Trong cuộc bầu cử ngày 1-4-2012 để thay thế 45 ghế tại Quốc Hội Miến Điện, Liên Minh Quốc Gia Dân Chủ do Bà San Suu Kyi lãnh đạo đã thắng 43 ghế. Đó là một thành công to lớn không riêng cho Bà San Suu Kyi và đảng của bà mà là của toàn thể 60 triệu dân Miến Điện.
Biến
cố đó xảy ra như một phép lạ đã làm thế giới ngạc nhiên thán phục. Sau ngót 50
năm bị quân phiệt thống trị, Miến Điện đã lột xác để tiến lên dân chủ. Việt Nam
cũng đang bị độc tài, tham nhũng và bất công như Miến Điện. Chín mươi triệu dân
Việt cũng mong sớm thoát khỏi ách thống trị của CSVN để dân tộc có thể tiến
nhanh trên con đường dân chủ, phú cường và không còn bị Trung Cộng khống chế
như hiện nay.
Nhân
dịp nầy, chúng ta thử tìm xem đâu là những bài học từ Miến Điện?
Muốn
cho một cuộc đấu tranh đạt được thắng lợi, tối thiểu cần phải có đủ ba điều kiện,
đó là thiên thời, địa lợi và nhân hòa. Trong trường hợp Miến Điện, chúng ta sẽ
xét đến các yếu tố đó qua hai mặt khách quan và chủ quan.
Trước
hết, về mặt khách quan, chúng ta thấy gì?
Trong
khi thế giới ngày càng dân chủ, giàu mạnh, thì Miến Điện, sau 50 năm dưới chế độ
quân phiệt độc tài, dân chúng ngày càng cơ cực và đất nước ngày càng suy yếu.
Vì bị các nước Tây phương trừng phạt và cấm vận, Miến Điện phải sống nhờ viện
trợ Trung Cộng, nhưng người Hoa ngày càng kiêu căng, ức hiếp Miến Điện, dân
chúng hết sức lo âu và bất mãn . Các tướng lãnh yêu nước thức thời đã thuyết phục
Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng đưa ông Thein Sein, một tướng lãnh đã về hưu ra
tranh cử Tổng Thống nhằm thực hiện cải cách, mở đường dân chủ hóa Miến Điện để
cứu nguy tổ quốc.
Sau
hơn 30 năm canh tân, kinh tế phát triển không ngừng, ngày nay Trung Cộng đã trở
thành một cường quốc kinh tế, chỉ đứng sau Hoa Kỳ. Trung Cộng ngày càng hống
hách, tuyên bố chủ quyền trên biển Đông theo hình lưỡi bò, gồm hết các quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa. Thế giới rất quan ngại trước mộng bá quyền của Trung Cộng
và quyền tự do lưu thông trên Biển Đông. Năm ngoái, Bộ Trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ
Clinton tuyên bố Hoa Kỳ đã trở lại Á Châu và duy trì vai trò siêu cường tại
vùng nầy. Hoa Kỳ đã tăng cường thế liên minh với Nhật Bản, Phi Luật Tân, Ấn Độ,
Úc Châu và đẩy mạnh hợp tác thương mãi và quân sự với Đài Loan và Việt Nam.
Các
cuộc cách mạng thành công tại Tunisia, Ai Cập và Libya từ Bắc Phi và Trung Đông
đã góp phần đẩy mạnh trào lưu dân chủ khắp nơi. Nhà cầm quyền Miến Điện thấy rõ
chế độ độc tài không thể kéo dài mãi, và
các chế độ đó chỉ tồn tại nhờ sự trấn áp của lực lượng an ninh và sự sợ hãi của
dân chúng. Khi bị áp bức quá đáng không thể chịu nỗi, dân chúng sẽ đứng lên đạp
đổ vì không còn gì để sợ.
Miến
Điện cũng đang vận động để được bầu vào chức vụ Chủ Tịch Hiệp Hội Các Quốc Gia
Đông Nam Á (ASEAN) năm 2014 và kêu gọi các nước Tây phương bãi bỏ cấm vận, vì
thế họ phải chứng tỏ cho thế giới thấy thiện chí cải thiện nhân quyền và dân chủ
của Miến Điện. Ngoài ra, các Tướng lãnh cũng thực tâm muốn thực hiện dân chủ từng
bước trong ôn hòa và trật tự để giúp đất nước không bị bạo loạn và bảo toàn được
tánh mạng cũng như tài sản của họ.
Về
mặt chủ quan, chúng ta thấy những điểm sau đây.
