Wednesday, February 5, 2014

Vận động giờ chót trước UPR Việt Nam

image
Ông Leon Saltiel từ UN Watch đòi 'đuổi' VN khỏi Hội đồng Nhân quyền
Ngay trước khi Việt Nam đăng đàn tại phiên họp kiểm định định kỳ thứ 18 của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, sức ép từ các tổ chức vận động nhân quyền đối với Hà Nội và cộng đồng quốc tế đang được đẩy lên.

Tại hội thảo mang tên ‘Trách nhiệm của Việt Nam trong vai trò thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc’ hôm 4/2, Phó Giám đốc tổ chức UN Watch thậm chí kêu gọi các nước thành viên Liên Hiệp Quốc hãy “khai trừ Việt Nam ra khỏi Hội đồng Nhân quyền”.
Hội thảo này do một số tổ chức vận động nhân quyền, trong đó có PEN International, UN Watch và Đảng chính trị Việt Tân, đồng chủ trì.

Ông Leon Saltiel nói chỉ có những nước tôn trọng nhân quyền ở mức cao nhất mới xứng đáng có chân trong Hội đồng Nhân quyền và Việt Nam lại đang tiếp tục vi phạm các quyền tự do bao gồm cả tự do ngôn luận và tự do hội họp.
“Việt Nam tham gia Hội đồng Nhân quyền không phải để thúc đẩy nhân quyền mà để bảo vệ họ và bạn bè khỏi bị chỉ trích,” ông Saltiel nói.
Đại diện của UN Watch, tổ chức phi chính phủ theo dõi các hoạt động ở Liên Hiệp Quốc, cũng nói thêm Libya cũng đã từng là thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc và đã bị khai trừ khỏi hội đồng này.

Khi phóng viên BBC chất vấn về chuyện Việt Nam đã được bầu vào Hội đồng Nhân quyền với số phiếu cao, ông Saltiel nói chuyện các nước thành viên Liên Hiệp Quốc dàn xếp và mặc cả với nhau để đổi chác sự ủng hộ là chuyện thường.

Ông Saltiel nhắc đến chuyện diễn giả Phạm Chí Dũng bị công an Việt Nam ngăn không cho ra khỏi Việt Nam để tới dự hội thảo và nói đây là ví dụ rõ nhất về chuyện Việt Nam không tôn trọng quyền của các cá nhân được tham gia vào các cuộc bàn thảo về nhân quyền.

Những người tổ chức hội thảo cũng cố gắng để nối Skype với ông Dũng nhưng đường truyền chập chờn nên không thể kết nối.
Cuối cùng họ phải bật đoạn thu hình từ trước của ông Dũng, người nhấn mạnh tầm quan trọng của các tổ chức phi chính phủ trong việc mang lại những thay đổi tích cực trong xã hội.

Số vụ '88 và 79' giảm

image
Ông Sơn nói ông bị đe dọa vì bảo vệ các nhà hoạt động tại tòa
Khán phòng cũng có lúc trùng hẳn xuống khi nhà báo Trần Quang Thành, người từng làm báo trong nước và hiện sống ở Slovakia, kể về chuyện ông bị công an “chỉ điểm” cho những kẻ muốn trả thù ông vì viết bài chống tham nhũng để họ tạt a-xít vào mặt ông khiến ông bị thương tật tới 85%, một mắt mù và một mắt chỉ còn 1/10 thị lực. Vợ ông bị suy tim và mất ít lâu sau ông bị tấn công trong khi con trai và con gái ông lần lượt bị mất việc vì những bài báo của ông, nhà báo Thành nói.
Đại diện của Tổ chức Phóng viên Không Biên giới, ông Benjamin Ismail, cũng phát biểu tại hội thảo rằng tình hình nhân quyền Việt Nam đã tồi tệ thêm từ năm 2009, năm Việt Nam lần đầu tiên bị kiểm điểm về nhân quyền.
Ông Ismail nói lần cuối cùng tổ chức của ông tiếp xúc được với Việt Nam là hồi năm 2009 và cuộc gặp khi đó cũng không có gì tốt đẹp.

