Monday, September 16, 2024

Jerusalem _ Thánh địa của 3 Tôn Giáo cùng chung tổ phụ Abraham

 BM

Cuối TNK 2 TTL, Moses đưa dân Do thái về vùng đất hứa Palestine. Jerusalem nằm giữa vùng đất hứa.


Năm 1000 TTL, David chiếm Jerusalem và xây tường bao quanh làm thủ đô cho vương quốc Do thái.


Kế vị David, Solomon xây đền thờ trên đồi Moriah. Từ đó Jerusalem trở thành thủ đô chính trị và tinh thần của Do thái.


Năm 586 TTL Jerusalem rơi vào tay người Babylon, đền thờ Do thái bị phá hủy.


Cuối TK6 TTL, đế quốc Ba tư trả lại quyền cai trị cho Do thái, thống đốc Jerusalem là Zerubbabel cho xây lại ngôi đền vào các năm 538-515 TTL.


Ngôi đền thứ nhì này bị đế quốc La mã phá hủy cùng với Jerusalem năm 70 Tây lịch.


Ngôi đền là biểu tượng linh thiêng của Do thái giáo, nay không còn di tích ngoại trừ một bức tường ở phía tây gọi là Western Wall.


Thành Phố Cổ Jerusalem


BM

Thành phố cổ ở về phía đông Jerusalem, nằm trên 2 ngọn đồi, có tường bao quanh. Thành phố được chia làm 4 khu.


Khu Hồi giáo ở phía đông có 2 thánh đường nổi tiếng là Dome of the Rock và al-Aqsa sẽ nói rõ ở đoạn sau. Nơi xây cất 2 thánh đường Hồi giáo này nguyên là nơi tọa lạc ngôi đền bị phá hủy của Do thái. Bức tường bao quanh khu Hồi giáo này nối tiếp Western Wall của Do thái. Sự chồng chéo giữa 2 tôn giáo ở đây đã gây nên những cuộc bạo động trong nhiều thế kỷ giữa người Ả rập và Do thái.


Khu Do thái ở về tây nam khu Hồi giáo, gồm nhiều đền thờ cổ nổi tiếng của Do thái.


BM

Ở về phía tây khu Do thái là khu của người Armenia. Quốc gia này xưa là vương quốc ở phía tây châu Á, nay gồm một phần đông bắc Thổ nhĩ kỳ và tây bắc Iran. Lập quốc từ năm 600 TTL, Armenia là nước đầu tiên trên thế giới nhận Thiên Chúa giáo là quốc giáo năm 303 Tây lịch. Những người Armenia bỏ nước tới đây vì muốn sống gần thánh địa Jerusalem.


Ở về phía bắc của thành phố cổ là khu Thiên Chúa giáo với nhà thờ nguy nga Holy Sepulcher. Xuyên qua khu này là Via Dolorosa con đường Chúa Jesus vác Thánh giá.


Dưới triều đại Hồi giáo Fatimid 909-1171, nhà thờ Holy Sepulcher bị phá hủy và người hành hương Thiên chúa giáo bị đàn áp, gây nên cuộc Thánh chiến Crusader. Chiến thắng của đoàn quân Thánh chiến đưa tới việc thành lập vương quốc La tinh Jerusalem .


Thánh Đường Dome Of The Rock Và Al-Aqsa


BM

Thánh đường Dome of The Rock và al-Aqsa liên quan tới một sự kiện siêu nhiên của Hồi giáo.


Một buổi tối, thiên thần Gabriel người trao kinh Qur'an cho Muhammad tới gặp Muhammad rồi dẫn giáo chủ Hồi giáo tới một con ngựa thần. Ngựa đưa Muhammad từ Mecca tới Jerusalem, nơi đây Muhammad gặp Abraham tổ phụ của Thiên Chúa giáo, Do thái giáo và Hồi giáo, Moses và Chúa Jesus. Trước mặt các vị này, Muhammad dâng lời cầu nguyện lên Thượng đế Allah.


Trong khi ở Jerusalem, Muhammad được mời 1 ly nước, 1 ly rượu nho và 1 ly sữa.