Trước
hết là sự hy sinh cao cả, tinh thần đấu tranh kiên cường, không khiếp sợ bạo lực
và niềm tin sắt đá về sự tất thắng vào cuộc đấu tranh bất bạo động của bà San
Suu Kyi và Đảng của bà.
Năm
1988, bà rời Anh quốc, về Miến Điện chăm sóc mẹ già đang điều trị tại bệnh viện.
Nhưng chỉ vài tuần sau khi bà hồi hương, ngày 8-8-1988 đã xảy ra biến cố sinh
viên biểu tình đòi dân chủ, quân đội Miến Điện đã thẳng tay đàn áp, bắn chết gần
5 ngàn người. Xúc đông và căm phẩn trước hành dộng dã man của quân phiệt, bà đã
cùng với các đồng chí thành lập Liên Minh Quốc Gia Dân Chủ để đấu tranh chống độc
tài quân phiệt. Vì nhu cầu hoạt động, bà đã không về đoàn tụ với chồng con tại
Anh. Dù bị cầm tù hơn 15 năm và được hứa sẽ trả tự do nếu chịu xuất ngoại, bà
đã nhất quyết ở lại tiếp tục cuộc đấu tranh. Ngay cả lúc chồng bà bị bệnh sắp
chết mà chính phủ không cho phép sang Miến Điện gặp bà nhưng họ lại khuyên bà
nên sang Anh quốc thăm chồng. Bà đã từ chối vì tin rằng nếu ra đi, bà sẽ không
được hồi hương. Do đó, chồng bà đã qua đời mà không được thấy mặt vợ trước khi
nhắm mắt. Sư hy sinh của bà ít có ai theo kịp!
Không
những thế, sự đàn áp và đe dọa của bạo lực không làm bà run sợ. Trái lại, bà đã
xem đó là thử thách và cơ hội rèn luyện tinh thần dũng cảm. Bà không oán hận những
người đã gây nên tội ác với đồng bào và cá nhân bà, vì bà nghĩ rằng họ cũng là
nạn nhân của thời cuộc. Bà chủ trương lấy tâm từ bi làm trọng điểm cho cuộc đấu
tranh và bà đã khuyên các đồng chí từng bị tù đày như bà: “Chúng ta không thể
quên quá khứ, nhưng không nên chỉ nhớ về quá khứ để nuôi hận thù”.
Chính
vì vậy, khi bà tuyên bố không trả thù và sẽ tôn trọng tài sản của những viên chức
chế độ cũ, các Tướng lãnh tin lời bà cũng như chính bà đã tin vào thực tâm đẩy
mạnh dân chủ hóa của Tổng Thống Thein Sein. Hai bên tin tưởng lẫn nhau, đó là một
yếu tố hết sức quan trọng.
Tổng
Thống Thein Sein đã trả tự do cho bà San Suu Kyi và hàng ngàn tù nhân chính trị,
đồng thời ban hành sắc lệnh cho phép công nhân được quyền tổ chức đình công,
báo chí hết bị kiểm duyệt và Internet khỏi bị kiểm soát nên dân chúng hết sức
vui mừng. Các tổ chức xã hội dân sự được tự do sinh hoạt trở lại, tạo nên không
khí cởi mở và dân chủ trước ngày bầu cử.
Liên
Minh Quốc Gia Dân Chủ là một tổ chức có thực lực, hoạt động kiên trì và được
dân chúng tin tưởng. Vì thế, dù đảng nầy đã bị chính quyền ngăn cấm và hàng
ngàn đảng viên, trong đó có bà San Suu Kyi đã nhiều lần bị khủng bố và cầm tù
trong nhiều năm, nhưng Liên Minh vẫn âm thầm hoạt động nên đến khi hoàn cảnh
cho phép, dù chỉ trong vài tháng ngắn ngũi, với sự lãnh đạo khôn khéo và uy tín
của bà San Suu Kyi, đảng đã có thể huy động quần chúng ủng hộ và đạt được thắng
lợi vẻ vang trong cuộc bầu cử vửa qua.
Chắc
chắn cuộc đấu tranh của nhân dân Miến Điện vẫn còn nhiều khó khăn trước mặt,
nhưng đến nay, chúng ta vẫn có thể học được nhiều kinh nghiệm từ Miến Điện, và
chúng ta phải quyết tâm kiên trì đẩy mạnh công cuộc đấu tranh cứu nguy dân tộc
và tổ quốc trong tinh thần vô úy, bao dung và bất bạo động.
Nguyễn Thanh Trang
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.