
Kính thưa quý bạn, có một chuyện có lẽ nhiểu bằng hữu không để ý đó là: Sự hồi sinh mạnh mẽ của “nhạc vàng”, “nhạc sến”, nhạc Bolero trong nước hiện giờ.
Phong trào nhạc
vàng, hay còn gọi là nhạc sến, nhạc Bolero, hoặc là "nhạc Ngụy", dòng
nhạc này từng bị cấm hoặc hạn chế ở Việt Nam. Nhưng trong những năm gần đây, nhạc
vàng đã có sự hồi sinh mạnh mẽ và chiếm lại được tình cảm của đông đảo công
chúng.
Nhạc vàng: Nhạc vàng là tên gọi phổ biến
ở miền Nam trước năm 1975, để chỉ một dòng nhạc trữ tình, lãng mạn, thường xoay
quanh chủ đề tình yêu, thân phận con người, nỗi buồn chiến tranh, ly hương, và
nỗi cô đơn.
Về âm nhạc: Thường nhẹ nhàng, dễ nhớ, dễ
hát. Đặc biệt, nhịp Bolero (2/4) là tiết tấu chánh – chậm rãi, du dương.
Về lời ca: Giản dị, gần gũi, nhiều cảm
xúc, dễ tạo sự đồng cảm với tầng lớp lao động, người bình dân.
Nhạc sĩ tiêu biểu: Trúc Phương, Châu Kỳ, Nhật Ngân, Hàn Châu, Lam Phương, Duy Khánh, Phạm Duy (phần nhạc phổ thông), v.v.
Giai đoạn sau 1975 – bị chánh quyền cấm đoán và "chìm" vào lặng
lẽ. Nhạc vàng bị xem là “đồi trụy”, “ủy mị”, “phản động”, vì gắn liền với VNCH.
Nhiều nhạc sĩ và ca sĩ bị cấm biểu diễn, tác phẩm bị cấm lưu hành.
Nhiều bài hát không được phát hành công khai. Những người yêu dòng nhạc này chỉ nghe lén qua băng cassette, đài nước ngoài, hoặc buôn bán "chui".
Tuy vậy, dòng chảy ngầm của nhạc vàng vẫn không ngừng tồn tại trong dân gian, đặc biệt ở miền Nam.
Hồi sinh và bùng nổ
– từ năm 2000 đến nay
Từ đầu những năm 2000, nới lỏng kiểm duyệt văn hóa, nhạc vàng bắt đầu trở lại công khai dưới cái tên trung tính hơn như “nhạc Bolero” hay “nhạc trữ tình quê hương”. Không còn bị chê bai là nhạc sến “không sang trọng” nữa.
Các chương trình TV
như Solo cùng Bolero, Thần tượng Bolero, Tình Bolero,... thu hút hàng triệu
khán giả. Youtube cũng vậy vài triệu khán giả là bình thường.
Ca sĩ trẻ hát nhạc xưa: Quang Lê, Phi Nhung, Mạnh Quỳnh, Như Quỳnh, Lệ Quyên, Tố My, Hà Vân,... đã góp phần đưa nhạc Bolero đến gần hơn với giới trẻ. Nhiều bài hát trước kia bị cấm đã được cấp phép biểu diễn trở lại.
Tranh cãi: Dù được yêu thích rộng rãi,
dòng nhạc này vẫn bị một số người chỉ trích là "sến súa" (không sang
như là họ tưởng), "lụy tình", thiếu tính nghệ thuật hoặc phát triển.
Tuy nhiên, cũng có nhiều nhà nghiên cứu âm nhạc và nghệ sĩ cho rằng: Nhạc
Bolero là tiếng lòng của người bình dân. Tính chất “tâm tình”, mộc mạc khiến nó
được ưa chuộng và bùng phát mạnh mẻ.
So với nhiều dòng nhạc đương đại “mang tính thị trường”, thì nhạc vàng mang nhiều cảm xúc và độ chân thực cao.
Kết luận: Hiện nay, nhạc vàng/nhạc Bolero: Có lời ca rất giản dị dễ hiểu và bằng Việt trước năm 1975 (không phải bằng tiếng Việt ngày nay trong nước mà những người Việt lớn tuổi cần có thông dịch viên nới hiểu được). Còn giòng nhạc thì có khi lai lai ậm hưởng cổ nhạc miền Nam, hay lai lai (trài trại) những bản nhạc xưa của quí vị nhạc sĩ “Ngụy” lừng danh.
Hiện dòng “nhạc sến” đang phổ biến và có thị trường mạnh nhất trong nuóc và cộng đồng người Việt hải ngoại. Góp phần gắn kết thế hệ già – trẻ, người trong nước – người xa xứ.
HCD nhận xét: Tuy nhiên theo tôi (hơi buồn) là sao quí vị nhạc sĩ ở hải ngoại khá đông lại không có những bản nhạc được hàng triệu ái mộ như quí vị nhạc sĩ trong nước. Nghe ra thì tay ngang như tôi cũng thấy “không hay bằng” các nhạc sĩ trẻ hiện giờ.
Thứ nữa thấy trong YouTube những nhạc sĩ hải ngoại có “dàn nhạc” “thô sơ” quá.
Còn dàn nhạc trong nước có khi cũng chỉ là một “one man orchestra”, một người với
cây electric organ thôi mà khi đánh lên nghe y như dàn nhạc lớn với hàng chục
nhạc công.
Ca sĩ trong nước hiện giờ hát nhạc Bolero cũng thường chỉ mặc áo dài “nữ sinh”,
không có kiểu ăn mặc “lố bịch” và phong cách trình diễn cũng “nhu mì” dễ xem
như thời xưa. Họ không có trò “ưỡng ẹo” hay “nhảy cà thọt” không giống con giáp
nào trên thế giới hết, không như chúng ta thường gặp trong những “băng nhạc” ở
hải ngoại.
-Mích lòng. mích lòng quá!!… mỗi người một ý thích khác nhau sau lại chê nhau quá vậy??
Lại ghi thêm: Tôi không rành về âm nhạc
nên nhận xét bên trên của tôi có khi rất là “sến”, đừng chấp không đúng đâu.
Nhưng nhận xét
sau đây thì tôi “rành sáu câu”: Hình ảnh ca sĩ hiện giờ đẹp như tiên, giọng hát
mượt mà hay hơn cả ca sĩ chuyên nghiệp nổi tiếng xưa nay, thiệt ra thì không phải
họ đẹp và có giọng ca thật sự hay như vậy, mà đó là do “máy móc” tô điểm thêm
vào. cả sắc đẹp lẫn giọng ca.
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.