Friday, August 17, 2018

Trung cộng thất hế, cầu hòa

https://baomai.blogspot.com/   

Nhiều dấu chỉ cho thấy ánh sáng hoà giải đang ló dạng ở cuối đường hầm của chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, trong hai tuần lễ đầu của tháng 8 năm 2018. TC thất thế muốn cầu hoà với Mỹ.

Báo Le Monde của Pháp không dị ứng, nhậy cảm với hai bên Mỹ, Trung, phân tích phía Bắc Kinh có phản ứng rất dè dặt. Trung cộng cũng hiểu rằng không thể địch lại với chính quyền Mỹ trong cuộc chạy đua gia tăng trừng phạt hàng hóa nhập cảng. Lý do giản dị là TC chỉ nhập cảng có 130 tỉ đô la hàng hóa của Mỹ hàng năm, trong lúc Mỹ nhập đến 550 tỉ đô la hàng Trung cộng. Nếu Mỹ tăng thuế trên số hàng của TC nhập vào Mỹ, thì TC bị thiệt gấp hơn 4 lần. Nên Bộ Thương Mại Trung cộng hăm sẽ trả đũa Mỹ «về mặt số lượng lẫn «về mặt chất lượng», tức là trả đũa trên hàng xuất cảng sang Mỹ, lẫn các doanh nghiệp Mỹ làm ăn tại TC.  Thế nhưng trên thực tế, chưa có gì cho thấy Bắc Kinh thực sự làm đúng như nói.

https://baomai.blogspot.com/ 

Cho đến nay, Bắc Kinh chưa biết cách làm thế nào để khiến Donald Trump hạ hoả. Đích thân phó thủ tướng TC Lưu Hạc (Liu He) – một cựu sinh viên trường Harvard - đến Washington hồi tháng 5, với hy vọng tìm được một thỏa thuận nhằm giảm bớt tình trạng nhập siêu của Hoa Kỳ, với các biện pháp như nới lỏng hàng rào thuế quan với máy bay và đậu nành Mỹ. Nhưng thất bại.

https://baomai.blogspot.com/

Bắc Kinh luôn e ngại  đại chiến thương mại với Mỹ. TC tìm cách tránh né, không chọc giận Mỹ, TC cấm báo chí dùng chữ «chiến tranh thương mại», mà phải thay bằng những cách diễn đạt khác mềm mại hơn. Tháng 6 vừa qua, Bắc Kinh cũng buộc báo chí ngừng quảng bá cho chương trình «Made in China 2025», dự trù đầu tư ồ ạt, để biến Trung cộng thành quốc gia dẫn đầu thế giới về các công nghệ mũi nhọn. Một chương trình vốn bị lên án mạnh mẽ tại Mỹ, Washington cáo buộc Trung cộng cạnh tranh bất chính.

TC còn thất bại nặng hơn trong việc lôi kéo Liên Âu cũng bị Mỹ áp thuế để cùng chống chiến tranh thương mại của Mỹ. Nhưng Mỹ và Liên  Âu là bè bạn đồng minh lịch sử không bỏ nhau, trái lại đoàn kết mạnh hơn để chống TC phá đám. TC ngày càng cảm thấy cô độc, bởi Liên Âu có cùng chung quan điểm với Hoa Kỳ, chống lại chính sách quản lý chặt thị trường của Bắc Kinh.

https://baomai.blogspot.com/ 

Không những TC không chia rẽ Liên Âu được, mà tin của tờ báo kinh tế của Pháp Les Echos nhấn mạnh đến việc Hoa Kỳ, Liên Hiệp Châu Âu, Nhật Bản và cả Trung cộng trong ít tháng gần đây bắt đầu có các nỗ lực cải cách WTO, hạn chế các can thiệp của chính quyền vào thị trường, gây bất lợi cho các nước khác, mà mũi dùi chánh yếu là nhắm vào không ai khác hơn là TC. «Chủ nghĩa tư bản Nhà nước Trung cộng» là đích ngắm chính, bởi các doanh nghiệp Nhà nước Trung cộng là xương sống của hệ thống kinh tế nước này, được Đảng Nhà Nước TC cho hưởng các khoản vay với lãi suất thấp hơn thị trường, được coi là thủ phạm của cạnh tranh bất chính.

