Trong các câu chuyện hư cấu thường nhắc tới các nhân vật kẻ cả xấu lẫn anh hùng, những người có khả năng kỳ diệu trong việc đoán biết tính cách người khác. Chẳng hạn như Hannibal Lecter hay Sherlock Holmes.
Trong đời thật cũng vậy, rất nhiều người (trong đó có một số lãnh đạo quốc gia) cho rằng họ có kỹ năng này.
Những trang web hỏi đáp như Quora đầy những câu như: "Tôi có thể đọc được tính cách và cảm xúc của người khác như một quyển sách. Điều này có bình thường không?"
Nhưng liệu có ai đó thực sự có kỹ năng đặc biệt trong việc phán đoán tính cách người khác hay không?
Các nhà tâm lý học gọi những người như vậy là "giỏi nhân tướng".
Trong hơn một thế kỷ qua, họ vẫn đang cố gắng trả lời câu hỏi liệu những người giỏi đoán tính cách người khác thực sự tồn tại không.
Mãi đến gần đây, người ta vẫn cho rằng ý tưởng này thuần túy chỉ là một huyền thoại. Hầu hết chúng ta đều có tài phán đoán tính cách lẫn nhau, các bằng chứng cho thấy, nhưng hiếm có sự khác biệt gì trong kỹ năng này giữa những người khác nhau.
Tuy nhiên, một nghiên cứu mới hấp dẫn đã buộc ta phải suy nghĩ lại.
Có những bằng chứng mới đầy thuyết phục cho thấy việc giỏi nhân tướng thực sự có tồn tại. Thế nhưng kỹ năng của họ chỉ thể hiện rõ ràng khi họ đọc tính cách của những người chịu thể hiện thành thật tính cách bản thân.
Một trong những nỗ lực đầu tiên để xác định người giỏi nhân tướng được công bố bởi nhà tâm lý học người Mỹ Henry F Adams vào năm 1927.
Ông yêu cầu tám nhóm, mỗi nhóm gồm 10 phụ nữ quen biết nhau rõ, để họ đánh giá tính cách lẫn nhau. Ông cũng đề nghị họ tự đánh giá tính cách bản thân.
Ông chia trung bình đánh giá mỗi tình nguyện viên nhận được từ người khác để cho ra "tính cách thật" của họ - sau đó ông xử lý các số liệu để thấy liệu có người nào có khả năng khác thường khi nhận biết chính xác tính cách của bản thân hay người khác không.
Nghiên cứu gần đây đánh giá khả năng của các tình nguyện viên trong việc đoán tính cách người sau khi gặp họ trong ba phút
Ông phát hiện ra rằng người giỏi phán đoán tính cách người khác không hẳn là người vui vẻ, được mọi người thích ở cùng.
Mặc dù tâm trí họ có thể rất nhanh lẹ, ông cho rằng họ có xu hướng "muốn đụng chạm, dễ nổi giận, cau có và sầu muộn, và thiếu can đảm".
Theo lý thuyết của Adams thì nghịch lý nằm ở chỗ những người giỏi phán đoán tính cách người khác thường rất vị kỷ: họ chỉ coi người khác là công cụ cho bản thân. (Nhưng ngược lại, những phụ nữ giỏi phán xét tính cách bản thân. Theo ông, họ "khéo léo, lịch sự và nổi tiếng" và quan tâm đến cách họ sẽ giúp đỡ người khác ra sao.)
Nhưng đến thập niên 1950, lý thuyết về giỏi nhân tướng bắt đầu lung lay.
Đầu tiên là sự phê phán dữ dội với phương pháp mà Adams và nhiều người khác sử dụng để xác định người giỏi nhân tướng.
Sau đó, những dữ liệu được đăng tải cho thấy khả năng phán đoán tính cách vượt trội không được duy trì khi chuyển từ việc phán đoán người này sang phán đoán người khác, hoặc trong tình huống khác.
Nhiều thập niên sau đó, những nỗ lực chứng minh sự tồn tại của người giỏi nhân tướng không cho kết quả nhất quán.
Đây là thời điểm mà Rogers và Biesanz bắt tay vào nghiên cứu.
Họ nghĩ rằng có hai lý do chủ chốt dẫn đến bằng chứng không vững chắc về người giỏi phán đoán tính cách.
Khả năng đoán đúng tính cách là có tồn tại, nhưng chỉ khi người được đoán thể hiện rõ rệt tính cách bản thân
Đầu tiên, các nhà nghiên cứu đã không nhất quán trong việc định nghĩa "giỏi phán đoán tính cách" nghĩa là gì.