'Bị chặn hoàn toàn'

image
Hội thảo hôm 4/2 diễn ra trong vòng hai tiếng với nhiều diễn giả
Tổng Giám đốc Đài Á châu Tự do Libby Liu cũng nói bà mong muốn được gặp gỡ các quan chức Việt Nam để có thể trao đổi với họ về dịch vụ của đài, vốn hiện bị chặn hoàn toàn ở Việt Nam theo lời bà nói.
Trước khi cuộc gặp diễn ra, BBC Tiếng Việt đã có cuộc phỏng vấn dài với bà Judy Taing, Giám đốc phụ trách Á châu của tổ chức Article 19 chuyên bảo vệ tự do ngôn luận.
Bà Taing, người điều phối một trong ba bàn tròn thảo luận của hội thảo, nói Việt Nam thậm chí không tôn trọng luật lệ của chính họ.
Bà nói Việt Nam cần tuân thủ luật của mình đề ra cùng các luật lệ quốc tế mà Việt Nam đã tham gia và cam kết thực hiện nhất là khi giờ Việt Nam đã là thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.
Bà Taing cả quyết rằng các tổ chức phi chính phủ chỉ muốn Việt Nam thực hiện đúng những gì họ đã hứa theo chuẩn quốc tế chứ không có ý nói xấu Việt Nam như Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh có ý nói.

Chiếc áo và thầy tu

image
Bà Trang Huỳnh (đảng Việt Tân, thành viên ban tổ chức) nói khoảng 100 người dự hội thảo
Trao đổi với BBC cũng trong ngày 4/2, một loạt các nhà hoạt động nhân quyền từ Việt Nam đi thoát sang Geneva nói họ mong có những thay đổi ở Việt Nam để con em họ không bị tù đày, ngày Xuân họ được ở nhà ăn Tết với gia đình thay vì phải xa nhà đi vận động, báo chí không còn bị chỉ huy bởi những cuộc họp của quan chức Đảng và người Việt Nam được tự do đi lại và tham gia các hoạt động về nhân quyền thay vì bị cấm đoán.

Trong khi đó các nước thành viên Liên Hiệp Quốc đăng ký tham gia phát biểu trong phiên UPR của Việt Nam lên tới 107, mở đầu là Na Uy và kết thúc là Nigeria với mỗi nước chỉ được phát biểu chừng một phút do quá nhiều nước muốn tham gia.

Một quan chức của Liên Hiệp Quốc nói 107 là con số kỷ lục của kỳ họp kiểm điểm UPR lần thứ 18 của Hội đồng Nhân quyền trong đó 14 nước có kỳ UPR bao gồm cả Afghanistan, Campuchia, Chile, New Zealand, Vanuatu và Yemen.
Việt Nam còn là một trong ba nước chủ chốt điều phối phiên UPR của Yemen.
Với tư cách thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, Việt Nam giờ có thể coi là ngồi chiếu trên.
Trong các cuộc họp của Hội đồng, Việt Nam ngồi ở ba hàng ghế đầu tiên thay vì có thể phải ngồi cuối phòng.
Nhưng các nhà hoạt động sẽ nói ‘chiếc áo không làm nên thầy tu’.
Và nếu tự do mà các nhà hoạt động muốn to như cái chiếu trong khi họ cho rằng Hà Nội chỉ muốn cho người dân tự do bằng cái chén thì những lời qua tiếng lại sẽ không bao giờ chấm dứt.




Nguyễn Hùng

image
Nguyễn Hùng, BBC Tiếng Việt: Ông Hoàng Chí Trung, Vụ trưởng Vụ các tổ chức quốc tế của Bộ Ngoại giao Việt Nam (đứng bên phải) cảm ơn Trưởng phái đoàn đại diện của Campuchia ở Liên Hiệp Quốc vì đã đổi lịch làm UPR để các quan chức Việt Nam có thể "đón Tết".
Đáng ra Việt Nam có phiên UPR hôm 28/1 và hôm nay là ngày của Campuchia. Trưởng đại diện của Campuchia, Đại sứ Samol Ney nói với BBC Tiếng Việt nước ông nhận được hơn 250 khuyến cáo của các nước thành viên Liên Hiệp Quốc và hy vọng sẽ thực hiện được tất cả các khuyến cáo này.

