Một nghiên cứu được công bố hồi tháng Ba của Viện Fraser cho thấy, để đáp ứng được công suất tải điện cao hơn, sẽ cần đến 13 nhà máy điện khí lớn mới hoặc 10 đập thủy điện lớn mới có quy mô tương đương với Khu C trị giá 16 tỷ USD của British Columbia. Nhưng chỉ có một vấn đề: gần như tất cả các địa điểm thủy điện khả thi đều đã được xây đập. Thêm vào đó, phải mất tới 10 năm để có được sự chấp thuận về mặt môi trường cho Khu C và cần thêm 10 năm nữa để hoàn thành quá trình thi công khu vực này.
Như vậy chỉ còn các nhà máy điện khí là khả dĩ. Nhưng việc cung cấp năng lượng cho xe điện (EV) bằng khí đốt tự nhiên sẽ gây cản trở cho mục tiêu đạt được lượng khí thải bằng không.
Chi phí xây dựng và vận hành 13 nhà máy điện khí mới sẽ rất tốn kém. Ai sẽ chi trả cho những nhà máy này? Việc tách hóa đơn tiền điện theo nguồn hầu như là không thể, vì vậy chi phí sẽ cần được đưa vào biểu giá điện hiện hành. Điều đó sẽ làm tăng chi phí cho các doanh nghiệp Canada, mà phần nhiều trong số họ đã đang trong tình trạng khó khăn. Và việc này thậm chí có thể khiến những công dân vốn dĩ đã mệt mỏi vì lạm phát của Canada phải xuống đường phản đối dù có xe tải hay không.
Giải pháp thay thế duy nhất sẽ là chi ra khoản tiền lớn để trợ cấp giá điện trên quy mô toàn quốc, tại một quốc gia vốn đã đang gồng gánh một khoản nợ quốc gia to lớn.
Và rồi còn phải tính đến cả những khoản trợ cấp trực tiếp cho xe điện nữa. Với mỗi chiếc xe điện được mua ở Canada, chính phủ liên bang sẽ trao một khoản trợ cấp trị giá 5,000 USD. Và để cung cấp năng lượng cho tất cả những chiếc xe điện mới này, nếu như người dân có mua chúng, thì sẽ cần phải mở rộng đáng kể các trạm sạc. Ở đây một lần nữa, người đóng thuế lại phải đến giải cứu bằng “Chương trình Cơ sở hạ tầng cho Xe cộ Phát thải Bằng không” trị giá 680 triệu USD khoản tiền này là sau khi chính phủ liên bang đã chi hơn 1 tỷ USD “để khiến xe điện có giá phải chăng hơn và bộ sạc dễ tiếp cận hơn đối với người dân Canada” rồi.
Bên cạnh khoản chi tiêu hào phóng này của người đóng thuế, còn có một biện pháp ưu đãi chuỗi cung ứng xe điện mới, theo đó cung cấp một khoản tín thuế 30% cho việc lắp ráp xe, sản xuất pin, và mua nguyên liệu sử dụng trong cực âm làm cho pin hoạt động (chẳng hạn như lithium, cobalt, và mangan). Chương trình ưu đãi này được thiết kế cho nhà máy trị giá 15 tỷ USD được công bố gần đây của Honda nhưng cũng áp dụng cho các dự án mới khác.
Nếu quý vị chưa cảm thấy đầu óc choáng váng khi cố gắng hiểu được quy mô đồ sộ của những khoản chi tiêu hào phóng cho ngành công nghiệp xe điện xuất phát từ người tiêu dùng và người đóng thuế này, thì quý vị nên nghĩ đến một khoản trợ cấp to lớn khác: trợ cấp cho việc sử dụng đường miễn phí. Chúng ta, những người lái xe chạy bằng xăng và dầu diesel đáng trách, phải trả rất nhiều tiền thuế nhiên liệu. Báo cáo Trung thực về Thuế Xăng năm 2022 của Liên đoàn Người đóng thuế Canada cho thấy các lái xe ở Canada phải trả trung bình 55 cent tiền thuế nhiên liệu cho mỗi lít xăng. Kết hợp thông tin đó với dữ liệu của Cục Thống kê Canada cho thấy, như vậy tổng lượng tiêu thụ 42.5 triệu lít có nghĩa là các tài xế Canada đã phải trả hơn 23 tỷ USD tiền thuế đường bộ.
