Thursday, June 4, 2015

Vì sao khó quên những ký ức đau đớn?

http://baomai.blogspot.com/
Nếu không quên được cơn đau, có lẽ phụ nữ sẽ không dám sinh nở hết lần này đến lần khác.
Thế nhưng những ký ức đau đớn không phải lúc nào cũng biến mất.
Nếu từng thăm một ai đó vừa sinh con, lời miêu tả của họ về cơn đau thường bao gồm câu: "Tôi không bao giờ muốn trải qua điều đó một lần nữa".

Một người bạn thậm chí còn năn nỉ tôi hãy ngăn cản nếu cô ta muốn sinh thêm. Vậy mà vài năm sau, gia đình cô ấy đã đón chào đứa con thứ hai.

Phụ nữ quên cơn đau là do bộ não đã xoá đi ký ức đó, theo một số ý kiến.

Về diện tiến hoá, đây là điều hợp lý vì cơn đau có thể khiến loài người ngại sinh sản. Nhưng thực tế không đơn giản như vậy.
Dù có một thang điểm để đánh giá cơn đau, quá trình sinh nở thường kéo dài nhiều tiếng, khiến rất khó để biết họ đang đánh giá phần nào.
Tuy nhiên, vẫn có thể theo dõi liệu ký ức của phụ nữ về cơn đau sinh nở có thay đổi theo thời gian hay không.

http://baomai.blogspot.com/
Một nghiên cứu tại Thuỵ Điển đối với 2.000 người mẹ đã ghi nhận đánh giá của họ về cơn đau hai tháng sau khi sinh, sau đó yêu cầu họ đánh giá lại về cơn đau sau 12 tháng.
Kết quả cho thấy 60% phụ nữ đánh giá về cơn đau sinh nở giống nhau, dù là được hỏi sau 2 hay 12 tháng.

18% trong số này thậm chí còn đánh giá về cơn đau cao hơn sau 12 tháng.

Viết lại ký ức

5 năm sau, các nhà nghiên cứu lại nói chuyện với những người phụ nữ này thêm một lần nữa.
Vào thời điểm này, khoảng một nửa trong số họ đánh giá về cơn đau thấp hơn trước.
Tuy nhiên đối với những người đã đánh giá về cơn đau bằng con số âm hai tháng sau khi hạ sinh, ký ức về cơn đau của họ vẫn rất rõ ràng.

Mặc dù vậy, đây không hẳn là điều xấu. Đối với những người nhớ rõ về cơn đau sinh nở, họ xem việc đối mặt với cơn đau đó là một niềm tự hào.

Tuy nhiên có lẽ bạn sẽ thấy ngạc nhiên khi biết rằng ký ức về cơn đau thường không thay đổi.

Hàng chục năm nghiên cứu đã chỉ ra rằng bộ não chúng ta xây dựng lại ký ức hơi khác với bản gốc mỗi lần chúng ta cố nhớ về chúng.

http://baomai.blogspot.com/
Ký ức của chúng ta không giống một cuốn DVD mà ta có thể quay tới hoặc lui. Thay vào đó, hoàn cảnh xảy ra ký ức đó và cách chúng ta kể về chúng có thể tại sự thay đổi.
Cơn đau lúc sinh nở là cơn đau có mục đích và thành quả của quy trình này có thể giúp làm dịu ký ức về cơn đau.
Tuy nhiên điều này cũng không giúp một số người mẹ quên hẳn ký ức về cơn đau.

Nếu những cơn đau 'tích cực' không dễ quên, vậy còn những trải nghiệm tiêu cực hơn thì sao?

Đôi lúc, việc ghi nhớ về những cơn đau và nguyên nhân gây ra nó giúp chúng ta tránh phải bắt gặp trường hợp tương tự.

Ví dụ như vết cắt khi tìm cách mở đồ ăn hộp sẽ giúp bạn cẩn thận hơn mỗi lần chuẩn bị bữa tối.

Tuy nhiên việc quên đi cơn đau cũng có thể là điều hữu ích, nhất là những cơn đau do bệnh tật.

Nếu bước qua cánh cửa nơi bạn từng bị kẹp tay hoặc đi qua hành lang nơi bạn từng bị vấp chân, những ký ức này có thể được gợi về.

