Monday, August 13, 2018

Quốc gia Latvia dành cho người hướng nội

https://baomai.blogspot.com/ 

Trong một tập truyện tranh do tổ chức Văn chương Latvia xuất bản tại một Hội chợ Sách London gần đây, nhân vật chính nở một nụ cười hiếm hoi khi thấy thời tiết ngoài trời thật đẹp.

"Trời đẹp" có nghĩa là tuyết rơi dày đặc, vì thế anh sẽ không gặp phải ai trên đường đi cả. Như anh nói, "dưới không độ = nguy cơ gặp người lạ sẽ ở dưới mức trung bình".

Tập truyện tranh là một phần trong chiến dịch văn chương của Latvia có tên #IAMINTROVERT (Tôi là người hướng nội) để tôn vinh - và trêu đùa một cách trìu mến - tính cách xã hội kín đáo mà Anete Konste, một nhà báo và tác giả nghĩ ra chiến dịch này, coi là một biểu hiện rất điển hình của đất nước bà.

"Tôi không nghĩ chiến dịch của chúng tôi có gì phóng đại," bà cho biết. "Trong thực tế, mọi thứ còn tệ hơn!"

https://baomai.blogspot.com/ 
Chiến dịch #IAMINTROVERT của Tổ chức Văn chương Latvia đùa một cách vui vẻ với tính cách hướng nội của người Latvia

Tôi hiểu những gì bà nói ngay khi đặt chân đến quốc gia Baltic này. Ngày đầu tiên di đạo ở Riga, thủ đô Latvia, không giống với việc đi dạo qua bất cứ thủ đô của quốc gia Châu Âu nào khác. Cảm giác thanh thản hơn nhiều. Mặt trời tỏa rạng khi tôi đi bộ về công viên Kronvalda, và vào lúc này tiếng ồn duy nhất là tiếng xe hơi đi ngang và các nhóm du khách trò chuyện huyên náo.

Khi tôi thực sự gặp một vài người Latvia đi bộ cùng nhau, họ thường trông quá mức yên lặng và có quá nhiều khoảng cách giữa họ. Tôi cảm thấy không có nhiều tính cộng đồng lắm giữa mọi người.

Cảm giác này được xác nhận trên chuyến tàu kéo dài một giờ từ Riga đến Sigulda. Khi tàu băng qua rừng thông dày về hướng đông bắc, bạn bè và tôi thay nhau thán phục cảnh đẹp và chơi trò đố phim. Chúng tôi ngày càng trở nên thích thú, và hét vào tai nhau câu trả lời, hóa ra chúng tôi là những người duy nhất trong toa tàu trò chuyện với nhau.

Nhưng tại sao người Latvia lại kín đáo như vậy, ít nhất là vào khoảnh khắc ban đầu?

Không có câu trả lời rõ ràng cho điều này, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy mối liên hệ giữa sức sáng tạo và tính cách thích cô đơn.

https://baomai.blogspot.com/ 
  
Konste thấy rõ điều này trong công việc, trong thực tế, bà tin rằng tính hướng nội đặc biệt nhiều trong lĩnh vực sáng tạo, như nhà văn, họa sĩ và kiến trúc sư.

Trong khi đó, các nhà tâm lý Latvia cho rằng sự sáng tạo là rất quan trọng với danh tính của người Latvia, đến nỗi sự sáng tạo là ưu tiên của chính phủ Latvia trong các kế hoạch phát triển kinh tế và giáo dục.

Phúc trình của Ủy hội Châu Âu nói rằng Latvia là một trong những nước có hàm lượng lao động sáng tạo cao nhất trong thị trường lao động của Liên hiệp Châu Âu.

https://baomai.blogspot.com/ 
Justīne Vernera cho biết: "Ở Latvia, không nói chuyện liên tục không có nghĩa là thô lỗ hay kỳ quặc"

Người Latvia thường bi quan về xu hướng văn hóa hướng nội của mình, một tính cách dễ bị làm quá và thích cô đơn, im lặng và suy tưởng. Nhiều ví dụ vây quanh, từ vùng Riga gọi Zolitūde (Sự cô đơn) cho rất nhiều thói quen đã ăn sâu, như không mỉm cười với người lạ.

Khi Philip Birzulis, một hướng dẫn viên du lịch ở Riga, chuyển đến sống ở Latvia vào năm 1994, ông ngạc nhiên khi thấy một số người Latvia sẽ qua đường để tránh phải đi ngang qua người khác. "Tôi để ý thấy mọi người quyết định sẽ tránh đụng mặt nhau khoảng 5-10 phút trước đó," ông kể.

https://baomai.blogspot.com/ 
  
Ngay cả Lễ hội Âm nhạc và Khiêu vũ Latvia - một lễ hội khổng lồ quy tụ hơn 10.000 ca sĩ từ khắp nơi trên quốc gia này đến tham dự - cũng cho thấy dấu hiệu của tính cách hướng nội ở điểm lễ hội này chỉ tổ chức 5 năm một lần. Birzulis đùa rằng thế đã là nỗ lực quá mức rồi, và ông bình luận rằng sự tụ tập này rất khác so với thông lệ trong văn hóa Latvia.

