Hôm nay tôi được xếp
cho phép làm việc ở nhà, và nguyên cả tuần tới, nếu cần thì luôn cả 4 tuần tới.
Nếu tôi có việc cần phải đến hãng, tôi được sắp xếp đậu xe ngay trước cửa hãng,
trong tầm nhìn của những người giữ an ninh cho hãng. Khi tôi đi về, tôi phải
nói cho an ninh của hãng biết để được hộ tống ra xe. Khi về nhà, tôi được khuyến
cáo phải coi chừng trước sau, mở đèn sáng trong nhà, ngoài sân, gắn máy thâu
hình chung quanh nhà, và nên có hệ thống báo động . Ngoài ra phải luôn luôn đề phòng bất trắc ,
và để ý những người khả nghi chung quanh tôi. Ngoài tôi ra, trong hãng tôi còn
có 4 người cũng cùng một tình trạng như tôi. Tự nhiên tôi trở thành 1 “yếu
nhân” mà
công ty cần phải bảo vệ, điều mà tôi không muốn chút nào. Sinh mạng của
tôi bị đe dọa, sự tự do
đi lại của tôi bị hạn chế, và tôi như bị
giam lỏng trong nhà của tôi. Tôi không lo lắng gì cả bởi vì tôi tin rằng con
người có số mạng . Nhưng các bạn có muốn biết tại sao tôi lại được hay bị như vậy không ? Đó là cái giá phải trả của
tôi khi người phụ nữ Việt Nam nói riêng và phụ nữ Á châu nói chung muốn leo lên
các chức vụ lãnh đạo trong sở làm của Mỹ, trong ngành nghề mà đa số là đàn ông
chiếm ưu thế như ngành công nghệ thông tin của tôi !
Để tôi kể cho bạn
nghe nhé.
Năm 1985 tôi ra trường
cử nhân ở trường đại học California State Fullerton, ngành khoa học điện toán. Sau
hơn 25 năm trong nghề, tôi vẫn còn đứng vững trong nghề nghiệp của mình. Biết
phận mình là phụ nữ làm việc trong ngành điện toán với nhiều đàn ông chiếm đa số,
tôi luôn khiêm tốn học hỏi và cố gắng làm việc với tính cần cù nên được xếp tin
tưởng, giao cho nhiều trách nhiệm và trả lương rất khá. Bên cạnh tôi cũng có 1
cô bạn người Cam Bốt, nhỏ hơn tôi vài tuổi và cũng từng trải qua những ngày
gian khổ từ năm 1975 đến 1978 với Khờ Me Đỏ ở Cam Bốt. Cô bạn này người nhỏ
con, nhưng cũng rất giỏi về ngành điện toán.
Một ngày kia, ông
thay đổi một thảo trình mà không kiểm soát kỹ với người sử dụng trư ớc khi đưa
vào hoạt động. Ba tuần sau, khi giám đốc của bộ phận kế toán làm sổ sách kế
toán nhưng không thể nào cân bằng thu và chi cũng như sổ sách lương bổng nhân viên , đã tìm tới xếp
của bộ phận công nghệ thông tin để nhờ tìm ra nguyên nhân. Tôi và cô Cam Bốt được xếp cử ra điều tra và phải
tìm cho ra nguyên nhân. Sau một tuần lễ làm việc như thám tử, điều tra những
con số thu và chi với bao nhiêu thảo trình làm tôi điên đầu, tôi biết được thủ
phạm chính là ông Ấn Độ này với sự cẩu thả và vô trách nhiệm trong lúc làm việc. Với những chứng cớ rành rành
không thể chối cãi, ông Ấn Độ bị xếp khiển trách nặng nề, và không được lên
lương trong năm đó.
Thay vì phục thiện
và khiêm tốn học hỏi để cố gắng làm việc tốt trở lại, ông Ấn Độ lại lên phòng nhân viên than phiền rằng
chúng tôi kỳ thị ông, gây khó dễ trong công việc cho ông, mặc dù chúng tôi biết
tính ông khó chịu nên 2 đứa tôi đâu có dám nói chuyện với ông nhiều. Thế là
giám đốc về nhân sự lại phải mất 1 tháng để đi điều tra, phỏng vấn nhiều người
xem có đúng như lời ông tố cáo không?