Một nghiên cứu của Đại học Y dược Arizona nói điều này là do phân tử PKMzeta, vốn giúp củng cố sự liên kết giữa các dây thần kinh trong não khi chúng ta học được điều gì mới.
Các nhà nghiên cứu nhận ra rằng nếu họ ngăn PKMzeta của chuột bạch hoạt động, chúng sẽ trở nên ít thận trọng hơn.
Vậy còn những cơn đau xảy ra trong giải phẫu hay những khám nghiệm y tế khác?
Việc khám nghiệm ruột thường được thực hiện khi bệnh nhân còn tỉnh.
Các bệnh nhân thường được cho thuốc Midazolam, giúp họ bớt lo lắng và giảm khả năng tạo ký ức mới.
Các bệnh nhân có thể cảm thấy khó chịu trong suốt quy trình này, nhưng các bác sĩ hy vọng rằng thuốc này sẽ giúp họ nhanh chóng quên đi về cơn đau.

Cảm giác tồn đọng

image
Nhiều người có lẽ sẽ đặt nghi vấn trước phương pháp này cũng như hậu quả của nó.
Một nghiên cứu hồi năm ngoái tại xúc cảnh báo rằng Midazolam có thể gây khó khăn cho việc tạo ký ức mới, nó không thể xoá hoàn toàn những cơn đau quá lớn.

Nghiên cứu này chỉ ra rằng dù thuốc Midazolam có thể giúp bệnh nhân quên về cơn đau khi khám nghiệm ruột, họ vẫn cảm thấy khó chịu một cách khó hiểu khi nhìn thấy những thứ gợi nhớ về quy trình đó, ví dụ như ống nước tưới cây đặt trong vườn.

Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng trong một số trường hợp khi bệnh nhân tỉnh dậy giữa lúc phẫu thuật, họ sẽ được chi thuốc Midazolam ngay lập tức. Tuy nhiên thuốc chỉ làm bệnh nhân quên đi những gì xảy ra sau khi uống thuốc, nhưng vẫn nhớ về những gì nhìn thấy lúc tỉnh dậy.

Tính đạo đức của loại thuốc này sẽ còn được thảo luận, và điều này cho thấy một điều rằng đối với những người mẹ từng trải qua cơn đau sinh đẻ hay những cơn đau khác, việc họ không có ký ức nào về cơn đau là một ẩn số.

http://baomai.blogspot.com/

Kỳ Duyên bỏ Việt Nam quay lại Mỹ mở nhà hàng?
Thư viết cho con trai
Nam Phi hối lộ để đăng cai World Cup?
Độc tài kiểu mới
Những băng quái xế xã hội đen gây ác mộng nhất thế...
70 năm dưới thể chế cướp bóc
Ly cà phê và triết lý về con người
Quấy nhiễu tình dục _ Sexual Harassment
Chủ tịch FIFA từ chức giữa bê bối tham nhũng
Trận động đất sắp tới xảy ra ở đâu?
Hàng trăm người mất tích trong vụ chìm phà ở Trung...
Liệu có nổ ra cuộc chiến Mỹ-Trung?
Tại sao Mỹ vội vô biển Đông?
Blogger Người Buôn Gió trong buổi nói chuyện với p...
Vì sao du khách nước ngoài một đi không trở lại VN...
Phụ nữ 92 tuổi lập kỷ lục chạy marathon 42km
Nước Mỹ vĩ đại
Sứ quán Mỹ biết về hành động sai trái của bà Somal...
Obama đặt Tập Cận Bình lên lưng cọp
Ích lợi của ghèn đối với mắt
Trịnh Cung và hành trình của “Những cuộc hoá thân ...
Tưởng nhớ John Nash
Nhạc jazz: vì sao có người yêu kẻ ghét?
Nếu một ngày không có Internet ?
Khi lãnh đạo tôn giáo tôn thờ tội ác
Tiền về nơi đâu?
Ấn Độ: Cưỡng hiếp vợ không phải là tội
Trailer về phim tài liệu Thảm Họa Bắc Thuộc
Gặp Tướng bị 'cải tạo' 17 năm
Những phương pháp luyện trí nhớ
Nên thuê bạn thân vào làm việc không?
150 năm nghệ thuật trên cơ thể
5 bước giúp bạn tránh bị ngốc nghếch
Hỗn chiến ở chợ Đồng Xuân – Berlin trước thềm kỷ n...
Cái chết của Thiếu Tá Nguyễn Anh Tú và vết nhơ lịc...
Phim tài liệu: Chiến trường Việt Nam (phụ đề Việt ...
Khủng hoảng người tị nạn Rohingya
Xung quanh bạn, những thành tựu đổi mới...
Thảm họa từ nền giáo dục chết người
Thị Trưởng PhinDeli Bang Wyoming bây giờ ra sao?

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.