ hiểu rõ những gì họ đang làm và những chính sách đàn áp tàn bạo mà họ đang thực hiện.”

Thưa quí vị và các bạn,

Những suy tư và nhận định vừa trình bày đến quí vị không chỉ xuất phát từ một cá nhân đơn lẻ mà là của đông đảo nhân dân Việt Nam và ở ngay cả trong hàng ngũ các nhà lãnh đạo Việt Nam. Nhưng, do hoàn cảnh, họ chưa thể lên tiếng được. Tuy nhiên, niềm hy vọng vẫn mạnh hơn nỗi sợ hãi.
Người dân Việt Nam mong muốn một chế độ chính trị văn minh và lành mạnh, trong đó các quyền con người và các quyền công dân được tôn trọng và bảo vệ để Việt Nam hòa nhập vào với cộng đồng văn minh nhân loại. Ngay thời điểm này, tôi chỉ có một ước mơ cháy bỏng: chính quyền đương nhiệm Việt Nam hãy nghĩ đến tương lai của quốc gia. Việt Nam vẫn có thể làm như Miến Điện: bắt tay xây dựng thể chế dân chủ đa nguyên, thực hiện tinh thần hòa giải và hòa hợp dân tộc.

Tất nhiên, để thực hiện được khát vọng này, ngoài những nỗ lực bền bỉ của phong trào đấu tranh đòi dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam ngày một dâng cao, còn cần sự quan tâm và hỗ trợ cộng đồng quốc tế.

Những buổi kiểm điểm Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc như vừa qua và những cuộc hội thảo quốc tế như hôm nay chắc chắn có tác động tích cực lên chính quyền Việt Nam. Theo những tín hiệu mới nhất mà tôi nhận được, họ đã bắt đầu hiểu rằng thời đại mà các chế độ độc tài có thể đàn áp một cách vô tội vạ những người chỉ có tội công khai bày tỏ chính kiến đã qua rồi.

Tôi xin chân thành cảm ơn UN Watch, cảm ơn sự chú ý lắng nghe của toàn thể quý vị.



Đặng Xương Hùng


Lãnh đạo VN 'rất quan tâm Ukraine'

image
TSKH Lương Văn Kế tin rằng VN có thể học hỏi từ kinh nghiêm Urkraine xử lý ảnh hưởng của cường quốc láng giếng nước lớn.
Lãnh đạo Việt Nam đang rất quan tâm theo dõi cuộc khủng hoảng ở Ukraine, đặc biệt để giải quyết các bài toán đối nội và đối ngoại ở trong nước, theo nhà nghiên cứu quan hệ quốc tế từ Việt Nam.
Trong phần hai cuộc trao đổi với BBC, Tiến sỹ Khoa học Lương Văn Kế, chuyên gia về Châu Âu học và khu vực học thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng các quốc gia láng giềng tương đối 'nhỏ hơn' không nên chọn cách 'đối đầu' với cường quốc láng giềng ở ngay sát nách, nhưng có thể có những biện pháp ứng phó khôn ngoan, tinh tế hơn.

Nhà nghiên cứu nói: "Chúng ta có muốn thoát ra khỏi vòng ảnh hưởng của Trung Quốc hay không, tôi nghĩ giữa Ukraine với Nga và Việt Nam với Trung Quốc cũng có một sự tương đồng nhất định.
"Nga và Trung Quốc đều là những đại quốc, hay những cường quốc, và các nước nhỏ xung quanh một cách tự nhiên chịu ảnh hưởng của những khối sức mạnh như vậy."
"Theo quan điểm hiên nay người ta cho rằng địa chính trị cổ điển cho rằng nước lớn ở xung quanh phải ảnh hướng nước nhỏ là điều tất yếu, thì nay trở nên lạc hậu rồi."
Tuy nhiên, vẫn theo Tiến sỹ Kế, một số điều được gọi là "kinh điển" vẫn không thay đổi được mà theo ông đó là một "lực hấp dẫn" do các quốc gia láng giềng nằm quá gần nhau và có nhiều mối quan hệ phức tạp từ trong lịch sử.
"Lực hấp dẫn như thế thì Ukraine khó thoát khỏi vòng ảnh hưởng của Nga và đối với Việt Nam với Trung Quốc, trong lịch sử hàng nghìn năm có quan hệ về bang giao cả tích cực và tiêu cực và rất phức tạp như vậy, Việt Nam hiện nay giữ được độc lập như vậy cũng là một điều, một trang sử vẻ vang của dân tộc, tôi nghĩ rằng ở mức độ nào đó có thể nói rằng Việt Nam không phụ thuộc vào Trung Quốc."