image
Đại diện Bộ Công An Việt Nam (ngoài cùng bên trái hàng đầu) trả lời về việc giam giữ tội phạm an ninh quốc gia:
Cơ sở pháp lý của việc bắt giữ các tội phạm an ninh quốc gia nằm trong các điều luật của Bộ luật Hình sự, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, như các điều 19, 22 của Công ước Quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR).
Việt Nam tôn trọng các quyền tự do ngôn luận, hội họp. VN khuyến khích người dân tham gia góp ý, phê phán, phản biện các chính sách quốc gia.
Việt Nam áp dụng các giới hạn để đảm bảo trật tự an toàn an ninh xã hội, phù hợp với điều 29 ICCPR.
Chính phủ Việt Nam đảm bảo các điều kiện sinh sống của phạm nhân. Phạm nhân được quyền nhận thư từ, thức ăn từ người thân, được nhắn tin gửi thư cho gia đình.

image
Trịnh Hội Facebook cá nhân:
Những gì tôi thấy là tại UN nơi tôi đang tham dự phiên UPR Việt Nam là NÓI PHÉT RẤT NHIỀU. Nhiều lắm.
Nhưng đồng thời cũng rất tuyệt khi nghe lời khoác lác của phái đoàn Việt Nam. Bởi vì nó sẽ là chuyện nực cười và ai cũng biết vậy.

image
Đại diện Bộ Thông tin Truyền thông Việt Nam (ngồi giữa, hàng đầu).
Việt Nam không có kiểm duyệt báo chí xuất bản, không kiểm duyệt internet, Việt nam Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tuy nhiên hạn chế quyền tự do ngôn luận theo qui định của luật Việt Nam như việc cấm kích động hằn thù tôn giáo, kích động bạo lực chống nhà nước...
Nghị định 72 không hạn chế quyền tự do ngôn luận, không có qui định nào hạn chế người sử dụng phổ biến thông tin.

image
Nội dung chính là Hoa Kỳ hoan nghênh việc Việt Nam ký Công ước Chống Tra tấn và có tiến bộ về quyền của người đồng tính, song tính và chuyển giới và cho phép đăng ký nhiều nhà thờ hơn.
"Tuy nhiên, Việt Nam vẫn sách nhiễu và giam giữ những người thực thi các quyền phổ quát và tự do như tự do ngôn luận và hội họp. Việt Nam cũng hạn chế tự do tôn giáo và việc sách nhiễu các nhà thờ không đăng ký vẫn tiếp diễn.
"Chúng tôi lo ngại về các hạn chế đối với việc thành lập công đoàn độc lập, việc sử dụng lao động trẻ em và lao động cưỡng bức, và việc chính quyền sử dụng lao động bắt buộc.
"Chúng tôi cũng thất vọng vì Việt Nam đã ngăn cản xã hội dân sự tham gia vào tiến trình UPR nói chung.
"Chúng tôi khuyến cáo Việt Nam:
1. Xem xét lại luật an ninh quốc gia đang được dùng để trấn áp các quyền phổ quát và thả không điều kiện tất cả các tù nhân chính trị như Tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ, các ông Lê Quốc Quân, Điếu Cày và Trần Huỳnh Duy Thức.
2. Bảo vệ các quyền của người công nhân đã được quốc tế công nhận và thực thi luật cấm cưỡng bức lao động; và
3. Nhanh chóng phê chuẩn và thực thi Công ước Chống Tra tấn."

image
Bồ Đào Nha cũng khuyến nghị Việt Nam lập ra một cơ quan bảo vệ nhân quyền độc lập căn cứ vào các nguyên tắc Paris và đảm bảo không xảy ra các vụ 'bị bắt đi mất tích' (forced disappearance),
Hàn Quốc khuyến nghị Việt Nam bảo vệ tự do, nhân quyền theo những công ước đã ký kết.
Moldova nói thừa nhận các nỗ lực của Việt Nam từ lần trước, bảo vệ trẻ em, chống nạn buôn trẻ em và khai thác tình dục, nhưng muốn Việt Nam bảo vệ hơn trẻ em không bị lao động cưỡng bức và bị khai thác tình dục.
Hungary hoan nghênh phái đoàn Việt Nam và thừa nhận các tiến bộ nhưng Hungary bày tỏ lo ngại về nạn kiểm duyệt mạng ở Việt Nam và mong Việt Nam có cơ chế thực hiện các cam kết không trừng trị những tiếng nói về tự do.

