Báo The
Economist vừa có bài viết về việc đóng cửa Khu 9, hay còn gọi là Zone 9 ở
Hà Nội, theo đó nhận định một trong những lý do có thể là lợi ích kinh tế.
BBC
giới thiệu tóm lược bài báo của tác giả ký tên M.S. từ Hà Nội, đăng trên The
Economist hôm 27/01.
Theo
bài báo, lúc đầu một số người cho rằng có động cơ chính trị do Khu 9 từng là
phong trào xã hội dân sự phát triển văn hóa độc lập lớn nhất Hà Nội, và lúc đó
chưa chịu sự kiểm soát của chính quyền.
Tuy
nhiên, theo nhóm luật sư do những người làm ăn ở Khu 9 thuê để khiếu nại quyết
định của Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, lý do tài chính có lẽ quyết định hơn
cả.
“Nhóm
luật sư sớm phát hiện ra rằng công ty bất động sản chủ quản Zone 9 đã ký hợp
đồng ba năm với những người làm ăn ở đây, chỉ có quyền nắm khu này tới hết
tháng Ba,” tác giả viết.
“Quyền
phát triền khu vực này do OceanBank nắm giữ, là một trong số ít các ngân hàng
tư nhân của Việt Nam
nổi lên trong thập niên qua.”
OceanBank
(Ngân hàng TMCP Đại Dương) cũng đã tham gia vào một kế hoạch kiếm lời từ cơn
sốt bất động sản ở Hà Nội với việc xây các tòa chung cư tại đây.
Bài
báo cũng nêu tên Chủ tịch Ngân hàng Đại Dương, người giàu thứ tám tại Việt Nam trên sàn
chứng khoán khi mới 41 tuổi.
Ông Hà
Văn Thắm là nhân vật được mô tả là có quan hệ tầm cao với giới chức chính
phủ.
'Cái
cớ hoàn hảo'
Ông
Nguyễn Quí Đức: 'Chúng ta sẽ chẳng bao giờ tìm ra câu chuyện thực sự là gì'
Những
doanh nhân tại Khu 9 cho rằng ngân hàng này trước đó đã lo ngại rằng thành công
không mong đợi của doanh nghiệp tại Khu 9 sẽ khiến họ không thể đẩy được các
doanh nhân này ra khỏi khu đất này.
Trong
số các doanh nhân tại Khu 9 có một số người có quan hệ tốt hơn với chính quyền
hơn những người khác, nhưng không ai có liên hệ trực tiếp với các nhân vật bảo
kê tầm cỡ.
Và
vì thế, họ nói rằng vụ cháy là “cái cớ hoàn hảo để ngân hàng cho đóng cửa khu
vực này” trước khi khu này kịp trở thành mối đe dọa đến việc đầu tư của ngân
hàng.
Tác
giả bài báo, lấy tên M.S., ví von với hàm ý rằng, việc mong đợi chính phủ ‘để
yên’ cho Zone 9 vì lý do lợi ích phát triển văn hóa quốc gia, là điều gần như
không thể.
“Một
chính phủ đâu có thể khờ dại tới mức trao khu đất vàng giáp trung tâm Hà Nội
vào tay một nhóm nghệ sỹ và chủ quán lơ mơ, thay vì trao khu này cho các tập
đoàn có quan hệ rộng và tiềm lực tài chính.
"Điều
đó sẽ chỉ dọn đường cho sự bất mãn và phản ứng mạnh của giới có tiền và quyền,
và về lâu dài có thể xảy ra sự bất đồng mạnh mẽ với nhà nước.”
“...Thế
nhưng Zone 9 là gì? Một dự án phối hợp phát triển giữa một công ty với chuỗi
cửa hàng thiết kế và nhà hàng, như những gì họ viết trên hợp đồng?”
Trở
lại phần đầu bài báo, tác giả trích lời nhà báo, tác giả người Mỹ gốc Việt
Nguyễn Quí Đức: “Chúng ta sẽ chẳng bao giờ tìm ra câu chuyện thực sự là gì.”
Ông
Nguyễn Quí Đức - cũng là chủ của Tadioto – không gian thiết kế, triển lãm, quán
bar cũng đã sang đến đời thứ ba khi dời đến Khu 9, và ông chủ đã ngay lập tức
tìm sẵn một địa điểm khác phòng khi người ta tới đòi đất.
Zone
9 là tên gọi được người dân Hà Nội đặt để chỉ một khu buôn bán, giải trí được
giới trẻ ưa thích trước khi bị đóng cửa hồi tháng 12/2013, nằm trên khu đất số
9 Trần Thánh Tông.
Zone
9 hoạt động trở lại sau vụ cháy
Sau
vụ hỏa hoạn khiến 6 người thiệt mạng, Zone 9, địa điểm vui chơi của giới trẻ Hà
Nội, đã trở lại hoạt động bình thường từ hôm thứ Bảy 23/11/2013.
Truyền
thông Việt Nam đưa tin, ngay khi Zone 9 mở lại, nhiều người đã đến uống cà phê,
mua sắm, đưa con cái tới vui chơi như bình thường.
Công
trường quán bar Fuse nơi xảy ra vụ cháy vẫn đóng cửa, trên khóa cửa vẫn còn dấu
niêm phong của công an để điều tra hiện trường.
Trước
đó các thành viên trong Zone 9 đồng loạt thay đổi hình đại diện trên Facebook
để vận động cho Zone 9 được mở lại.
Một
góc tòa nhà Trung tâm Pompidou ở Paris
Buổi
tối cùng ngày, buổi hòa nhạc tưởng niệm và quyên góp cho gia đình các nạn nhân
đã được tổ chức ở viện Goethe, Hà Nội.
Được
biết tổng số tiền Zone 9 đã quyên góp được để giúp đỡ các gia đình nạn nhân vụ
cháy "tính đến thời điểm hết ngày 23/11/2013 là 158.477.000 đồng,"
theo Facebook của Khu 9.
‘An
toàn lao động’
Nguyên
nhân vụ cháy đã được kết luận là do an toàn lao động, “theo đó vụ hỏa hoạn
không lớn nhưng do thiếu kỹ năng, các công nhân đã bị ngạt và thiệt mạng”, báo
Thanh Niên viết.
Tuy
nhiên, những câu hỏi về an toàn tại khu xưởng sản xuất cũ khiến Zone 9 sẽ cho
rà soát lại toàn bộ mặt bằng, và thuê một nhà giám định độc lập để đảm bảo tính
khách quan.
Báo
Thanh Niên cũng dẫn lời ông Lê Hồng Quang, Viện phó viện Văn hóa Nghệ thuật cho
rằng, đây là một mô hình văn hóa đại chúng, và các hoạt động kinh doanh ở khu
này “sản xuất, phân phối và tiêu dùng văn hóa”.
Ông
Lê Hồng Quang cũng cho rằng, nhà quản lý nên có hành lang pháp lý cho những khu
văn hóa như Zone 9 để khuyến khích phát triển văn hóa hiện đại ở đô thị.
Trước
đó nhạc sĩ đương đại và thể nghiệm Kim Ngọc nói với BBC rằng, nghệ
thuật cần có không gian và điều kiện để phát triển, “cũng như cá cần có nước để
bơi và để sống”.
“Nên
Hà Nội cần có một khu như Khu 9 để làm điểm tham chiếu về văn hóa và sinh hoạt
văn hóa mà còn chưa được hiện diện trong văn hóa chính thống,” nữ nhạc sĩ nói.
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.