Muhammad từ chối ly nước vì nước sẽ làm dân Hồi giáo chết đuối, ly rượu nho cũng bị từ chối vì rượu sẽ làm tín đồ bỏ chính đạo, Muhammad chỉ uống ly sữa vì sữa giúp tín đồ vững tin vào đạo của Allah. Thiên thần Gabriel xác nhận sự lựa chọn của Muhammad.


Sau đó Muhammad được ngựa thần đưa lên thăm thiên đường và nói chuyện với Allah trước khi trở về Mecca nay thuộc Saudi Arabia.


Năm 638 TL, Caliph Omar chiếm Jerusalem. Nơi trước đây được cho là Muhammad gặp Abraham, Moses và Chúa Jesus nay được Omar xây thánh đường al-Aqsa. Nơi đây cũng là ngôi đền Do thái bị phá hủy. 


Nơi ngựa thần đưa Muhammad lên thiên đường gặp Allah được Omar xây thánh đường Dome of The Rock. Tảng đá giữa thánh đường có dấu chân ngựa thần.


Người Hồi giáo còn tin rằng tảng đá ấy cũng muốn theo ngựa thần lên thiên đường nhưng bị Gabriel đẩy xuống; tảng đá còn dấu tay của Gabriel.


Tuy nhiên đối với người Do thái, tảng đá ấy chính là nơi Abraham trói Isaac để chuẩn bị hy sinh.


Đối với người Hồi giáo, tảng đá là trục của thế giới, là điểm từ đó sự sáng tạo thế giới bắt đầu và cũng từ đó hồi kèn cuối cùng sẽ nổi lên chấm dứt lịch sử thế giới.


Bức Tường Western Wall


BM

Ngôi đền thứ nhất và nhì của Do thái nằm trên đồi Moriah. Người Do thái và Thiên chúa giáo gọi nơi này là Temple Mount.


Đồi này có hình dạng không đều nên năm 19 TTL, vua Do thái Herod The Great 74-4 TTL cho bồi đắp thêm khiến khuôn viên được mở rộng.


Bao quanh khuôn viên, Herod cho xây 4 bức tường thẳng góc bằng những khối đá lớn. 


BM

Năm 70 Tây lịch, đế quốc La mã chiếm đóng Palestine, Jerusalem bị phá hủy, kể cả khuôn viên Temple Mount. Bốn bức tường bao quanh Temple Mount bị phá sập chỉ còn lại một phần ở phía tây gọi là Western Wall. Phần còn lại này được người Do thái coi như thánh địa vì đền thờ Do thái không còn nữa và Temple Mount trở thành thánh đường Dome of The Rock và al-Aqsa của Hồi giáo.


Tới thời Umayyad - triều đại đầu tiên của Arab Caliph 661-750 với thủ đô là Damascus - bức tường cũ của Do thái được xây lại, phần tường Western Wall sát nhập vào bức tường mới và được xây cao thêm bằng những khối đá nhỏ hơn.


Do khối đá lớn nhỏ khác nhau, Western Wall của Do thái rất dễ nhận ra. Người Do thái tới đây cầu nguyện, có người thương khóc vì bức tường gợi lòng tưởng nhớ tới ngôi đền linh thiêng nay không còn nữa. Người ngoài Do thái giáo gọi nơi này là Bức tường than khóc Wailing Wall nhằm đánh giá thấp Do thái giáo. 


Vì Western Wall nằm trong khu Ả rập nên những cuộc hành hương của người Do thái thường bị cản trở, có khi bị cấm đoán, có khi xảy ra bạo lực xô xát. Cuộc bạo loạn năm 1929 gây tổn thất nặng cho bên Do thái với 133 người chết và 339 người bị thương.


Nhiều tổ chức tư nhân Do thái ngỏ ý mua Western Wall nhưng không kết quả. Phong trào Zionism của Do thái gây nên mối lo ngại cho người Ả rập. Nếu Western Wall thuộc chủ quyền Do thái, thành phố Jerusalem sẽ có nguy cơ mất về tay Do thái.