image
Ông Ngọc (đứng thứ hai từ phải sang)
Thứ trưởng Hà Kim Ngọc: (tiếng Anh) "Việc thực thi pháp luật không phải lúc nào cũng tốt...Việt Nam tiếp tục cải cách để cắt giảm tệ quan liêu, tham nhũng và cải thiện việc bảo vệ nhân quyền."

image
Ông Nam Lộc từ California, Hoa Kỳ: Lần biểu tình này quan trọng hơn nhiều lần biểu tình khác bởi vì chúng tôi muốn nói lên tiếng nói cho những người tranh đấu ở trong nước hiểu rằng người Việt từ khắp năm châu đều hỗ trợ cuộc tranh đấu đó của quí vị và họ không có cô đơn, và đồng thời chúng ta cần phải nói lên tiếng nói cho những người không nói được ở trong nước.

image
Hai vợ chồng người gốc Việt, ông Đoàn Văn Bất và bà Đào Đông Nghi từ Đức cũng bay sang Geneva để tham dự biểu tình.
Ông Bất nói ông muốn có mặt trong đoàn biểu tình hôm nay để nói lên tiếng nói của những người ở Việt Nam không được nói, nhằm đóng góp một phần nhỏ cho tiến trình dân chủ ở Việt Nam.
Đoàn từ Đức sang Geneva lần này có một xe bus chở ba mươi người, cùng vợ chồng ông và một người nữa đi máy bay. Ông nói ông được biết còn một số người nữa từ Đức đi nhưng không đăng ký đi cùng nhóm của ông.

image
Phóng viên Nguyễn Hùng của Ban Việt ngữ BBC tường thuật các diễn biến mới nhất. Trong bài viết " Vận động giờ chót trước UPR Việt Nam", Nguyễn Hùng nhận xét:
Và nếu tự do mà các nhà hoạt động muốn to như cái chiếu trong khi họ cho rằng Hà Nội chỉ muốn cho người dân tự do bằng cái chén thì những lời qua tiếng lại sẽ không bao giờ chấm dứt.

image
Ông Leon Saltiel, Phó Giám đốc tổ chức UN Watch nói vào tháng Ba sẽ cùng các tổ chức phi chính phủ gửi đơn kháng nghị tới tất cả các tổ chức Nhân quyền để từ chối Việt Nam và các quốc gia tương tự như Việt Nam không tôn trọng, thậm chí vi phạm các tiêu chuẩn cao nhất về nhân quyền.
"Chúng tôi rất quan ngại khi Việt Nam được bầu vào Hội đồng Nhân quyền. Hồi tháng 11 chúng tôi tổ chức một sự kiện lớn ở New York kêu gọi các quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc không bầu Việt Nam vì quốc gia này không thực hiện đủ các tiêu chí theo quy định.
Theo Giải pháp 6251 của Hội đồng Nhân quyền, quốc gia được bầu phải duy trì được tiêu chuẩn cao nhất về nhân quyền.
Chúng tôi tin rằng sau những gì đã được nghe trong sự kiện hôm nay [04/02], Việt Nam không có được điều đó, và thực ra thất bại trong các lĩnh vực tối quan trọng như tự do ngôn luận, tự do hội họp, tự do của luật sư, thậm chí là cả tra tấn, giam giữ..."

image
Nhân quyền Mỹ - Việt: Hồi tháng 7/2013, Tổng thống Barack Obama nói sau cuộc gặp với Chủ tịch VN, Trương Tấn Sang: "Hoa Kỳ tiếp tục tin rằng tất cả chúng ta phải tôn trọng các vấn đề như tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, tự do hội họp."
Ông Obama cũng nói với báo giới tại Phòng Bầu dục với Chủ tịch Sang đứng bên cạnh, "Chúng tôi đã có cuộc hội đàm rất thẳng thắn về cả những tiến bộ mà Việt Nam đang thực hiện và những thách thức còn tồn tại", theo AFP.