TC lo ngại  từ khi cảnh chiến tranh thương mại với Mỹ khởi sự, đồng tiền quốc gia TC sụt giá quá nhanh. Đồng yuan hay nguyên sụt liên tục từ 8 tuần qua, lần đầu tiên kể từ năm 1994. Đồng yuan xuống giá giúp cho hàng xuất khẩu của Trung cộng rẻ hơn, nhưng mặt khác nếu xuống quá mạnh, vượt vòng kiểm soát, sẽ gây lạm phát và làm mất lòng tin trong xã hội. Gần 80% các nhà đầu tư chờ đợi đồng nhân dân tệ tiếp tục xuống giá.

https://baomai.blogspot.com/ 

Còn ngoài TC, TC đang sa lầy trong chiến lược “Một Vòng Đai Một Con Đường”, chương trình mà họ tiêu tốn nhiều trăm tỷ mà chưa thấy kết qủa cụ thể, thiết thực cho sự phát triển đất nước.

Trung Cộng không tìm được sách lược hữu hiệu đối phó với Hoa Kỳ, họ bị động, lúng túng và chỉ dùng những cách gỡ gạt cũ kỹ, kém hiệu quả. Vì vậy nếu cuộc chiến thương mại càng kéo dài, họ sẽ nhanh chóng kiệt quệ và sự thất bại chỉ còn là vấn đề thời gian mà thôi.

Áp lực nội bộ của Đảng CS TC đối với Chủ Tich Tập cận Bình ngày càng lớn, làm uy thế Ông lung lay, chính sách của Ông càng ngày càng bị chỉ trích. Tiêu biểu như Ô. Trương Lâm thuộc Viện Nghiên Cứu Kinh Tế Thiên Tắc tại Bắc Kinh, đã không ngần ngại cho rằng Bắc Kinh đã phạm phải «Hai sai lầm lớn» trong cuộc chiến tranh mậu dịch với Washington: Đó là đánh giá sai lạc về cả tổng thống Mỹ Donald Trump lẫn liên minh Mỹ-Liên Hiệp Châu Âu. Đối với Trương Lâm, vì các sai lầm đó, Trung cộng sẽ phải trả giá đắt. Chủ Tịch TCB phải họp Bộ Chánh trị Đảng vấn kế nhưng bị phê bình, chỉ trích nhiều hơn.

https://baomai.blogspot.com/ 

Dậu đổ bìm leo, một số biểu hiện khác thường, trong giới trí thức bắt đầu có tiếng nói trực tiếp lên án chính sách. Ngày 04/08/2018, 62 chuyên gia, trí thức đến Bắc Đới Hà, kể cả hai cựu tổng bí thư Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào cùng cựu thủ tướng Chu Dung Cơ tỏ ra không tin tưởng vào Ban lãnh đạo hiện hành. Với hội nghị Bắc Đới Hà bất thần lên án chính sách độc tài chuyên quyền của họ Tập, TCB có dấu hiệu lung lay.

Nhất là TCB thấy rõ, như báo Le Monde của Pháp không thiên bên nào, TC hay Mỹ, cho biết, Mỹ kinh tế quý 2 tăng mạnh, TT Trump lợi thế. Tăng trưởng đạt 4,1%, mức cao nhất từ 2014. Tiêu thụ tăng mạnh 4%. Các doanh nghiệp, được hưởng lợi, rút nhiều tiền lãi từ nước ngoài về hơn, khiến đầu tư trong nước tăng mạnh (7,3%). Mỹ tăng ngân sách quốc phòng 2019 nhằm kìm hãm Trung cộng. Năm 2019, cho tăng thêm hơn 10% so với tài khóa 2018 và đạt đến 716,3 tỉ đô la.