Jerusalem sau Thế Chiến 1


BM

Sau Thế chiến 1, Hội quốc liên tiền thân của Liên hiệp quốc ủy nhiệm nước Anh cai trị Palestine và tìm giải pháp cho sự xung đột giữa Ả rập và Do thái.


Sau nhiều lần dàn xếp không kết quả, nước Anh nhìn nhận thất bại và trả lại Liên hiệp quốc quyền ủy nhiệm.


Năm 1947 Đại hội đồng Liên hiệp quốc quyết nghị chia Palestine làm 2 nước: Ả rập và Do thái, riêng một khu gồm thành phố Jerusalem và Bethlehem sẽ được tách ra đặt dưới quyền cai trị của quốc tế.


Quyết nghị được Do thái chấp thuận nhưng bị Ả rập phản đối.


BM

Năm 1948 nước Anh rút quân ra khỏi Palestine, và Do thái tuyên bố độc lập với thủ đô là Tel Aviv. Ngay khi ấy, Jordan và Ai cập đem quân xâm chiếm West Bank và Gaza.


Ngày 14-5-1948 Jerusalem xảy ra bạo loạn giữa người Ả rập và Do thái. Người Do thái trong thành phố cổ đầu hàng nhưng giữ được phía tây của thành phố mới.


Người Ả rập trong thành phố cổ và vùng phụ cận tự nguyện sáp nhập vào Jordan và được Jordan cấp quốc tịch.


BM

Trong cuộc chiến 6 ngày năm 1967, Do thái đánh bại Jordan và Ai cập, lấy lại West Bank và Gaza, thu hồi phía đông Jerusalem kể cả thành phố cổ. Người Ả rập được cấp quốc tịch Do thái nhưng họ từ chối và vẫn giữ quốc tịch Jordan.


Năm 1980 quốc hội Do thái ra đạo luật xác định Jerusalem là thủ đô của Do thái. Các nước trên thế giới và Liên hiệp quốc - nhất là các nước Hồi giáo - đều phản đối. Các nước có quan hệ ngoại giao với Do thái vẫn đặt sứ quán ở Tel Aviv. Nhưng năm 2017 nước Mỹ thay đổi lập trường: Tổng thống Trump công nhận Jerusalem là thủ đô của Do thái, và chuyển tòa Đại sứ Mỹ từ Tel Aviv về Jerusalem. 




Bùi Quý Chiến

***

Jerusalem: Địa danh tôn giáo phức tạp ở Trung Đông

 BM
Dome of the Rock, một di tích lịch sử thiêng liêng ở Thành Cổ. 

Hôm Thứ Tư, 6 Tháng Mười Hai, Tổng Thống Donald Trump tuyên bố Hoa Kỳ chính thức công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel.

Animated GIF

Thế kỷ phai tàn trí nhớ

BM
Công lao thật lớn với đồng bằng miền Nam. Bên cạnh những dòng tin tưởng nhớ đó, lại khiến tôi bỗng nhớ về Giáo Sư Nguyễn Duy Xuân, một con người đã sống với khoa học và hiến dâng trọn đời mình cho một miền Nam phát triển, với tên gọi kiêu hãnh Tây Đô.


Giáo Sư Nguyễn Duy Xuân là tổng trưởng Văn Hóa – Giáo Dục – Thanh Niên cuối cùng của Chính thể Việt Nam Cộng Hòa, và cũng là người phát hiện, thuyết phục đưa chàng thanh niên Võ Tòng Xuân từ Phi Luật Tân trở về để phục vụ đất nước.


Giáo Sư Nguyễn Duy Xuân, sinh năm 1925 tại Ô Môn, tỉnh Cần Thơ. Ông là cựu học sinh Collège de Cần Thơ. Sau khi đậu bằng Diploma (văn bằng thành chung). Ông sang Pháp du học tốt nghiệp cử nhân kinh tế. Ông tiếp tục theo học chương trình sau đại học ở Anh, lấy bằng thạc sĩ về kinh tế học; tiếp đến sang Mỹ theo học ở đại học Vanderbilt, và lấy học vị tiến sĩ kinh tế học rồi trở về Việt Nam năm 1963.


