Monday, February 24, 2014

Người dự UPR bị tịch thu hộ chiếu

image
Anh Lâm đã tham dự phiên UPR Việt NamGeneva
Anh Bùi Tuấn Lâm, một trong những người tới Geneva tham dự phiên kiểm điểm nhân quyền của Việt Nam, bị cấm xuất cảnh.
Anh Lâm nói với BBC chiều 24/2 rằng an ninh sân bay Tân Sơn Nhất đã tịch thu hộ chiếu của anh và đưa lệnh cấm anh rời Việt Nam với lý do "chưa được phép xuất cảnh".
Trước đó anh đã bị tạm giữ và thẩm vấn trong vòng tám tiếng ngay sau khi máy bay từ Manila hạ cánh xuống thành phố Hồ Chí Minh lúc 8:30 sáng.
"Như những lần trước tôi bị bắt họ cũng nói passport của tôi có vấn đề cho nên người ta cần làm việc," anh Lâm nói.
"Nhưng sau khi vào bên trong phòng thì cơ quan an ninh của Bộ Công an đã đợi sẵn ở đó."

image
Theo anh Lâm, an ninh Việt Nam quan tâm tới chuyện anh và những người tham gia phái đoàn vận động nhân quyền lấy nguồn tài trợ ở đâu, do ai tổ chức, đã nói những gì trong các cuộc gặp gỡ và có liên hệ gì với Đảng Việt Tân hay không.

'Cởi mở và nhẹ nhàng'
Anh Lâm nói: "Người ta nói rằng tôi qua đó để nói xấu Nhà nước Việt Nam, tôi nói tôi không có gì nói xấu cả, [tôi chỉ nói] những điều đang xảy ra ở Việt Nam.
"Riêng bản thân tôi, tôi không thích Đảng Cộng sản. Đảng Cộng sản có nhiều sai phạm và có những điều chưa đúng trong vấn đề lãnh đạo đất nước và tôi là một người dân, tôi có quyền nêu ra những vấn đề đó.
"Buổi UPR là buổi kiểm định phổ quát chung và những tổ chức xã hội dân sự Việt Nam có quyền tham gia lên tiếng, phê phán, chỉ trích hay nêu ra vấn đề sai phạm của Chính phủ Việt Nam về vấn đề nhân quyền.

image
"Tôi là người đại diện cho anh em No U Việt Nam, tôi tham gia trong phái đoàn đó tôi nêu ra những quan điểm và những điều tôi cảm thấy rằng Việt Nam lãnh đạo đất nước chưa tốt và cần phải thay đổi."
Anh Lâm cũng nói phía bên an ninh đã "không làm gì mạnh mẽ" trong lần thẩm vấn này và cho rằng phiên UPR vừa qua đã có phần tác động:
"Riêng lần này tôi rất hoan nghênh tinh thần làm việc rất lịch sự và nhã nhặn của những nhân viên an ninh của Bộ Công an.
"Người ta nói chuyện rất cởi mở và nhẹ nhàng."
Trong thời gian ở Geneva hồi đầu tháng Hai, anh Lâm cũng đã tham gia buổi Google Hangout với BBC Tiếng Việt.

Khi trao đổi với phóng viên BBC tại Geneva, anh Lâm cũng dự đoán anh sẽ bị cấm xuất cảnh khi trở lại Việt Nam.

image

Feb 05, 2014
Vận động giờ chót trước UPR Việt Nam. image. Ông Leon Saltiel từ UN Watch đòi 'đuổi' VN khỏi Hội đồng Nhân quyền. Ngay trước khi Việt Nam đăng đàn tại phiên họp kiểm định định kỳ thứ 18 của Hội đồng Nhân quyền ...

Jan 27, 2014
UPR là sự kiện kiểm điểm, đánh giá nhân quyền rất quan trọng. Chúng tôi, các tổ chức NGO cổ súy nhân quyền trên thế giới, họp mặt một ngày trước khi Việt Nam ra trước Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc kiểm điểm ...

