Marx,
Engels, Tito bị vẽ trong biển lửa với ác quái địa ngục
Một
nhà thờ ở Montenegro gây tranh cãi do để tranh trang trí tường vẽ cảnh lãnh đạo
cộng sản của Yugoslav Josip Broz Tito bị đốt trong lửa địa ngục cùng Karl Marx
và Friedrich Engels.
Nhà
thờ mới xây dựng của Giáo hội Phục sinh ở thủ đô Podgorica trước đó nhận nhiều
chỉ trích do thiết kế tốn kém.
Giờ
các nhà chỉ trích nói giáo hội không nên can thiệp vào chính trị.
Các
tác phẩm triết học của Marx và Engels từng là môn học bắt buộc thời Monetenegro
thuộc quốc gia cộng sản Yugoslavia .
Một
người dẫn dắt giáo hội, chỉ cho biết tên là Dragan, nói với hãng thông tấn AFP
rằng Marx, Engels và Tito “nhân cách hóa cái ác của cộng sản ở vùng Balkans” và
nghệ sỹ cần được “có tự do nhìn mọi việc theo ý ông ấy”.
Tuy
nhiên ông nói thêm: “Ông ta không thể phán xét, dưới danh nghĩa Giáo hội, ai
thuộc về địa ngục, ai sẽ lên thiên đàng.”
Tác
giả của bức tranh vẫn ẩn danh.
Tôn
giáo và Chính trị
Nhà
thờ của Giáo hội Phục sinh ở Podgorica từng bị chỉ trích do thiết kế xa hoa
Người
đến thăm nhà thờ cũng bày tỏ quan điểm khác biệt về việc nên hay không nên giữ
bức tranh tường.
“Giáo
hội không nên can thiệp vào thế giới trần tục và quyết định ai xứng đáng xuống
địa ngục hay lên thiên đàng,” luật sư Rade Stankovic nói.
Nhưng
một người khác, chỉ nêu tên là Milos , nói rằng
chủ nghĩa cộng sản đã gây ra “bao nhiêu điều ác”.
“Quá
nhiều người bị giết dưới danh nghĩa của tư tưởng do Marx, Engels và những người
theo họ quảng bá,” ông nói.
Nhà
thờ này không chỉ là tòa nhà tôn giáo duy nhất giới thiệu các nhân vật của thế
kỷ 20 trên tranh tường.
Một
tu viện ở Ostrog cũng có tranh Hitler, Lenin và Titio cùng với Judas, người
phản bội chúa Jesus.
Ở
Việt Nam ,
các môn triết học và tư tưởng vẫn bắt buộc có phần về Karl Marx, Engels, Lenin
và Hồ Chí Minh.
Trong
cuộc phỏng vấn với BBC sau vụ người dân Ukraine đập phá tượng Lenin ở thủ đô
Kiev, một tiến sỹ cho rằng “đất nước của Lenin có vai trò rất lớn “Trong sự
nghiệp bảo vệ độc lập của Việt Nam.”
Ông
Vũ Minh Giang giải thích thêm: “Khi Hoa Kỳ dùng máy bay B-52 ném bom bệnh
viện, khu vực đông dân thì phải có tên lửa của Liên Xô mới bắn rơi
B-52.”
“Ai
giúp đỡ Việt Nam trong sự nghiệp này đều được đánh giá cao. Thế hệ
từng trải qua hiểu rất rõ và dành tình cảm tốt đẹp đối với đất nước
Xô Viết và Lenin,” vị tiến sỹ từ Đại học Quốc gia Hà Nội nói.
Hôm
23/01/2014, một người tự xưng là thành viên của nhóm Pháp Luân Công cũng nói đã
cố kéo đổ tượng Lênin ở Hà Nội nhưng không thành.
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.