https://baomai.blogspot.com/ 

Có vẻ Mỹ đang lan toả chiến tranh thương mại giữa Washinton và Bắc Kinh ra  thành chiến tranh quân sự ở Biển Đông. Mỹ cho máy bay chiến lược B 52 tuần tra Biển Đông,  Hải quân TC đuổi 5 lần 7 lượt, máy bay Mỹ cứ làm việc của mình Luật Quốc tế thừa nhận. Các nước có quyền cho tàu và máy bay đi đến bất cứ nơi nào luật pháp cho phép.

Niềm vui trong giờ thất vọng về chiến tranh. Tin BBC của Anh, bản tiếng Việt, "Trung cộng nên giảm thiểu thiệt hại trong cuộc chiến thương mại bằng cách chấp nhận thua cuộc trước Donald Trump," theo nhà nghiên cứu độc lập Xu Yimiao viết trên trang Bưu điện Hoa Nam.

https://baomai.blogspot.com/ 

Còn Ngoại trưởng Trung cộng Vương Nghị ngày 3/8, xác  định Bắc Kinh sẵn sàng giải quyết bất đồng giữa hai nước trên nguyên tắc bình đẳng. Ông phát biểu với báo giới sau cuộc gặp Ngoại trưởng Mike Pompeo bên lề Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 51 ở Singapore. Theo ông Vương Nghị, ông Pompeo cũng sẵn sàng giải quyết vấn đề theo hướng này và cũng như không muốn những bất đồng hiện nay tiếp tục. Hoà đàm thiết nghĩ không khó, Mỹ chỉ đòi công lý trong giao thương và bang giao, là đạo người ta ở đời thế thôi./.



Vi Anh

https://baomai.blogspot.com/

Từ ly cà phê đến 'cuộc chiến' TC & Đài Loan
Trung cộng nên nhận thua trong cuộc chiến tranh t...
Thú ăn hột vịt lộn
Sư Quốc Doanh
Tiền tệ Á Châu mất giá vì chiến tranh thương mại M...
Tiếng Indonesia đơn giản nhưng ít người sử dụng
Vì sao rất nhiều người bị lừa
Chuyện hội nhập vào đời sống người Sài Gòn xưa
BẠN sẽ LÀM gì trong ngày 2 tháng 9?
Tại sao người bắt nạt vẫn leo cao
Thế giới ngầm dưới lòng Budapest
Bạn đã sẵn sàng quá cảnh ở Trung cộng?
Cuộc sống người Nam Bộ 1935
Ca sĩ blogger Nguyễn Tín bị bắt, đánh trong đêm nh...
Rong biển
Bí ẩn vụ nổ khổng lồ ở Siberia năm 1908
Ruộng muối ở San Francisco
Ta cần gì để dám chống đối chính quyền
Tang lễ nhạc sĩ Tô Hải, ‘thằng hèn’ mà không hèn!
Google 'lén lút' theo dấu chân người

2 comments:

  1. Dậu đổ bìm leo. Nghia la gi ha Vi Anh. Chu nay toi nghe lan dau tien do nha...

    ReplyDelete
  2. Cái sự tự nhiên là loại cây dây leo bao giờ cũng cần nương tựa vào tường, giậu hay cây khác để vươn ra ánh sáng để mà tồn tại. Cây bìm bìm là loại cây dây leo, sống dai và sức vươn mạnh mẽ. Cũng từ đặc tính này mà có câu chuyện trên, từ đó người ta liên tưởng vào cuộc sống, ám chỉ khi ai đó gặp khó khăn, hoạn nạn thì kẻ khác lợi dụng, lấn át nhằm hại thêm hoặc kiếm chác một chút gì đó. Quả thật là cuộc đời phù thịnh, ít phù suy.

    ReplyDelete

Note: Only a member of this blog may post a comment.