Dec 02, 2013
Đó là việc Việt Nam sẽ phải ra điều trần trước Liên Hiệp Quốc ở Geneva vào ngày 28 tháng 1 năm 2014 sắp tới. Theo đúng tiến trình Universal Periodic Review (UPR) mỗi 4 năm mới có một lần như tôi đã trình bày trước đây.

Feb 17, 2014
Trong lúc ra sức dối trá, trơ trẽn lấp liếm, ngụy biện cho chính sách hạn chế tự do ngôn luận, kiểm duyệt thông tin trên Internet tại Hội nghị kiểm điểm phổ quát về nhân quyền (UPR) tại Genève, thì báo Nhân Dân, cơ quan ...

Feb 05, 2014
Chị đang ở châu Âu, trong một chuyến đi ngắn ngày để tham gia các sự kiện bên lề phiên Kiểm điểm Định kỳ (UPR) của Việt Nam ngày 5/2/2014. Các sự kiện đó là những cuộc gặp gỡ, tiếp xúc với các phái đoàn đại diện ...

Nov 23, 2013
VN thực hiện các khuyến cáo về mục tiêu nhân quyền theo các chu kỳ kiểm điểm 1 và chu kỳ 2 của UPR ( Universal Periodic Review). Chu kỳ 1 đã thực hiện năm 2009, chu kỳ 2 sắp tới. 7. VN thực hiện nền dân chủ từ cơ sở, ...

Jun 20, 2013
Đánh giá Định kỳ Phổ quát (UPR) là chương trình được Đại hội đồng LHQ thành lập vào năm 2006 để đảm bảo "Từng Nhà nước thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nhân quyền của mỗi quốc gia". UPR là một cơ chế để rà soát thực ...

image

Hình ảnh Kiev trước và sau bạo loạn đẫm máu
Bệnh GOUT đến từ đâu ?
Người Việt trước ý đồ Hán hóa
Người CS có thể cải sửa, chế độ CS thì không
Việt Nam giữa ý thức hệ và chủ nghĩa quốc gia
9 quốc gia sau đây đều mang "chữ nhất” trên thế gi...
Một Chỉ huy trưởng Hải quân Hoa Kỳ gốc Việt
10 điều quyết định sức khỏe khi thức giấc
Giải mã: các ký hiệu trên đồ nhựa
Thiền Sư Tuệ Sỹ: Trí thức phải nói
Sự 'giống nhưng khác' của các cặp sinh đôi
Trận chiến chính trong thế kỷ 21
Câu chuyện bát mì
Thằng Ngốc
Facebook và nỗi ám ảnh của nhà cầm quyền
Người đi trên đống tro tàn
Trò chuyện với tác giả ‘Còn cái lai quần cũng cạp’...
Wanted By The FBI: Son Nguyen USA
Bi hài chuyện: nhà vệ sinh Thế Vận Hội Sochi
Ai kiềm hãm dân chủ?
Con HẠC Trắng
Phim tài liệu 'Những Ngày Cuối Cùng ở Việt Nam' tạ...
Gia đình của những người không gia đình
Tại sao đàn chim bay theo đội hình chữ V
Ngày họp mặt và tri ân Thương phế binh VNCH ở Sài ...
Ngôi sao điện ảnh Shirley Temple qua đời
Kỳ tích của hai anh em gốc Việt sống trong khu “ổ ...
Một nhà từ thiện phải đột ngột rời VN sau khi bị đ...
Hấp thụ quá nhiều đường làm gia tăng nguy cơ tử vo...
Khi người cao tuổi lái xe
Thơ: Mai tôi đi & Khi Tôi Chết
Đông Á sẽ rơi vào xung đột vũ trang?
Trôi nổi hơn một năm trên đại dương
Trang web Giao Ðiểm: ổ rắn độc của việt cộng tại h...
Nhiều nguy cơ khó lường vì ngồi nhiều
Thư gửi một nhân viên an ninh
Vận động giờ chót trước UPR Việt Nam
Nỗi ân hận muộn màng
Marx, Engels, Tito bị vẽ trong địa ngục
50 bức ảnh chứng tỏ rằng Hà Nội 2014 giống hệt như...

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.