Thursday, June 13, 2024

Vĩ cầm Trung cộng là gì?

 BM

Một giai điệu khuấy động tâm khảm xuyên thấu sự tĩnh lặng của khu rừng tháng Mười Một xuộm vàng ở ngoại ô New York. Đó rõ ràng là một giai điệu Trung Hoa.


Âm thanh đó phát ra từ một cây vĩ cầm hai dây của Trung cộng có tên là đàn nhị hồ. Người nghệ sĩ đang chơi đàn là cô Thích Hiểu Xuân (Qi Xiaochun), một nghệ sĩ độc tấu đàn nhị hồ của Đoàn Nghệ thuật Biểu Diễn Shen Yun.


Shen Yun là một công ty nghệ thuật vũ đạo Trung Hoa cổ điển có trụ sở tại New York, biểu diễn tại hơn 20 quốc gia và gần 200 thành phố trong chuyến lưu diễn kéo dài 5 tháng mỗi năm. Các tiết mục vũ đạo của đoàn đều có một dàn nhạc đệm trực tiếp, trong đó kết hợp một cách lý thú các nhạc cụ phương Đông và phương Tây.


Shen Yun thường bắt đầu chuyến lưu diễn vòng quanh thế giới vào tháng 12, bên cạnh múa dân gian và vũ đạo Trung Hoa cổ điển, còn có biểu diễn độc xướng bel canto và độc tấu đàn nhị hồ.


BM

Khán giả tại các nhà hát danh tiếng như Lincoln Center ở New York và Kennedy Center ở Hoa Thịnh Đốn thường cảm thấy diễn xuất của cô Thích rất lôi cuốn và mang vẻ đẹp khó quên.


Được giáo dưỡng theo cách riêng từ nhỏ giúp cô biểu diễn toàn tâm toàn ý và không sợ sân khấu, điều hiếm thấy ngay cả với những nhạc công nổi tiếng.


Cô Thích là một nghệ sĩ đàn nhị hồ điêu luyện, lớn lên ở khu vực đông đúc ở miền Nam Trung cộng. Trong suốt thời thơ ấu, cô đã luyện đàn ngoài trời để tránh làm phiền đến những người hàng xóm.


Cha cô cũng là một người chơi đàn nhị hồ, đã cho cô tập luyện ở những nơi công cộng ngay từ khi cô 6 tuổi. Bất kể trời mưa hay có tuyết, cha cô vẫn tiếp tục chỉ dạy các bài học ngoài trời hàng đêm.


Đề cao và thanh lọc


BM

Trong tất cả các nhạc cụ phương Đông và phương Tây của dàn nhạc Shen Yun, nhị hồ được xem là nhạc cụ có khả năng biểu đạt những cảm xúc sâu sắc của con người tốt nhất.

Đàn nhị hồ có thể bắt chước giọng nói của con người. Nó có thể truyền tải các cung bậc cảm xúc đa dạng: từ đau buồn, vui sướng, và giận dữ cho đến cảm giác khi tìm thấy ý nghĩa nhân sinh.


Đàn nhị hồ có lịch sử 4,000 năm. Văn hóa truyền thống Trung Hoa tin rằng âm thanh có thể điều hòa vũ trụ và cả con người. Ở Trung cộng cổ đại, đàn nhị hồ không chỉ được biểu diễn để giải trí mà còn giúp nâng cao tinh thần và thanh lọc tâm trí của con người.


Đàn nhị hồ cũng có thể nắm bắt được những nét đặc trưng của các nhóm dân tộc Trung cộng thông qua các kỹ thuật kéo đàn đặc biệt.


Từ cuộc sống giản dị của những cô gái đi lấy nước ở vùng nông thôn Trung cộng, đến vẻ sang trọng vương giả của các tiểu thư Mãn Châu, đàn nhị hồ có thể truyền tải những cảm xúc về cuộc sống thường nhật chịu ảnh hưởng của môi trường và truyền thống bản địa.


Đàn nhị hồ cũng có thể bắt chước âm thanh của muông thú – chẳng hạn như tiếng hý và tiếng ngựa phi nước kiệu.


Mặc dù nhị hồ thường được so sánh với vĩ cầm, nhưng thực ra khi ngồi đàn, nó được giữ thẳng đứng trong lòng người nhạc công. Không dùng phím mà dùng vĩ kéo, là một cung tre với dây kéo làm bằng lông ngựa trắng, lồng vào phía trong hai dây đàn không tách rời.


BM

Dàn nhạc Shen Yun đưa đàn nhị hồ lên một tầm cao mới. Những giai điệu Trung Hoa của đàn nhị hồ được hòa âm cùng sự hùng tráng của bộ gõ, kèn đồng, bộ hơi gỗ và bộ dây của dàn nhạc phương Tây.


Tuy nhiên, âm nhạc Shen Yun vẫn mang một phong vị Trung Hoa đặc trưng bởi các nhạc cụ phương Đông như đàn tỳ bà, kèn suona, và các nhạc cụ thuộc bộ gõ của phương Đông lĩnh tấu các giai điệu của bản nhạc.