Song vẫn theo nhà nghiên cứu này, Việt Nam cần phải làm nhiều hơn nữa để độc lập, tự chủ hơn nữa và tránh sai chép mô hình Trung Quốc.
"VN không bao giờ muốn đối đầu với TQ, mà chỉ muốn cân bằng để giữ chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam, cũng như để đảm bảo môi trường an ninh trong khu vực Đông Nam Á cũng như Biển Đông"
Tiến sỹ Kế nói: "Xét về lâu dài, Việt Nam không thể nào giải quyết được vấn đề an ninh cũng như phát triển của mình nếu như không chấp nhận trên thực tế một mức độ nhất định ảnh hưởng của Trung Quốc, kể cả về lịch sử, kể cả về kinh tế và vấn đề an ninh."
'Làm gì để đối phó TQ'

Dẫn ra các nguyên lý "dĩ bất biến, ứng vạn biến" trong lịch sử Việt Nam cận đại, nguyên tắc "liên hoành, hợp tung" trong liên minh ứng phó, đối trọng với các khối sức mạnh lớn hơn của các nước được cho là nhỏ, yếu hơn, nhà nghiên cứu cho rằng Việt Nam cần kiên định sách lược cân bằng đối trọng như vẫn đang tiến hành hiện nay, trong khi cũng cần sáng suốt nhận ra thời điểm và các cách thức liên minh với các quốc gia trong khu vực và quốc tế.

Đưa ra lời cảnh báo với những ai vì lợi ích riêng nào đó muốn Việt Nam đối đầu với Trung Quốc, Tiến sỹ Kế nói:
"Còn chuyện người ta muốn Việt Nam trở thành con đê ngăn sóng, hay muốn Việt Nam trở thành xung kích, đối trọng với Trung Quốc, tôi nghĩ rằng chuyện đó là ảo tưởng.

"Bởi vì Việt Nam không bao giờ muốn đối đầu với Trung Quốc, mà chỉ là muốn cân bằng để giữ chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam, cũng như để đảm bảo môi trường an ninh trong khu vực Đông Nam Á, cũng như Biển Đông.

"Tôi nghĩ rằng với một chính sách đối ngoại khôn ngoan và thông minh, thì chúng ta (Việt Nam) có thể giải quyết được vấn đề, những bước đi rất nguy hiểm của Trung Quốc và chúng ta có thể bẻ gẫy, có thể ngăn chặn được các toan tính rất là thâm hiểm của Trung Quốc."


image

Phát triển trước, dân chủ sau
Thăm kênh đào Panama
Thông báo: Giả danh Linh Mục Giáo phận Phan Thiết
Tấm gương mục tử
Những hình ảnh đẹp của các linh mục Ukraine
Loài chó hiểu được cảm xúc của con người
Vì sao 'dân ta không được học sử ta'?
Hai câu chuyện về cái “tủ sách” và cái “tủ rượu”
Bitcoin: thông minh nhưng vô dụng?
Hành trình xác tín của một tu sĩ công giáo
Tiền thế chân Bail & bond
Người dự UPR bị tịch thu hộ chiếu
Hình ảnh Kiev trước và sau bạo loạn đẫm máu
Bệnh GOUT đến từ đâu ?
Người Việt trước ý đồ Hán hóa
Người CS có thể cải sửa, chế độ CS thì không
Việt Nam giữa ý thức hệ và chủ nghĩa quốc gia
9 quốc gia sau đây đều mang "chữ nhất” trên thế gi...
Một Chỉ huy trưởng Hải quân Hoa Kỳ gốc Việt
10 điều quyết định sức khỏe khi thức giấc
Giải mã: các ký hiệu trên đồ nhựa
Thiền Sư Tuệ Sỹ: Trí thức phải nói
Sự 'giống nhưng khác' của các cặp sinh đôi
Trận chiến chính trong thế kỷ 21
Câu chuyện bát mì
Thằng Ngốc
Facebook và nỗi ám ảnh của nhà cầm quyền
Người đi trên đống tro tàn
Trò chuyện với tác giả ‘Còn cái lai quần cũng cạp’...
Wanted By The FBI: Son Nguyen USA
Bi hài chuyện: nhà vệ sinh Thế Vận Hội Sochi
Ai kiềm hãm dân chủ?
Con HẠC Trắng
Phim tài liệu 'Những Ngày Cuối Cùng ở Việt Nam' tạ...
Gia đình của những người không gia đình
Tại sao đàn chim bay theo đội hình chữ V
Ngày họp mặt và tri ân Thương phế binh VNCH ở Sài ...
Ngôi sao điện ảnh Shirley Temple qua đời
Kỳ tích của hai anh em gốc Việt sống trong khu “ổ ...
Một nhà từ thiện phải đột ngột rời VN sau khi bị đ...
Hấp thụ quá nhiều đường làm gia tăng nguy cơ tử vo...
Khi người cao tuổi lái xe

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.