Konste lấy một ví dụ khác về xu hướng hướng nội của công dân nước này. Trong một khu căn hộ, "đợi một chút để hàng xóm của bạn rời khỏi sảnh là một kiểu rất Latvia, và chỉ sau đó bạn mới rời đi để tránh phải chào hỏi kỳ quặc," bà kể tôi nghe. (Vậy, hẳn là rất nhiều người trong chúng ta cũng làm vậy chứ gì?)

https://baomai.blogspot.com/ 
  
Tuy nhiên, không quan tâm đến trò chuyện xã giao không hẳn nghĩa là người Latvia lạnh lùng. Cuối cùng, một số hành khách im lặng trên tàu mà tôi và bạn bè gặp đã nhanh chóng hỗ trợ khi chúng tôi cố gắng xem bản đồ. Theo Justine Vernera, phiên dịch và nhà báo từ một thị trấn từ thời trung cổ ở Cēsis - miền đông bắc Latvia giải thích: "Ở Latvia, không nói chuyện liên tục không có nghĩa là thô lỗ hay kỳ quặc. Liên tục tán dóc chứ không phải là giữ yên lặng tùy lúc được coi như là hành vi kiêu ngạo."

https://baomai.blogspot.com/ 
Một đầu mối giải thích thói quen sống hướng nội của người Latvia có thể là vì mật độ dân cư thấp

Trong khi thói quen kín đáo của người Latvia có thể khiến người ngoài khó mà bỏ qua, thì rất nhiều người Latvia nhấn mạnh rằng họ không phải là nền văn hóa duy nhất có khuynh hướng hướng nội. Birzulis tin rằng người Thụy Điển còn đầu tư cho không gian riêng nhiều hơn người Latvia, trong khi đó Konste cho biết người Phần Lan cũng rất hướng nội. Và Evelina Ozola, một kiến trúc sư và nhà thiết kế đô thị bình luận: "về mặt hướng nội, chúng tôi thực ra không khác người Estonia mấy."

Cũng rất quan trọng là ta phải nhớ rằng người Latvia không phải là dân tộc thuần chủng. Có một số lượng đáng kể người Nga và các nhóm thiểu số khác ở Latvia, với sự giao thoa khác nhau về ngôn ngữ và văn hóa. Cũng có nhiều khác biệt thế hệ giữa những người lớn lên trong thời bị theo dõi và phải sống trong các cộng đồng bắt buộc dưới chế độ Xô Viết, và thế hệ trẻ lớn lên trong cuộc sống đô thị và chế độ tư bản chủ nghĩa. Vì vậy ta không thể nói về một xu hướng văn hóa duy nhất bao trùm tất cả - thậm chí với những giá trị trong đời sống cá nhân là thứ trải qua nhiều thế hệ.

Một đầu mối giải thích cho sự kín đáo của người Latvia nằm ở tính chất của quốc gia này, vốn đặc biệt có mật dộ dân số thấp và rừng dày đặc.

https://baomai.blogspot.com/ 
  
Ozola giải thích rằng "[Người Latvia] đơn giản là không quen với việc gặp quá nhiều người xung quanh. Phải đợi để có bàn trong nhà hàng hoặc ngồi quá gần người khác trong buổi tiệc khi ăn là thứ gì đó khá bất thường. Quốc gia này có đủ không gian để mọi người giữ khoảng cách với nhau."

Ngay cả những cư dân đô thị ở Latvia cũng thường yêu thiên nhiên, và thường tìm cách về đồng quê. Thứ đặc biệt lãng mạn trong nền văn hóa Latvia là hình ảnh một ngôi nhà nông trại: cô độc, tự chủ, một ngôi nhà thường xây bằng gỗ. Ngôi nhà nông trang ở Latvia cũng có mặt trong danh sách những nét văn hóa thiết yếu của Latvia, một danh sách gồm 99 điều mà người ta cho là đặc thù nhất ở Latvia. (Trong danh sách này còn có việc chăm sóc lăng mộ và món bánh mì lúa mạch đen xứng đáng được trân trọng của Latvia).

