Monday, August 20, 2018

Ưu tiên không phải là bình đẳng

https://baomai.blogspot.com/
Một hội chợ du học tại Việt Nam: thanh thiếu niên muốn ra nước ngoài học vì các kỳ thi tuyển được cho là bình đẳng cơ hội

Một chuyện của mấy tuần hè nóng bức ở Việt Nam là cha mẹ 'thất thần', 'òa khóc', 'van xin' để con được vào lớp 10 công lập.

https://baomai.blogspot.com/ 
  
Chỉ riêng ở TPHCM, việc tăng điểm chuẩn vào trung học của nhiều trường công khiến chừng 33 nghìn em học sinh bị rớt ra, theo Tuổi Trẻ (05/07).

Chỗ còn lại cho các em là trường tư thục, phải trả tiền, hoặc trường nghề.

Luật phổ cập giáo dục ở Việt Nam vẫn chưa tính đến hết cấp trung học phổ thông, và đây là điều cần bàn.

So sánh đầu tàu kinh tế của Việt Nam là TP HCM với Thượng Hải của Trung cộng ta thấy ở Việt Nam đang thua kém.

Tổ chức OECD nói Thượng Hải xứng đáng đi đầu không chỉ Trung cộng mà của cả thế giới về việc đảm bảo trẻ em có được giáo dục tiểu học: 99,9%, và trung học: 97%, tính đến 2010.

https://baomai.blogspot.com/ 
Khu du lịch, di tích cách mạng Củ Chi: Di sản cuộc chiến ở Việt Nam vẫn tác động vào chế độ tuyển chọn trong giáo dục

Còn tại Anh Quốc, đúng là trước đây luật quy định tuổi thôi học (school leaving age) chỉ là 16, sau đó có tăng lên 17.

Nhưng từ 2015, chính phủ Anh nhận thức rằng học hết trung học hay trường nghề đến 18 tuổi sẽ giúp giới trẻ tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường lao động toàn cầu.

Vì thế, các trường công có nhiệm vụ phải nhận hết mọi học sinh chừng nào các em chưa tròn 18 tuổi.

Những nơi thiếu trường thì chính quyền cho xây thêm.

Theo một kế hoạch của chính phủ công bố năm 2016 thì đến 2020 chỉ riêng xứ Anh (England) sẽ xây thêm 378 trường trung học và 1744 trường tiểu học.

https://baomai.blogspot.com/ 
  
Nếu thiếu niên 16 tuổi chọn học nghề (vocational training), đi thực tập học việc (apprenticeship), luật giáo dục bắt các hội đồng địa phương phải hỗ trợ tài chính.

Ở Việt Nam thì có vẻ như xu hướng xã hội hóa, cho mở trường tư đã đồng hành cùng sự cởi mở hơn về giáo dục.

Nhưng nếu trường công không nhận học sinh, gồm cả những em đạt 37,5 trên 40 điểm, câu hỏi là Bộ Giáo dục có phải đã lơ là trách nhiệm đảm bảo quyền giáo dục cho nhiều công dân trẻ tuổi?

Việc có nhiều trường tư thục không nên coi là lý do để tước cơ hội cho học sinh vào trường công.

https://baomai.blogspot.com/ 
  
Vì như ở Anh và nhiều nước khác, trường tư đã có từ lâu, nhà nào đủ tiền thì cho con học, từ mẫu giáo, tiểu học đến trung học, đại học cũng được.

Nhưng quyền giáo dục công đã được Liên Hiệp Quốc công nhận thì chính quyền phải nỗ lực đảm bảo có chỗ cho học sinh.

Việc loại trừ học sinh bằng điểm số là đi ngược lại một xu hướng tiến bộ, không tạo ra xã hội bao dung (inclusive).

Ưu tiên mấy đời?

Cùng lúc, hệ thống giáo dục Việt Nam lại đầy các thứ ưu tiên mà xét cho cùng là việc bớt miếng bánh của người này trao cho người kia.

https://baomai.blogspot.com/ 
Ở Việt Nam, thi cử và bằng cấp là chủ đề xã hội rất quan tâm

Ở cấp trên trung học, rất nhiều bộ ngành có trường đại học hoặc cao đẳng đào tạo con em công chức làm thế hệ kế tiếp.

Ngay từ khởi điểm, những bạn này đã có ưu thế hơn con dân thường.

Bên ngoài xã hội thì có chế độ cộng điểm dài dòng, phức tạp và không giống nước nào cả. Các văn bản chính thức ở Việt Nam nêu ra một loạt nhóm người được ưu tiên khi thi vào đại học, cao đẳng, từ dân tộc thiểu số, dân vùng xa, hải đảo, vùng núi, thương binh, bệnh binh, người có 'giấy chứng nhận người được hưởng chính sách như thương binh', tới quân nhân, công an tại ngũ, đã xuất ngũ...

Không ai nói có phải các nhóm cư dân đó thiếu gì về học thức, học lực, trí tuệ mà cần cộng điểm.

Nhưng cách ưu đãi này không chỉ dừng lại ở đời 1, mà còn kéo sang đời 2.

https://baomai.blogspot.com/ 
  
Trong 7-8 diện đối tượng ưu tiên, được cộng điểm, thì di sản chiến tranh, cách mạng (mới nhất cũng là năm 1945), được lưu truyền sang cả đời sau:

* Con của thương binh, liệt sỹ

* Con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học;

* Con của người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày;

* Con của người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế;

* Con của người có công giúp đỡ cách mạng;

Ngoài ra, người có cha mẹ được công nhận 'lao động ưu tú', 'thợ giỏi, nghệ nhân', có 'huy hiệu lao động sáng tạo'...cũng được ưu tiên khi thi đại học (đối tượng 07).