Trong khi đó, những người lái xe EV không phải trả gì cả.
Ngoài sự bất công rõ ràng, quy định về xe điện của Ottawa sẽ dần dần loại bỏ các loại xe chạy bằng xăng và dầu diesel khỏi đường sá. Khi các loại xe này không còn, thì ai sẽ trả tiền để bảo trì đường cho tất cả những chiếc xe điện đó di chuyển đây?
Cuối cùng là câu hỏi mấu chốt: Liệu sự chuyển đổi lớn sang xe điện này có mang lại lợi ích gì cho môi trường không? Một nghiên cứu của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho thấy để đáp ứng các cam kết quốc tế về xe điện, thế giới sẽ cần không dưới 388 mỏ lithium, nickel, và cobalt mới. Nhưng thời gian từ khi áp dụng quy định đến khi thực sự đi vào sản xuất dao động từ 6 đến 9 năm đối với lithium và 13 đến 18 năm đối với nickel. Và chỉ còn 11 năm nữa là tới năm 2035 rồi.
Còn chi phí con người của tất cả các mỏ đó thì sao? Hầu hết các khoáng sản đất hiếm ngày nay đều được tìm thấy ở các nước đang phát triển, với một nửa ở châu Phi, nơi các báo cáo về lao động trẻ em và các vi phạm nhân quyền khác đều đã quá phổ biến. Một nhóm các nhà nghiên cứu tập trung tại Đại học Northwestern đã kiểm tra tác động của việc khai thác cobalt ở Cộng hòa Dân chủ Congo và nhận thấy việc khai thác có “tác động nghiêm trọng đến sức khỏe con người.”
Do đó, câu trả lời cho câu hỏi về việc liệu sự chuyển đổi sang xe điện có mang lại lợi ích môi trường ròng nào hay không, thì rõ ràng là không rồi. Cái giá phải trả về con người khi cố gắng đạt được các mục tiêu về xe điện sẽ rất tiêu cực.
Chỉ riêng những yếu tố đó thôi đã đủ khiến lệnh cấm xe chạy xăng của Ottawa khó có thể trở thành sự thực. Nhưng lý do lớn nhất khiến lệnh cấm này thất bại là vì người dân không muốn có lệnh đó.
Có những tin tức mới về việc doanh số bán xe điện đang sụt giảm bất chấp cả trợ cấp từ chính phủ và ưu đãi giảm giá từ các công ty. Trước sự thất vọng của chính phủ và tâm trạng nhẹ nhõm của công dân, các chính phủ đang khám phá ra rằng, như chính Adam Smith đã nói trong cuốn sách “Lý thuyết về Tình cảm Đạo đức” (The Theory of Moral Sentiments) xuất bản năm 1759 của ông, “con người không phải là những quân cờ để di chuyển bằng một bàn tay ở cấp cao.”
Xe điện sẽ thất bại !!!
Ông Stephen Moore, nhà kinh tế cao cấp tại FreedomWorks, người từng là cố vấn kinh tế cao cấp cho cựu Tổng thống Donald Trump, đã có dự đoán ảm đạm về thị trường xe điện (EV) của Hoa Kỳ, nói rằng xe điện đang trên đà trở thành “thất bại lớn tiếp theo” của các nhà sản xuất xe hơi.
https://baomai.blogspot.com/
***
Những điều chưa được biết về cuộc cách mạng xe điện
Điều đó có thể sẽ dẫn đến việc tái cấu trúc căn bản ngành công nghiệp xe hơi của Hoa Kỳ, vốn chiếm khoảng 3% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Hoa Kỳ và tuyển dụng hơn 1.7 triệu người Mỹ.
https://baomai.blogspot.com/
***
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.