Ông Phan Thanh Hải
(trái) và Nguyễn Văn Hải là thành viên sáng lập Câu lạc bộ Nhà báo Tự do
Phan Thanh Hải (Anh Ba Sài Gòn)
Hoa Kỳ thúc giục Việt
Nam trả tự do cho ba blogger Nguyễn Văn Hải (tức Điếu Cày), Phan Thanh Hải (Anh
Ba Sài Gòn) và Tạ Phong Tần.
Nguyễn Văn Hải (tức Điếu Cày)
Ba người bị khởi tố
theo điều 88, Bộ luật Hình sự, trong đó blogger Điếu Cày bị công an Việt Nam
xem là "thể hiện vai trò cầm đầu".
Người phát ngôn Bộ
Ngọai giao Hoa Kỳ Darragh Paradiso nói chính phủ Hoa Kỳ kêu gọi Việt Nam trả tự
do cho ba người.
Bà tuyên bố những
người này "không làm gì hơn là thực thi quyền tự do biểu đạt đã được nhân
lọai thừa nhận".
"Những vụ như
thế này nằm trong xu hướng đẩy mạnh hạn chế đáng lo ngại đối với ngôn luận trên
mạng internet ở Việt Nam," bà nói.
Hoa Kỳ gần đây tăng
cường hợp tác với Việt Nam, với việc ba tàu chiến của hải quân Hoa Kỳ sẽ
tham gia chương trình hoạt động chung kéo dài 5 ngày với hải quân Việt
Nam vào tuần tới.
Đồng thời, Hoa Kỳ
cũng thường thúc giục Việt Nam cải thiện hồ sơ nhân quyền.
Tuy vậy, một số
chuyên gia nhận xét Washington "sẽ không quá cứng rắn thúc đẩy việc
này đến mức gây đe dọa lợi ích kinh tế và an ninh".
"Ở Việt Nam,
chính quyền ông Obama không những muốn tiếp tục việc trao đổi thương
mại, mà còn muốn thiết lập một mối quan hệ tốt đẹp để kiềm chế Trung
Quốc," Giáo sư David P. Forsythe, Đại học Nebraska-Lincoln, Hoa Kỳ,
Trang web Sứ quán
Hoa Kỳ ở Việt Nam đến sáng hôm nay không đăng thông cáo nào về trường hợp ba
blogger.
Bà Tạ Phong Tần bắt
đầu viết với tư cách nhà báo tự do vào năm 2004
Theo hồ sơ của Công
an TP. HCM, blogger Điếu Cày "thể hiện vai trò cầm đầu" trong các hoạt
động như "tổ chức các cuộc biểu tình tại TP. HCM", quan hệ với một tổ
chức gọi là Đảng Dân chủ Việt Nam (nhắc đến ông Nguyễn Tiến Trung, bị kết án 7
năm tù năm 2010).
Công an Việt Nam nói
blogger Điếu Cày thành lập Câu lạc bộ nhà báo tự do để "khi có cơ hội sẽ
hoạt động thay đổi chế độ nhà nước Việt Nam".
Còn bà Tạ Phong Tần
bị gọi là người "phục vụ tối đa cho lợi ích của các thế lực thù địch".
Ông Phan Thanh Hải bị
xem là "thành phần cốt cán của Câu lạc bộ nhà báo tự do", đã viết khoảng
20 bài "xuyên tạc, châm biếm, đả kích, tỏ thái độ chống đối gay gắt Đảng Cộng
sản Việt Nam".
BBC
Chính sách nhân quyền của Obama
Hoa Kỳ có những phản ứng khác nhau quanh biến cố Mùa xuân Ả Rập
Nhìn chung, hồ sơ cổ vũ nhân quyền của Tổng thống Barack Obama có
nhiều trái ngược.
Chính quyền ông Obama tỏ ra thực dụng và bất nhất. Họ thúc
đẩy việc bảo vệ nhân quyền ở một số quốc gia nhỏ và không mấy quan
trọng, nhưng không đưa nhân quyền thành vấn đề lớn với các đồng minh
và các đối tác thương mại quan trọng.
Người ta nhìn thấy xu hướng này rất rõ ràng ở các nước Ả
Rập.