BM

Sau khi về nước ông được bổ nhiệm làm tổng ủy trưởng Tổng Ủy Nông nghiệp, tổng trưởng kinh tế và cố vấn kinh tế của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, bên cạnh đó, ông còn dạy tại các trường đại học kinh tế và trường Quốc Gia Hành Chính. Đầu năm 1970, ông được mời về làm viện trưởng Viện Đại Học Cần Thơ.


Trong thời gian đảm nhận vị trí viện trưởng Viện Đại Học Cần Thơ, giáo sư nỗ lực phát triển mọi lãnh vực, đặc biệt với hai ngành sư phạm và nông nghiệp. Giáo sư cũng là người tiên phong trong việc thiết lập hệ thống đào tạo tín chỉ theo mô hình Đại Học Hoa Kỳ. Năm 1972, ông đích thân giới thiệu, đưa nhà nông học trẻ Võ Tòng Xuân khi ấy đang công tác ở Viện Nghiên Cứu Lúa Gạo Quốc Tế Los Banos Philippines về làm việc ở trường Đại Học Cần Thơ.


BM
Cuộc đời từ sau 1975 của ông Võ Tòng Xuân là một chuỗi dài thăng tiến và được chính quyền mới trọng vọng, bởi ông thừa hưởng tất cả những nền móng mà Giáo Sư Nguyễn Duy Xuân đã đặt ra ở miền Tây, rồi từ đó xây dựng và phát triển. Nhưng vị giáo sư như là một người anh, là một người thầy của ông Võ Tòng Xuân thì lại không có một kết cục êm ả như vậy.


BM

Sau 1975, Giáo Sư Nguyễn Duy Xuân phải trải qua một thời gian tù ở Thủ Đức, rồi bị đưa đi “học tập cải tạo” tiếp ở trại Ba Sao thuộc tỉnh Hà Nam Ninh (nay thuộc tỉnh Hà Nam). Năm 1983, nghe nói Giáo Sư Võ Tòng Xuân, khi ấy là Đại Biểu Quốc Hội, thân cận nhiều quan chức đương thời, có tìm đến trại Ba Sao thăm vị giáo sư cũ đàn anh một lần, nhưng chỉ đơn giản là thăm.


Ba năm sau, năm 1986, do tình trạng trại giam cải tạo khắc nghiệt và thiếu thốn, cùng bệnh tật, Giáo Sư Nguyễn Duy Xuân qua đời tại Trại giam, thọ 61 tuổi. Lúc đó, thi hài ông được chôn lặng lẽ ở một quả đồi, khu vực Trại Cải tạo Ba Sao – Hà Nam. Mãi nhiều năm sau, gia đình mới cải táng và mang về để trong một ngôi chùa tại Sài Gòn. Giáo Sư Nguyễn Duy Xuân chấm dứt 11 năm trong trại tù cải tạo, dù một đời chỉ là nhà khoa học yêu quê hương.


BM

Giáo Sư Nguyễn Duy Xuân qua đời, là một mất mát không sao kể hết được đối với đất nước. Ông là một trong những trí thức lớn của miền Nam, đã gây dựng lên những nền móng phát triển, tâm huyết với tương lai dân tộc nhưng rồi trớ trêu, bị đưa vào chỗ khốn cùng.


Tiếc là trong những năm tháng sau này, công danh rực rỡ và có tiếng nói quan trọng trong giới truyền thông nhà nước mới, vẫn không thấy ông Võ Tòng Xuân một lần nào nói đủ, nói thật, nói trân trọng về Giáo Sư Nguyễn Duy Xuân, cho thế hệ trẻ được biết công ơn của người đi trước.


Có lẽ ông Võ Tòng Xuân quên. Hay có lẽ ông cũng đã hòa nhập cuộc sống trong một thế kỷ chấp nhận phai tàn trí nhớ như một lẽ thường.


***

Khi tôi gửi bài viết này lên internet, có người nhắn tôi rằng “Sao không đăng bài viết này khi ông Võ Tòng Xuân còn sống?”, tôi có trả lời rằng “Vì tôi vẫn mong ông ấy đến lúc nhắm mắt, sẽ nói một lời nào đó”.