Những bằng khen, huy hiệu này thì phải có đến hàng triệu trong xã hội, và ưu tiên người này thì khỏi ưu tiên người kia, nên không khỏi gây ra bất công.

Tóm lại, hệ thống nói là bình đẳng nhưng có không ít người được hưởng quyền 'bình đẳng hơn' qua mạng lưới phân phát 'phiếu chen hàng'.

Việc này nhắc lại thời hậu chiến sau 1975, khi chủ nghĩa lý lịch từng rất nặng nề, khoét sâu chia rẽ xã hội.

https://baomai.blogspot.com/ 
Trường thi Bắc Kỳ năm 1888: thời phong kiến Việt Nam có chế độ thi cử không cộng điểm

Sự nâng đỡ là để bù đắp cho thiệt thòi của một số giới bị ảnh hưởng của chiến sự nhưng kéo dài quá dễ tạo ra tâm lý 'ăn mày dĩ vãng' và khiến cả triệu người Việt Nam đến nay vẫn như thể còn là 'nạn nhân chiến tranh'.

Các nước khác ra sao?

Các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore có hệ thống giáo dục ưu việt hơn cả tại châu Á vì hoàn toàn dựa trên 'meritocracy': thăng tiến nhờ tài năng cá nhân.

So Singapore với Malaysia thì thấy rất rõ: cùng một gốc thuộc địa Anh, thậm chí từng cùng một liên bang nhưng Singapore bật lên, còn Malaysia, vì ưu tiên người bản địa Mã Lai qua chính sách 'bumiputera privilege' nên không tiến bằng.

Chính phủ Mahathir Mohamad đang phải tìm cách cải cách hệ thống ưu đãi này vì nó không chỉ gây bất công xã hội, tạo sự lười biếng mà chỉ còn làm nảy sinh các nhóm lợi ích khổng lồ về chính trị và kinh tế, kéo lùi Malaysia lại.

Trong phát biểu mới nhất tại Tokyo, bác sĩ Mahathir Mohamad nói người Malaysia cần học 'văn hóa Nhật Bản trong mọi mặt', nếu không Malaysia sẽ tụt hậu.

Trung cộng từng có hệ thống giáo dục nhiều thứ hạng ưu tiên như Việt Nam.

Nhưng cải cách giáo dục năm 1985 cũng xóa đi rất nhiều rào cản, và càng gần đây Trung cộng càng thí điểm để mô hình ở Thượng Hải giống với Hong Kong.

Từ Thượng Hải, Bắc Kinh và các đô thị Tier 1, họ sẽ lan rộng cách làm thành công ra cả nước.
Tháng 4/2018, Bộ Giáo dục Trung cộng tuyên bố xóa bỏ năm diện đối tượng ưu tiên, cộng điểm (bonus points) cho kỳ thi 'cao khảo' (Gaokao) ở 18 tỉnh.

https://baomai.blogspot.com/ 
  
Nên nhớ cách cộng 5-20 điểm ở Trung cộng không còn dựa trên lý lịch (nội chiến đã chấm dứt từ năm 1949), mà chỉ là điểm cho dân tộc thiểu số, cho thành tích thi học sinh giỏi (Olympiad), thể thao.

Nhưng báo chí Trung cộng từ lâu đã cười các chuyện như thành tích bơi giúp học sinh thêm 5 điểm vào một đại học không có bể bơi.

Họ cũng nói chẳng đại học ở nước ngoài nào chấp nhận chuyện ưu tiên điểm cho người Trung cộng thì vì sao tự người Trung cộng lại phân biệt đối xử lẫn nhau.

Hoặc có sự phi lý khi học sinh thiểu số được cộng điểm Hán ngữ (không cần thiết vì tiếng này đã quá phổ biến) nhưng thi tiếng Anh (khó hơn) không được ưu tiên.

https://baomai.blogspot.com/ 
  
Bộ trưởng Trần Bảo Sinh cho biết sẽ hoàn toàn xóa bỏ hệ thống cộng điểm trên cả nước Trung cộng vào năm 2020 để đảm bảo giáo dục thực sự công bằng.

Giáo dục Việt Nam cần học theo kinh nghiệm quốc tế và các láng giềng, mau mau tạo cơ hội bình đẳng cho tất cả, không loại trừ và cũng không nâng đỡ bất cứ ai.



Nguyễn Giang

https://baomai.blogspot.com/

TC in tiền cho nước ngoài
9 bí quyết cải thiện các mối quan hệ
Bản chất của CNXH đặc sắc Trung cộng là gì?
Người giỏi nhân tướng có tồn tại không?
Nhịp sống như vũ bão ở Hàn Quốc
Một triệu di dân Venezuela nhập cảnh Colombia
Ông Trump đưa ‘vàng đen’ lên đỉnh
Cần có bằng Real ID khi lên máy bay
Vấn đề Omarosa
Bé gái 3 tuổi với chỉ số IQ 171
Donald Trump sẽ thắng cuộc chiến tranh thương mại...
Mọi bệnh tật đều khởi phát từ trong tâm?
Vì sao tôi không muốn có con
Trung cộng thất hế, cầu hòa
Từ ly cà phê đến 'cuộc chiến' TC & Đài Loan
Trung cộng nên nhận thua trong cuộc chiến tranh t...
Thú ăn hột vịt lộn
Sư Quốc Doanh
Tiền tệ Á Châu mất giá vì chiến tranh thương mại M...
Tiếng Indonesia đơn giản nhưng ít người sử dụng

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.