Kết quả, công ty của
tôi đi đến kết luận là tôi và cô Cam Bốt chỉ làm đúng trách nhiệm của mình và
không có làm gì sai trái. Năm đó 2 đứa tôi vẫn được lên lương, lên chức bình
thường . Ông Ấn Độ này tức tối vì không làm chúng tôi bị suy suyễn gì, ông cáo
bệnh nghỉ ở nhà 9 tháng và vẫn lãnh lương đầy đủ, vì hãng tôi có quyền lợi nghỉ
bệnh rất tốt cho nhân viên. Sau đó ông Ấn Độ viết thư cho hãng hăm dọa là sẽ kiện
thưa hãng về tội kỳ thị và đòi bồi thường thiệt hại. Ông nêu đích danh tôi, cô
Cam Bốt, xếp tôi và 2 giám đốc phòng nhân viên là những người kỳ thị ông vì ông
là người Ấn Độ, không phải Mỹ trắng, không phải quốc tịch Mỹ.
Hôm nay hãng tôi sẽ
chính thức ra thông báo cho ông nghĩ việc. Nhưng vì những lá thơ hăm dọa của
ông, hãng tôi sợ rằng ông ta có thể tức quá sẽ nổi điên làm bậy, nên ra lệnh
cho tôi, cô Cam Bốt, xếp tôi và 2 giám đốc phòng nhân viên ở nhà làm việc ít nhất
trong 4 tuần. Vì nắm giữ tất cả tin tức cá nhân của nhân viên, nên ông Ấn Độ
này cũng có trong tay tất cả địa chỉ nhà riêng của chúng tôi, nên an ninh phải
được để ý ngay cả trong nhà riêng của chúng tôi. Chúng tôi được công ty ra sức bảo
vệ chống lại những người xấu, có thể gây bạo động và khủng bố cá nhân. Ở Mỹ này
chuyện gì cũng có thể xảy ra.
Kể lại câu chuyện
này tôi muốn đưa ra một vài ý nghĩ cá nhân, hy vọng đàn em của tôi sẽ để ý. Khi
người phụ nữ Á châu muốn leo lên những
chức vụ cao trong công ty của Mỹ, trong ngành nghề mà đa số là đàn ông chiếm ưu
thế như ngành công nghệ thông tin của tôi, chắc chắn sẽ có những sự chống đối,
bất phục từ những người đàn ông luôn nghĩ rằng đàn bà không thể nào giỏi bằng
các ông, nên sẽ có những thái độ bất hợp tác, hay không muốn làm những công việc được giao phó. Người phụ nữ có vì
đó mà chấp nhận bỏ đi, qua bộ phận khác trong hãng làm việc không ? Tôi nghĩ rằng
không cần phải như vậy. Nếu chúng ta cứ làm tốt công việc của mình, không chơi
xấu, không giấu nghề và sống đúng với lương tâm và trách nhiệm của mình, thì
không việc gì phải rút lui cả. Công lý, lẽ phải sẽ đứng về những người công
chính. Có khi vì bảo vệ lẽ phải, chúng ta sẽ phải trả giá bằng chính sinh mạng
của mình. Nhưng tôi không có gì phải ân hận.
Bây giờ ngồi đây viết
những giòng tâm tình này với bạn, tôi vẫn tự hỏi: ”Nếu đêm nay là đêm cuối,
ngày mai có kẻ hãm hại mình, tôi có gì tiếc nuối không ?”. Tôi thấy không có gì
tiếc nuối cả. Hôm nay tôi vẫn đi chợ, đi mua sắm, đi ăn uống với bạn bè bình thường.
Ở Mỹ này, tôi tin ở hệ thống luật pháp luôn bảo vệ người ngay thẳng. Ai muốn kiện
thưa thì cứ kiện thưa, nhưng chưa chắc thắng nếu không có những bằng chứng thuyết
phục được quan toà. Xã hội luôn có những
người luôn nghĩ rằng người ta không tốt
với mình, mà không bao giờ chịu nhìn lại chính mình. Tôi có những người bạn đồng
nghiệp tốt, xếp lúc nào cũng thông cảm và hổ trợ nhân viên, công ty luôn bênh vực
những người làm việc vì quyền lợi công ty, nên tôi không có gì phải lo nghĩ.
Sau cơn giông bão,
tôi tin rằng ngày mai trời lại sáng. Lẽ
phải bao giờ cũng được mọi người tôn trọng.
Phong Lan
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.