Tuấn Khanh

Tội Ai làm Người đó chịu

 BM


Và nếu quý vị nào chưa đọc, thì xin hãy mở Google.com sẽ thấy đề tài này thuật lại 2 vị cao niên về thăm VN để hưởng tuần lễ trăng thanh gió mát quê nhà, sau nhiều năm phải rời bỏ quê hương để sống tha hương ngàn trùng xa cách nơi đất khách quê người đi tìm sự tự do. Nay mới có dịp được quay trở về thăm quê cha đất tổ, đồng thời còn được thưởng thức những món ăn đặc sản quê hương Bia ôm và Bia nằm nội hóa nữa.


BM

Chúng ta cũng nên hiểu rõ sự khác biệt giữa Bia ôm với Bia nằm như thế nào. Bia ôm sẽ không gây ra hậu quả nào đáng thương hay đáng trách cho người nam cũng như cho người nữ, cả đôi bên đều cảm thấy tâm hồn sảng khoái mái lẫn hứng thú như chỉ muốn ôm chặt vào lòng nhau qua đôi cánh tay từ ái yêu thương của nhau, để tặng cho nhau những nụ hôn nồng cháy nảy lửa, ghi dấu giây phút cảm hứng tình yêu lên ngôi của 2 kẻ cụm ly uống Bia ôm với nhau.


BM

Nhưng trái lại uống Bia nằm, lúc khởi sự nằm ôm sát bên nhau, tay trong tay má kề má, cả hai người đều cảm thấy như đang đi lạc vào cõi thiên thai, cảm giác sung sướng tuyệt đỉnh dâng tràn lên khắp tâm hồn, làm cho cà hai thân xác nửa tỉnh nửa mê, không còn biết trời trăng mây nước là gì nữa. Rồi sau một cơn mê hồn trận giữa 2 người kéo dài cho đến giây phút cuối cùng cuộc chiến, lúc đó thân xác của người nam mới cảm thấy ê chề, mệt mỏi, chán chường và đổ lỗi là tại nguyên do Thằng Cu Tí nhà mình gây ra nông nỗi này. Còn về bên phía người nữ thì rất hài lòng thỏa mãn vì đã được đáp ứng trọn vẹn nhu cầu sinh lý tình dục mong đợi của mình bấy lâu nay như đã được kể lại chi tiết trong câu chuyện "Thng Cu Tí và Thng Cu Tèo" đã được phổ biến rộng rãi trên báo chí mới đây.


Bối cảnh thứ nhất trong câu chuyện Cu Tí: Sau khi hai người đã uống Bia nằm với nhau, yêu nhau thắm thiết và ký giấy hôn thú với nhau để trở thành vợ chồng chính thức. Trước khi ông quay trở về lại Hoa Kỳ, vợ ông dẫn ông về tỉnh nhỏ để ra mắt mẹ vợ, thì bất chợt như một trái bom nguyên tử nổ tung lên vì bà vừa nhìn thấy mặt đứa con rể, bà bị ngất xỉu ngã gục ngay xuống đất vì nhận ra ông là chồng của bà trước kia và con gái bà nay lại là vợ của chồng bà, mà chính nó cũng là đứa con ruột của ông.


Nếu ai muốn biết rõ câu chuyện éo le đau thương này, xin hãy đọc câu chuyện Thằng Cu Tí và Thằng Cu Tèo trên:

BM
Thật quá đau lòng con quốc quốc, biết nói sao đây khi 3 đường đời không có lối thoát nên  đành phải ngậm đắng nuốt cay, đành phải chấp nhận thằng con rể của mình cũng là người chồng yêu quý trước kia của bà mà cách đây mấy chục năm về trước, bà đã phải dành dụm một số tiền khá lớn để giúp phương tiện cho chồng vượt biên năm 1976 sang Hoa Kỳ và bà đã phải hy sinh thân xác giữ lòng chung thủy với chồng mấy chục năm qua, làm lụng vất vả chân tay để nuôi dưỡng đứa con gái trưởng thành như ngày nay. Giờ đây nó lại vô tình lấy chồng của bà là bố ruột của nó, sắp sinh cho ông một bé trai, để rồi trong tương lai ông sẽ nộp đơn xin bảo trợ cho vợ và con trai của ông sẽ sinh ra cùng với bà là mẹ vợ hiện tại của ông và cũng là vợ trước kia của ông nữa, sang đoàn tụ với ông ở Hoa Kỳ.