image
Trả lời phỏng vấn của Nguyễn Hùng (BBC tiếng Việt) ở Geneva, Giám đốc Đài Á châu Tự do (RFA) bà Libby Liu nói:
"Những tuyên ngôn trên mạng là một nguồn rất lớn để chính phủ Việt Nam bắt giữ, bỏ tù và trừng phạt nhiều người.
Họ vẫn đang theo dõi, kiểm soát và thậm chí cả trả thù những người lên tiếng trên mạng. Chúng ta cũng thấy được ảnh hưởng của cộng đồng mạng internet đối với những kêu gọi biểu tình trong đời thực.
Rất đáng tiếc là nhiều lần chính phủ Việt Nam đã theo dõi và ngăn chặn mọi người.
Chúng tôi biết rằng một trong những người đáng ra hôm nay tham gia làm chứng đã bị chặn lại ở biên giới và không thể tới dự sự kiện hôm nay.
Đây là những chiến lược mà chính phủ dùng để kìm nén tự do ngôn luận dù là với tư cách cá nhân hay trên mạng.
Họ coi các hoạt động trên mạng là nghiêm trọng vì có mối nguy hiểm thực sự thành hình từ bên ngoài Việt Nam."

image
Đại diện một tổ chức nhân quyền cho rằng Việt Nam chỉ chấp nhận khuyến nghị về nhân quyền thôi là chưa đủ.
Cô Judy Taing, phụ trách về Á Châu thuộc tổ chức Article 19 với chi nhánh ở New York, trả lời BBC tại Geneva vào hôm 04/02/2014, một ngày trước ngày Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát về Nhân quyền mà Việt Nam tham gia.
"Cái chính là trong bốn năm tới họ [Việt Nam] cần đưa ra các chính sách và xây dựng cơ sở hạ tầng để làm sao những đề nghị đó được thực hiện tới cùng bằng các biện pháp ý nghĩa, theo tiêu chuẩn quốc tế," cô Judy Taing trả lời khi được hỏi về ý kiến của ông Phạm Bình Minh rằng Việt Nam đã "làm tốt" trong vấn đề nhân quyền.
Cô cũng nhấn mạnh rằng các kêu gọi tăng cường nhân quyền đối với Việt Nam không phải do "không thích Việt Nam", mà mong Việt Nam "đứng lên bắt đầu giải quyết mọi việc".
Judy Taing cũng nói với BBC hôm 4/2 rằng "tiêu chuẩn về nhân quyền là như nhau trên cả thế giới".

image
Luật sư đấu tranh dân chủ Lê Công Định: Sự kiện “Mùa xuân Ả Rập” cho thấy không thành trì nào không thể sụp đổ trước lòng căm phẫn của người dân. Cái chết của nhà độc tài Gaddafi ở Libya là tấm gương lớn cho những ai cùng chung ảo tưởng với ông. Trước khi bị sát hại, ông vẫn tin và tuyên bố không ngượng rằng chế độ của ông là do lịch sử và nhân dân Libya lựa chọn. Song lịch sử và nhân dân đã chọn một cách khác cho ông mà chúng ta đều đã chứng kiến.
Việt Nam cũng đã thay đổi. Thời “sự im lặng của bầy cừu” không còn nữa. Trước đây, đôi lúc tôi cảm thấy cô đơn khi lên tiếng về những vấn đề chính trị và xã hội của đất nước. Bây giờ, xung quanh nhiều người can đảm và mạnh mẽ hơn tôi nhiều, nhất là giới trẻ. Công nghệ thông tin, mặt khác, đã tạo nên chuyển biến lớn trong nhận thức chung của xã hội ngày nay. Nhãn quan của người dân không bị che phủ bởi bức màn sắt nữa. Sự đoàn kết và khích lệ lẫn nhau ngày càng gia tăng.
Tuy nhiên, tôi thật sự quan ngại về tình hình kinh tế, cả vĩ mô lẫn vi mô. Đời sống của các gia đình có thu nhập thấp sẽ ra sao trong cơn khủng hoảng vô tiền khoáng hậu này? Tôi cảm thấy đau xót.
Cuộc phỏng vấn đầu Xuân ông dành cho BBC nhân dịp tròn một năm sau ngày được thả khỏi tù nhưng vẫn bị quản chế (06/2/2013).

image
Các nhà hoạt động nhân quyền từ Việt Nam tới Geneva, Thụy Sỹ nói với BBC Tiếng Việt về những thay đổi mà họ mong được thấy ở Việt Nam, trước giờ diễn ra phiên kiểm định tình hình nhân quyền Việt Nam tại Liên Hợp Quốc.
Bố của tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức, ông Trần Duy Huỳnh nói: "Mong rằng mùa xuân năm sau" người Việt Nam sẽ sống trong xã hội tự do, bình đẳng, và nhân quyền là sự khởi đầu của một xã hội dân sự.
Nhà báo tự do Đoan Trang thì mong muốn Việt Nam sẽ không còn định hướng báo chí.
"Nhà báo Việt Nam sẽ không còn bị cản trở tác nghiệp, sẽ không còn màn nhắn tin chỉ đạo, màn răn dạy báo chí, chúng tôi không phải là trẻ con," nhà báo nói.

