Để
trì hoãn dân chủ và cũng để biện minh cho chế độ độc tài độc đảng tại Việt Nam,
ngoài hai lý do chính đã nêu trong bài “Ai kiềm hãm dân chủ?”: trình độ dân trí
thấp và lòng thù hận còn ngùn ngụt giữa những người Việt với nhau, giới tuyên
huấn Việt Nam còn nêu thêm một lý do khác: Điều Việt Nam cần nhất hiện nay là
giàu mạnh; muốn giàu mạnh cần có sự tập trung lực lượng, ý chí và chính sách;
nghĩa là, nói cách khác, cần độc tài. Hai tấm gương người ta đưa ra nhiều nhất
là Trung Quốc và Singapore .
Người ta hứa hẹn: khi ở Việt Nam, mọi người không những no cơm ấm áo mà còn
được giáo dục tốt, hơn nữa, có đủ mọi thứ tiện nghi xa xỉ khác, dân chúng tha
hồ bỏ điều 4 trong Hiến pháp và thay đổi thể chế. Lúc ấy, muốn tự do hay muốn
lập bao nhiêu đảng cũng được.
Để củng cố cho các quan điểm của mình, một số người nêu một số lý do: Một, dưới chế độ độc tài, mọi quyết định của giới lãnh đạo dễ dàng hơn, do đó, dễ có hiệu quả hơn; hai, độc tài duy trì trật tự và nuôi dưỡng tinh thần kỷ luật; ba, độc tài tiết kiệm được nhiều chi phí hành chính “vô ích” như bầu cử hay lương hướng cho phe đối lập; và bốn, độc tài tạo nên ổn định xã hội (khi nói ý này, họ chỉ tay về phía Thái Lan: “Thấy chưa? Ở Thái Lan dân chủ quá nên dân chúng cứ biểu tình hoài, vừa gây rối trật tự giao thông vừa khó khăn cho việc làm ăn buôn bán của mọi người!); v.v..
Để củng cố cho các quan điểm của mình, một số người nêu một số lý do: Một, dưới chế độ độc tài, mọi quyết định của giới lãnh đạo dễ dàng hơn, do đó, dễ có hiệu quả hơn; hai, độc tài duy trì trật tự và nuôi dưỡng tinh thần kỷ luật; ba, độc tài tiết kiệm được nhiều chi phí hành chính “vô ích” như bầu cử hay lương hướng cho phe đối lập; và bốn, độc tài tạo nên ổn định xã hội (khi nói ý này, họ chỉ tay về phía Thái Lan: “Thấy chưa? Ở Thái Lan dân chủ quá nên dân chúng cứ biểu tình hoài, vừa gây rối trật tự giao thông vừa khó khăn cho việc làm ăn buôn bán của mọi người!); v.v..
Thứ nhất, không phải chế độ độc tài nào cũng có khả năng làm cho đất nước phát triển giàu mạnh. Có. Nhưng hiếm hoi. Đầu thập niên 1970, kinh tế Brazil phát triển mạnh dưới một chế độ quân phiệt; trong thập niên 1980, Singapore, Hàn Quốc và Đài Loan đều biến thành những con hổ trong lãnh vực kinh tế dù vẫn sống dưới chế độ độc tài. Trong thập niên 1990, đó là hiện tượng Trung Quốc.
Nhưng tất cả những nước vừa nêu chỉ là những ngoại lệ. Điều kiện chính để các ngoại lệ ấy trở thành ngoại lệ là quyết tâm và tài năng của người lãnh đạo: Ở Trung Quốc, đó là Đặng Tiểu Bình và ở
Trong bài “Can China Innovate Without Dissent?” đăng trên The New York Times ngày 21/1/2014, giáo sư Stephen L. Sass, người từng được mời giảng dạy tại Trung Quốc trong nhiều năm, nhận xét: Mặc dù trong mấy thập niên vừa qua, Trung Quốc phát triển vượt bậc, nhưng ông không tin là họ có thể vượt qua được Mỹ. Từ góc độ văn hóa đến góc độ thiết chế và chính trị, Trung Quốc không hề khuyến khích óc phê phán và sự tự do trong tư tưởng, do đó, không hy vọng gì có thể cách tân thực sự trong lãnh vực khoa học kỹ thuật.
Bất chấp những lý lẽ trên, Việt
Tưởng tượng một con hổ vồ một người. Thấy người đó than khóc lạy lục thảm thiết quá, con hổ bèn an ủi: Không sao đâu, mày cứ nằm yên để tao ăn thịt mày; khi no rồi, tao sẽ đi bắt vài con bò
Nguyễn
Hưng Quốc
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.