Đôi khi ý họ là khả năng đọc nhân cách người khác, nhưng lúc khác họ lại quan tâm đến những thứ như khả năng đọc cảm xúc hay nhận định lời nói dối; và đây là điểm đáng chú ý vì nhiều bằng chứng cho thấy đây là những kỹ năng khác nhau.
Thứ hai, các nhà nghiên cứu đã không chú ý đến vai trò của đối tượng đang được đọc tính cách.
Tiết lộ của hai người là không chỉ có những người giỏi đoán tính cách, mà còn có những "mục tiêu tốt" - là những người thể hiện rõ nét tính cách của mình.
Khả năng phán đoán tính cách chỉ có thể thực hiện được với "mục tiêu tốt".
"Cũng khá giống sách giải tích mới được bán trên Amazon mà không cho người mua xem trước một phần nội dung mẫu, khiến cả thầy giáo dạy giải tích lẫn sinh viên đang vất vả học môn số học đều không thể hiểu và đánh giá đúng nội dung quyển sách được; một quyển sách giải tích với một số chương cho xem trước trên mạng có thể khiến thầy giáo dạy giải tích dễ dàng hiểu và đánh giá quyển sách tốt hơn nhiều lần so với sinh viên học số học kia," họ viết.
Để kiểm chứng luận điểm của mình, Rogers và Biesanz yêu cầu hàng ngàn sinh viên đại học nói chuyện với một người lạ trong ba phút hoặc xem một video về người nào đó mà họ không quen trong ba phút, và sau đó đánh giá tính cách những người đó.
Những người có khả năng đoán đúng tính cách người khác, như Sherlock Holmes, có lẽ chỉ tồn tại trong truyện viễn tưởng
Kết quả đánh giá tính cách từ sinh viên sau đó được so sánh với "tính cách thật" của đối tượng dựa trên bản tự mô tả và đánh giá của họ từ bạn bè hay người thân hiểu rõ họ.
Quan trọng là, cũng như việc phân tích dữ liệu để xem có người tham gia có đặc biệt giỏi đánh giá chính xác tính cách người khác hay không, Rogers và Biesanz cũng chia những người có tính cách được xếp vào nhóm "mục tiêu tốt" hay "mục tiêu xấu" (dựa trên mức độ chính xác trung bình mà người tham gia thí nghiệm có thể phán đoán họ).
Dữ liệu cho thấy có tồn tại người giỏi phán đoán tính cách - một số ít trong những người tham gia phán đoán tính cách người khác chính xác hơn rất nhiều. Nhưng dữ liệu cũng cho thấy điều này chỉ đúng khi họ phán đoán những "mục tiêu tốt".
"Chúng tôi nhận thấy những bằng chứng nhất quán, rõ ràng và mạnh mẽ là người giỏi đoán tính cách có tồn tại," Rogers và Biesanz kết luận.
Nhưng phát hiện quan trọng của họ là kỹ năng này chỉ có thể sử dụng khi phán đoán một số người cởi mở.
Điều đó có nghĩa là "khả năng thần kỳ phát hiện ra tính cách người khác, như các nhân vật như Sherlock Holmes hay The Mentalist [tên một series truyền hình về người có khả năng thần giao cách cảm], là điều không chứng minh được là có tồn tại."
Thông qua so sánh khả năng của những người giỏi đoán tính cách trong tương tác thực và qua video, các nhà nghiên cứu cũng có thể xem xét liệu kỹ năng của người giỏi phán đoán chỉ thuần túy dựa vào việc quan sát những gì đối tượng thể hiện, hay còn là khả năng tương tác khiến đối tượng chịu bộc lộ những nét tính cách đó ra.
Ở điểm này thì kết quả không rõ ràng. Hầu hết khả năng phán đoán đúng như chỉ dừng ở mức nhận biết được các dấu hiệu, tuy khả năng nhận biết trong các cuộc đối thoại trực tiếp thì tốt hơn một chút.
Trong các cuộc đối thoại ngắn, công cụ cơ bản của những người giỏi phán đoán là khả năng "phát hiện và sử dụng thông tin mà đối tượng tốt cung cấp một cách hợp lý," hai nhà nghiên cứu cho biết.
Điều thú vị trong phát hiện mới này là giúp chúng ta biết những người giỏi phán đoán có tồn tại và làm sao để xác định họ dễ dàng (họ cần phải được thử nghiệm với "mục tiêu tốt").
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.