image
Ông Trần Văn Tích, một người trong ban tổ chức biểu tình cho nhóm hàng chục người từ Đức sang Thụy Sỹ nói với BBC về các mục đích của đoàn:
Chúng tôi tổ chức biểu tình là trước hết là để biểu dương lực lượng để cho chính quyền cộng sản tham gia phiên hôm nay thấy rõ khí thế chống cộng.
Mục đích thứ hai là chúng tôi muốn hướng về quốc nội. Chúng tôi đang được hưởng tự do nhưng đồng bào trong nước thiếu tất cả nên chúng tối hướng về đồng bào, những người đang ở trong nhà tù lớn.
Mục đích thứ ba là chúng tôi muốn nói với quốc tế là tập đoàn cộng sản đang ngự trị trên đất nước chúng ta gây ra biết bao nhiêu đau thương. Vì vậy tập thể cộng đồng tị nạn, cộng đồng lưu vong luôn luôn hướng về quốc nội và sẵn sàng tiếp tay đấu tranh với quốc nội để mong một ngày đất nước được tự do dân chủ. Chúng tôi mang truyền đơn bằng Anh, Pháp và Đức để phát cho quan khách, du khách có mặt tại địa điểm biểu tình.
Ông Tích cũng nói với BBC rằng số lượng người biểu tình từ Đức sang không được nhiều do điều ông mô tả là phía Việt Nam dùng thủ thuật đổi ngày UPR với Campuchia. Theo ông Tích đáng ra đã có UPR từ hôm 28/01/2014 nhưng việc Việt Nam đổi ngày khiến một số nhóm biểu tình bị động và phải hủy chuyến đi do đã mua vé trước.

image
Bình luận về nhận định của Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh rằng "vẫn luôn luôn có những thế lực tìm cách để chỉ trích" Việt Nam về quyền con người "vì những mục tiêu khác nhau", giáo sư Tương Lai nói:
"Đứng về ngôn từ ngoại giao thì tôi cho rằng ông Ngoại trưởng Phạm Bình Minh không thể nói khác. Nếu muốn giữ nguyên vị trí hiện nay thì phải nói theo xu hướng chung của đường lối đang được vận hành hiện nay".
"Phải đặt mình vào trong vị thế của ông ấy."
"Vấn đề cần lên án, không phải là một ông A, ông B, ông C, mà là lên án chung một đường lối."
Trong khi đó trả lời RFA, cựu Lãnh sự Việt Nam tại Thụy Sỹ, ông Đặng Xương Hùng bình luận về thông điệp của Bộ trưởng Ngoại Giao Phạm Bình Minh:
"Với cá nhân anh Phạm Bình Minh Phó thủ tướng Bộ trưởng Ngoại giao thì tôi rất kính trọng và khâm phục. Tuy nhiên phát biểu của anh ấy vừa rồi thì tôi thấy là các anh ấy dù đã đứng trong vị trí Phó thủ tướng và Bộ trưởng Ngoại giao nhưng vai trò của anh ấy cũng chỉ thực thi cái chỉ đạo của Bộ chính trị, do đó bài phát biểu của anh ấy thì bản thân tôi tôi thấy là không khéo léo.
"Anh ấy có thể nói theo một cách khác. Nếu nói như vậy trong nội bộ đảng để khuyến khích lẫn nhau thì được chứ còn nói ra với bên ngoài thì điều đó là cái bệnh của lãnh đạo khi phải thi hành chỉ thị của đảng."