Xin nhắc lại cậu con trai này vừa là con ông mà cũng vừa là cháu nội của ông nữa. Cậu tốt nghiệp ngành y khoa sản phụ và nổi danh là một bác sĩ nội khoa trẻ tuổi tài giỏi tại một tỉnh nhỏ chỉ có khoảng 3 ngàn dân cư. Sau này cậu con trai cũng biết rõ câu chuyện tình cảm éo le, ngang trái thầm kín trong gia đình của cậu, mà khi cậu còn đang học lớp 3 tiểu học, cậu vẫn nhớ lại những lúc bố cậu nô đùa với cậu, ông thường nói trêu chọc cậu: Mày là con của Thằng Cu Tí chứ không phải con tao đâu nhé. Nhưng lúc đó cậu hoàn toàn chẳng hiểu Thằng Cu Tí là ai, chỉ biết lặng thinh, không dám đặt câu hỏi gì thêm với bố.


BM

Mãi sau này cậu lên bậc trung học cậu mới vỡ lẽ ra là Thằng Cu Tí chính là bố cậu đấy và từ đó bố cậu không còn dám nói đùa rỡn câu này với cậu nữa, mà trong lòng ông bố cũng như vẻ bề ngoài, lúc nào cũng tỏ ra rất lấy làm hãnh diện là đã có một đứa con trai bác sĩ nổi danh là cậu, làm vẻ vang cho cả dòng dõi họ hàng ông ngoài xã hội tại Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ này. Người ta thường hay nói trong cái xui lại có cái hên, không ai biết trước được ngoại trừ Thượng Đế và quả thật đúng như trong câu chuyện này. Để tỏ lòng hiếu thảo đền đáp công ơn sinh thành dưỡng dục của bố mẹ cậu và sự săn sóc nâng đỡ tinh thần tận tình hàng ngày của Bà Ngoại, tức là mẹ ruột của mẹ cậu dành cho cậu, mà bà cũng là Bà Nội của cậu vì bà là người vợ đầu tiên của bố cậu. Thật mọi sự quá éo le đau thương cho gia đình cậu được coi là độc nhất vô nhị. Nhưng kết quả mọi chuyện đều trôi qua êm thắm tốt đẹp bình thường như không có chuyện gì xảy ra. Do đó mỗi năm cậu đều mua vé máy bay đi du lịch vòng quay thế giới (World Tour) cộng thêm 2 tấm Thẻ Tín Dụng (Credit Card) để tặng cho bố mẹ cậu và tặng cho Bà Ngoại cậu tha hồ muốn mua sắm loại quà gì theo ý thích cá nhân.


BM

Bối cảnh thứ nhì trong câu chuyện Cu Tèo: Nôi dung của câu chuyện này cũng tương tự như câu chuyện trên đây, uống Bia ôm mãi hai tâm hồn cảm thấy vẫn chưa được thỏa mãn đôi tim mới biết yêu đang lên ngôi, nên hai người đồng ý với nhau chuyển sang kiểu uống Bia nằm cho thích thú hơn. Nhưng chỉ có điều khác biệt với câu chuyện trên là 2 người không thể lấy nhau làm chồng làm vợ được. Mặc dù hai người rất thương yêu nhau thắm thiết như cá với nước. Nhưng khổ một nỗi gặp phải sự chống đối mãnh liệt của bố mẹ nàng. Vì bố nàng là em ruột của bố chàng, có nghĩa là nàng và chàng đều mang cùng một dòng máu huyết tộc trực tiếp, nàng là con ông Chú còn ông là con ông Bác, mà theo truyền thống gia tộc anh em con Chú con Bác ruột không được quyền lấy nhau làm vợ làm chồng, sẽ bị xã hội lên án nặng nề là phạm tội loạn luân.