Ông Obama ủng hộ thay đổi dân chủ ở Ai Cập một cách muộn màng
sau những cuộc biểu tình đường phố, nhưng ông vẫn cố gắng duy trì mối
quan hệ tốt đẹp với quân đội ở đó.
Ông Obama tỏ ra cứng rắn hơn về chuyển đổi chế độ ở Libya,
nơi mà Đại tá Gaddafi không có nhiều bè bạn.
Nhưng ở Bahrain, trong vụ trấn áp người Shia do Ả Rập Saudi
dẫn đầu, ê kíp của Obama đã không cứng rắn về nhân quyền, và lại càng ít
thúc đẩy biện pháp trừng phạt đối với những kẻ chỉ đạo việc trấn
áp. Đương nhiên, Hoa Kỳ là đồng minh của Ả Rập Saudi chống lại Iran.
Hoa Kỳ cũng có một căn cứ hải quân lớn ở Bahrain. Vì thế mà họ thận
trọng tính toán đâu là nơi thúc đẩy nhân quyền chiểu theo cái nhìn
chính trị về lợi ích quốc gia.
Ai cũng biết ông Obama muốn tập trung sự chú ý đến Đông Á
trong chính sách đối ngoại, và vì thế đã giảm sự dính líu của Hoa Kỳ
ở Iraq và Afghanistan.
Quốc gia thân thiện
Mối quan hệ với Trung Quốc rất quan trọng, và trong thời
gian đầu nắm quyền, ông Obama đã nhấn mạnh vào lĩnh vực an ninh và
thương mại, mà không phải nhân quyền.
"Họ sẽ đề cập về vấn đề nhân quyền ở các quốc gia
như Việt Nam và Trung Quốc. Tuy nhiên Hoa Kỳ sẽ không quá cứng rắn
thúc đẩy việc này đến mức gây đe dọa lợi ích kinh tế và an ninh."
Chính phủ Obama đã chú ý nhiều đến việc cải thiện nhân
quyền ở Miến Điện. Tại đây, họ không chỉ quan tâm làm sao để nhân quyền
tốt đẹp hơn, mà còn là cải thiện quan hệ với các lãnh đạo ôn hòa của
Miến Điện nhằm cạnh tranh ảnh hưởng với Trung Quốc.
Nhìn chung ở các quốc gia khác, chẳng hạn như Việt Nam,
mối quan hệ thương mại với các quốc gia thân thiện được đặt lên trên
nhân quyền.
Giống như bao chính quyền Hoa Kỳ trước đây, ê kíp của ông
Obama không muốn vấn đề nhân quyền can thiệp quá sâu vào lĩnh vực kinh
tế và an ninh.
Khi phải đối diện với chính quyền không thân thiện như Iran, Cuba
hoặc Venezuela, Hoa Kỳ không ngại lên tiếng chỉ trích nhân quyền.
Điều này cũng đúng ở một số quốc gia mà Hoa Kỳ có ít lợi
ích kinh tế và chiến lược, ví dụ như Sri Lanka và Zimbabwe.
Ưu tiên an ninh được đặt cao hơn nhân quyền trong quan hệ Mỹ - Việt?
Tuy nhiên, làm việc với các đối tác thương mại bằng hữu lại
là chuyện khác.
Chính phủ ông Obama tiếp cận vấn đề nhân quyền tùy từng
trường hợp, một mặt cố gắng thúc đẩy nhân quyền, mặt khác lại không
muốn đe dọa đến các lợi ích quan trọng về an ninh và kinh tế.
Điều này cho thấy sự bất nhất trong hồ sơ nhân quyền của
chính quyền Obama.
Họ sẽ đề cập về vấn đề nhân quyền ở các quốc gia như
Việt Nam và Trung Quốc. Tuy nhiên Hoa Kỳ sẽ không quá cứng rắn thúc
đẩy việc này đến mức gây đe dọa lợi ích kinh tế và an ninh.
Ở Việt Nam, chính quyền ông Obama không những muốn tiếp tục
việc trao đổi thương mại, mà còn muốn thiết lập một mối quan hệ tốt
đẹp để kiềm chế Trung Quốc.
Giáo sư David P. Forsythe
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.