image
Tiến sỹ Nguyễn Quang A từ trong nước cho rằng phiên Kiểm điểm Nhân quyền Định kỳ (UPR) tại Geneva không phải là cách hữu hiệu nhất để buộc nhà cầm quyền Việt Nam phải cải thiện tình hình nhân quyền.
"Tôi nghĩ rằng chắc chắn nó sẽ có tác động gây áp lực lên nhà cầm quyền Việt Nam", ông nói với BBC trong cuộc phỏng vấn hôm 5/2.
"Nhưng những áp lực đấy có thực sự hữu hiệu để khiến nhà cầm quyền phải thay đổi chính sách liên quan đến nhân quyền thì tôi e rằng tính hiệu quả của nó là không nhiều."
Ông Quang A cho rằng việc Việt Nam được bầu vào hội đồng nhân quyền với tỷ lệ cao nhất từ trước đến nay và cao nhất trong phiên bầu vừa qua "chứng tỏ rằng những ảnh hưởng quốc tế hoặc là bản thân những tổ chức đó cũng không thực sự được như tên gọi của nó."
"Tôi nghĩ điều quan trọng nhất vẫn là người dân trong nước Việt Nam, nếu hiểu được quyền của mình, thì cứ ra sức thực thi quyền của mình ở mọi lĩnh vực."
"Đó mới là áp lực mạnh mẽ nhất để buộc nhà cầm quyền Việt Nam phải thừa nhận những quyền đó của người dân và từ từ không chỉ thừa nhận mà phải ghi nhân bằng pháp luật những quyền đó."

image
Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết
Tôi nghĩ rằng tình hình nhân quyền của Việt Nam từ ngày Đổi Mới đến giờ đang ngày càng được cải thiện một cách rõ rệt.
Ngày trước, không thể có chuyện chúng tôi được đấu tranh một cách thẳng thắn tại nghị trường như trong những khóa Quốc hội mà chúng tôi tham gia.
Điều đó chứng tỏ các nhà lãnh đạo Việt Nam cũng nhận thức được vấn đề, và cũng mong muốn có sự cải thiện về nhân quyền.
Nhưng những bước đi về nhân quyền của Việt Nam vẫn còn chậm và chắc chắn cần có những cải cách lớn hơn nữa để đảm bảo quyền dân chủ của người dân, có như vậy đất nước mới mong tiến bộ được.

image
Phiên Kiểm điểm Nhân quyền Định kỳ cho Việt Nam (UPR) diễn ra tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc ở Geneva trong ngày 5/2 từ 20:30 tới 24:00 giờ Việt Nam.

image

Nỗi ân hận muộn màng
Marx, Engels, Tito bị vẽ trong địa ngục
50 bức ảnh chứng tỏ rằng Hà Nội 2014 giống hệt như...
YouTube: Xuân
Lục Bát "linh tinh"
Để bụng vui ăn Tết!
Chuyện cô nữ giảng viên trường Đại học Sư phạm Thá...
Tết Tây, Tết Tàu, Tết nào là tết ta?
Báo Anh giải mã vụ đóng cửa Zone 9
Vì Sơn Là Linh Mục
Luật thơ Lục Bát
Trận đánh vào các huyền thoại & Huyền thoại: chất ...
Giao Điểm là Ai?
Tản mạn đôi điều về nhóm Giao Điểm
Tòa bỏ lọt một tội khác của Dương Tự Trọng?
Nỗ lực vận động gia tăng trước cuộc kiểm điểm nhân...
Huyền thoại: chất dinh dưỡng của độc tài
Những tình khúc "Sông Núi"
Sớ Táo Quân Tết Kỷ Mùi 1979
Thông điệp tượng cát
Hoa hậu biểu tình VN nói về tự do
Hé lộ mới về thân nhân lãnh đạo TQ
Sự mù quáng vô tận
Anh thợ nail có máu văn nghệ
Trận chiến Hoàng Sa và một lịch sử được viết lại
Hèn nhục và tiểu nhân của ĐCS_VN
Cách tính năm, tháng, ngày, giờ theo can chi
Sớ Táo Quân 2014
Đảng đang giăng lưới bắt con cá to?
Bản điều trần trước Ủy Hội Nhân Quyền Tom Lantos
Điều trần tại Quốc hội Mỹ về tình trạng tù nhân lư...
Nhiều lời kêu gọi xuống đường nhân 40 năm hải chiế...
Buồn và lo cho nghề nhặt rác kiếm cơm
Những vần thơ của thi sĩ Sông Núi
Bản án dành cho chế độ
Những tình tiết động trời trong vụ án xử anh em Dư...
Những nghề làm thuê chỉ có ở Việt Nam
Tác dụng của chất xơ và dược thảo Diên Hồ
Huyền thoại về tượng Thương Tiếc
Người Mỹ hằng sản cũng hằng tâm
Mơ ước bình thường

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.