Vậy trước khi chia tay với nhau để chàng trở về Hoa Kỳ, nàng cho chàng biết là nàng đã mang thai đứa bé gái với chàng được hơn 4 tháng nay rồi. Chàng thề hứa danh dự với nàng là chàng sẽ săn sóc chu đáo từ vật chất lẫn tinh thần cho đứa bé, từ lúc nó mới sinh ra cho đến khi nó đủ trí khôn và nhớ đề tên riêng (First Name) của chàng trong giấy khai sanh của nó, để ghi dấu mối tình éo le đau thương dang dở này giữa nàng với chàng. Biết đâu trong tương lai khi nó khôn lớn, nó muốn đoàn tụ với bố nó ở Hoa Kỳ nếu bố nó còn sống, thì chàng sẽ tìm đủ mọi cách để đưa nó qua đây sống gần bố. Nếu ai muốn biết rõ thêm chi tiết câu chuyện này, xin hãy đọc câu chuyện Thằng Cu Tí và Thằng Cu Tèo trên Google.com. Sau này có một số bạn bè biết chuyện riêng tư của đương sự khi về thăm quê hương uống Bia nằm với cô cháu gái xinh dẹp đi tới đâu rồi, thì chàng trả lời một cách mỉa mai, châm biếm là hoàn toàn cũng tại lỗi Thằng Cu Tèo nhà tôi gây ra, chứ đương sự đâu có muốn thế.


BM

Cách đây hơn 1 năm, tình cờ tôi gặp lại đươngsự ở Trung Tâm Thương Mại VN Phước Lộc Thọ, California và được đương sự cho biết ông đã bảo trợ cho đứa cháu gái xinh đẹp mà nó cũng là cô con gái yêu quý nhất đời của ông sang Hoa kỳ rồi, sau khi nó đã học hết bậc trung học ở VN. Tôi không hỏi ông bảo trợ cho cô ta sang đây bằng cách nào? Ông cho tôi biết sau khi cô tốt nghiệp cử nhân MS ưu hạng về điện tử (Computer Programer) và cô được tuyển dụng vào làm việc cho Cơ Quan Khoa Học Không Gian gọi tắt là NASA ở Houston, Texas cho đến nay, mà cô là 1 trong 5 khoa học gia nằm trong đội ngũ viết phương trình phóng phi thuyền không gian lên vệ tinh trong tương lai.


BM

Đây không những là một trong những kế hoạch quan trọng bậc nhất của Hoa Kỳ nói chung mà còn đem lại niềm tự hào vinh dự cho người quốc gia VN ở hải ngoại nói riêng. Vì thế chủ đề trên đây "Tội Ai Làm Người Đó Chịu" tiêu biểu cho nội dung ý nghĩa chính xác sâu xa qua câu chuyện: Thằng Cu Tí và Thằng Cu Tèo như đã được phổ biến rộng rãi trên báo chí mới đây.


image

PT. Nguyễn Mạnh San


https://baomai.blogspot.com/
Trump hay Harris đang dẫn trước?
Hiếp dâm tập thể chấn động nước Pháp
Thời đại đồ Sắt đồ Đồng
Kamala hay Chameleon?
Thua cũng ‘vô địch’
Tiếng bấc tiếng chì
Món ăn côn trùng kinh dị hay sơn hào hải vị?
Câu chuyện Thằng Cu Tí và Thằng Cu Tèo
Làng Nủ trước và sau thảm họa do bão Yagi
Ngồi tù oan gần 10 năm _ được bồi thường 50 triệu đô
Vì sao hàng loạt cây xanh bật trơ gốc ở Hà Nội do bão Yagi?
Tranh luận Trump-Harris: Ai thắng?
Lũ quét thôn Làng Nủ tàn phá sau bão Yagi
Cuộc tranh luận dự kiến ‘nảy lửa’ giữa Trump-Harris
Bưởi Việt Nam vào thị trường Nam Hàn
Người dân miền Bắc: “Bão Yagi mạnh chưa từng thấy”
Dư luận ảnh hưởng đến chính sách Trung cộng của Canada
Tàn phá sau bão Yagi
Bão Yagi đổ bộ vùng Quảng Ninh, Hải Phòng
Siêu bão YAGI vào vịnh Bắc bộ