Một thanh âm tín Thần


Diễn xuất của cô Thích đặc biệt biểu cảm vì cô thực hành một môn tu luyện có tên là Pháp Luân Công (còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp).


Thông qua việc thực hành các bài tập thiền Pháp Luân Công hàng ngày, cô Thích cho biết cô đã đạt được trạng thái bình an nội tâm, loại bỏ được những nỗi sợ hãi và lo lắng khỏi cuộc sống của mình.


BM

“Kể từ khi tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, tôi đã học cách ngừng quan tâm đến việc mọi người nghĩ gì về diễn xuất của mình”, cô chia sẻ bằng tiếng Hoa. “Tôi không còn bận tâm với những suy nghĩ mệt mỏi đó nữa nên tôi có nhiều năng lượng hơn để tập trung vào việc chơi nhạc thực sự”.


“Âm nhạc của Shen Yun có thể có tác dụng giúp khán giả được thanh lọc vì nó mang một loại năng lượng khác,” cô nói. “Mọi người không hối tiếc khi đi xem buổi biểu diễn. Họ đều cảm thấy sảng khoái.”



Thanh Hư

***

Nhạc pop hay nhạc cổ điển quyết định tuổi thọ?

  BM

Cả Đông y và Tây y đều đồng ý rằng âm nhạc phù hợp không chỉ đem lại hiệu quả giải trí đơn thuần, mà còn có tác động đáng kinh ngạc đến sức khoẻ và sự trường thọ.

https://baomai.blogspot.com/2023/03/nhac-pop-hay-nhac-co-ien-quyet-inh-tuoi.html


image.png

Báo Mai Music_1
Báo Mai Music_2
Báo Mai Music_3
Báo Mai Music_4
Báo Mai Music_5
Báo Mai Music_6
Báo Mai Music_7
Báo Mai Music_8
Báo Mai Music_9
Báo Mai Music10
Báo Mai Music_11
Báo Mai Music_12
Báo Mai Music_13
Báo Mai Music_14
Báo Mai Music_15
Báo Mai Music_16
Báo Mai Music_17
Báo Mai Music_18
Báo Mai Music_19
Báo Mai Music_39 "You Make Me Feel Brand New" by Thanh Nga
Báo Mai Music_40 "Mộng Người"
Báo Mai Music_41 "CHỜ ĐÔNG"
Báo Mai Music_42 "Khi Đã Yêu" by Thanh Nga
Báo Mai Music_43 "Một Ngày 54 Một Ngày 75"
Báo Mai Music_44 "Cảm Ơn Tình Em"
Báo Mai Music_45 "Chờ Đông" by Thanh Nga
Báo Mai Music_20
Báo Mai Music_21 (BESAME MUCHO)
Báo Mai Music_22
Báo Mai Music_23
Báo Mai Music_24 Harmonica
Báo Mai Music_25
Báo Mai Music_26 Dino Phạm Hoàng Dũng
Báo Mai Music_27
Báo Mai Music_28
Báo Mai Music_29 By Thanh Nga
Báo Mai Music_30 Hè _ Summertime
Báo Mai Music_31 By Thanh Nga
Báo Mai Music_32 Cát Bụi
Báo Mai Music_33 "Tình" by Thanh Nga
Báo Mai Music_34 "Xin Một Ngày Mai Có Nhau" by Thanh Nga
Báo Mai Music_35 "You're My Everything"
Báo Mai Music_36 "Kinh Hòa Bình"
Báo Mai Music_37 "Mùa Hè Đẹp Nhất" by Thanh Nga
Báo Mai Music_38 "Quien Sera / Sway" by Thanh Nga
Báo Mai Music_39 "You Make Me Feel Brand New" by Thanh Nga
Báo Mai Music_40 "Mộng Người"
Báo Mai Music_41 "CHỜ ĐÔNG"
Báo Mai Music_42 "Khi Đã Yêu" by Thanh Nga
Báo Mai Music_43 "Một Ngày 54 Một Ngày 75"
Báo Mai Music_44 "Cảm Ơn Tình Em"
Báo Mai Music_45 "Chờ Đông" by Thanh Nga
Báo Mai Music_46 "Hành Khúc"
Báo Mai Music_47 "Qua Cơn Mê"
Báo Mai Music_48 "Đánh Cờ _ AVT"
Báo Mai Music_49 "Trái Tim Lầm Lỡ"
Báo Mai Music_50 "Quên Đi Tình Yêu Cũ"
Báo Mai Music_51 "Nữ Sinh Gia Long"
Báo Mai Music_52 "Qua Cơn Mê"
Báo Mai Music_53 "Một Đời Yêu Anh"
Báo Mai Music_54 "Kinh Hòa Bình"
Báo Mai Music_55 "The NAIL VOICE"
Báo Mai Music_56 " Xuân "
Báo Mai Music_57 " Trên Đầu Súng "
Báo Mai Music_58 "You Don't Bring Me Flowers Anymore"
Báo Mai Music_59 "Mùa Xuân Đầu Tiên"
Báo Mai Music_60 "TÔI MUỐN HỎI TẠI SAO"
Báo Mai Music_61 "Dalena"

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.