Ozola chỉ ra rằng dù ngôi nhà nông trang đã không còn tồn tại trong thực tế ở thế kỳ 20 từ khi chế độ Xô Viết ép quốc gia này theo mô hình hợp tác xã hóa, nhưng sự gắn bó văn hóa với hình ảnh ngôi nhà nông trang vẫn còn tồn tại. "Giữa năm 1948 và 1950, số lượng nhà nông trang ở tất cả các vùng quê giảm từ 89,9% xuống còn 3,5% và vì vậy, cách sống truyền thống cũng bị hủy hoại," bà cho biết.

Nhưng Vernera lưu ý rằng sự tự chủ vẫn là một phần trong danh tính người Latvia. "Chúng tôi vẫn có suy nghĩ đơn độc theo kiểu nông trang: chúng tôi không tụ tập trong quán cafe vào ban ngày, chúng tôi không gặp người lạ trên đường," bà nói.

https://baomai.blogspot.com/ 
Mặc dù có dân cư thưa thớt, Latvia lại là một trong những quốc gia có tỷ lệ nhà chung cư cao nhất Châu Âu

Một trong những chuyển biến dữ dội là việc chuyển vào sống trong những căn hộ (khá nhỏ). "Latvia có mật độ dân cư không đồng đều, hầu hết mọi người đều sống gần nhau trong những trung tâm đô thị," Ozona cho biết, và lưu ý rằng dùng đây là một trong những quốc gia có dân cư thưa thớt nhất Châu u, gần hai phần ba dân số Latvia sống trong các khu căn hộ chung cư.

Đây là một trong những nơi có tỷ lệ người sống trong căn hộ cao nhất ở Châu u, theo các con số trên website Eurostat. Vào cùng thời gian, một khảo sát do công ty bất động sản Ektornet cho thấy hai phần ba cư dân Latvia muốn sống trong những ngôi nhà biệt lập, riêng tư. Ozola suy đoán sự không kết nối này có thể phần nào giải thích vì sao không gian cá nhân lại quan trọng đến vậy với người Latvia.

https://baomai.blogspot.com/ 
  
Nhưng người Latvia nên cẩn thận với những gì họ ao ước. Theo tờ Politico, dân số Latvia đang sụt giảm nghiêm trọng vì vấn đề dân di cư rời đi, và đây là quốc gia có sự sụt giảm dân số nghiêm trọng nhất trên thế giới. Vì vậy, quốc gia yêu thích không gian có thể có nhiều không gian hơn nữa. Trong khi đó, các nhà tâm lý học Latvia đang vất vả tìm hiểu các xu hướng tâm lý, bao gồm sự kín kẽ trước người lạ, sẽ ảnh hưởng ra sao tới thái độ của người Latvia với dân nhập cư, vì đưa thêm người nhập cư vào có thể là phương thức quan trọng để hạn chế tình trạng sụt giảm dân số.

Với du khách và những người mới đến đang giật mình vì tính cách kín đáo của người Latvia, Vernera có một vài lời khuyên: "Tôi chắc chắn sẽ khuyên bất cứ người nước ngoài nào rằng họ không nên sợ hãi sự yên lặng ban đầu. Một khi người ngoại quốc quen biết một người Latvia và một thời gian trôi qua, chúng tôi thực sự là những người bạn tốt. Chúng tôi không phải là một quốc gia phô diễn, vì thế chúng tôi khá thẳng thắn ở một số mặt. Chúng tôi không nói với tất cả mọi người là chúng tôi thích họ, vì thế nếu một người Latvia nói anh ấy/cô ấy thích bạn, điều đó là thật."




Christine Ro

https://baomai.blogspot.com/

Sự hồi sinh của một vùng biển đã chết
Robot ‘cơ bắp' giúp con người đi lại
Người đàn ông với cánh tay vàng
Quê hương yêu dấu bao người chờ trông...
Mục tiêu của Donald Trump trong cuộc chiến thương ...
Tiền tip được coi là xúc phạm ở một số quốc gia
Xã hội dân sự VN trong mắt tôi
Con người trông sẽ thế nào sau 1 triệu năm nữa?
Chiêm ngưỡng vẻ đẹp của Trái Đất từ không gian
Phải chăng chính người lớn VN đã dạy trẻ em gian l...
Một Nửa Sự Thật
Thầy Lương
Che giấu cảm xúc khi làm việc gây hại cho sức khỏe...
9 sự thật về nam nữ và tình dục trên thế giới
Tại sao bệnh Alzheimer ở phụ nữ lại nhiều hơn
Nhớ mãi người không chết trong im lặng
Nhà báo Bùi Tín và nhạc sĩ Tô Hải qua đời
Bốn lá bài chủ của TC trong cuộc chiến thương mại
Đi bộ một dặm trong giày của Trump
Khi huyền thoại hé lộ những điều có thật trong quá...

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.