Ly hôn là chấm dứt mối
quan hệ vợ chồng khi hai người không còn tình cảm hoặc có quá nhiều mâu thuẫn
không thể giải quyết, là con đường cùng không ai mong muốn. Thế nhưng
không hẳn! Có những cuộc ly hôn không hề là đường cùng mà là sự thỏa thuận
có tính toán, là phương hướng, là con đường được vạch ra từ những người trong
cuộc. Ly hôn giả là tên gọi chung cho những cuộc chia tay như thế!
Trên thực tế, giống
như việc kết hôn giả, ly hôn giả không phải để chấm dứt tình trạng hôn nhân trầm
trọng hay để giải thoát cho nhau, mà đã có không ít người lợi dụng kẽ hở của luật
pháp để tạo ra cuộc chia tay giả nhằm đạt được những điều bản thân họ mong muốn.
Những cuộc giả ly hôn được tạo ra nhằm những mục đích rất thiết thực của người
trong cuộc. Mở ra một hướng mới cho chính những người tự chủ động rời đi khỏi
cuộc hôn nhân của chính mình. May rủi của giải pháp này là điều không phải
ai cũng có thể lường hết được. Ngoài được mất trong tình cảm vợ chồng, rất
nhiều người còn phải ngậm ngùi trả giá nếu chẳng may vướng phải vòng pháp lý.
Thế nào là cuộc ly
hôn giả tạo?
Ly hôn là một trong những quyền cơ bản của công dân, thể hiện quyền tự do trong hôn nhân.
Ly
hôn vốn là giải pháp cuối cùng dành cho những cuộc hôn nhân không thể hàn gắn.
Đa phần các cuộc ly hôn đều lâm vào hoàn cảnh ngõ cụt cơm không lành canh
không ngọt mới phải ly hôn.
Nhưng khác với ly
hôn thật, ly hôn giả tạo đa phần lại là giải pháp để một số cặp vợ chồng mưu cầu
lợi ích vật chất cho gia đình mình. Nói cách khác ly hôn giả là giải pháp
cứu cánh về vật chất của những đôi vợ chồng, do chính các đôi vợ chồng cùng
toan tính chọn lựa.
Theo Khoản 15 Điều 3
Luật Hôn nhân và gia đình 2014, ly hôn giả tạo là việc lợi dụng ly
hôn để trốn tránh nghĩa vụ tài sản, vi phạm chính sách, pháp luật về dân số hoặc
để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích chấm dứt hôn nhân. Theo
quy định này, có thể hiểu ly hôn giả là việc chấm dứt hôn nhân không phải vì
mâu thuẫn không thể hàn gắn của vợ chồng, không phải vợ chồng không còn yêu
thương và không thể chung sống một cách hòa thuận với nhau hay mục đích hôn
nhân không còn đạt được. Mà việc chấm dứt hôn nhân này nhằm những mục
đích rất thực tế như: Tẩu tán tài sản khi nợ xấu, phạm pháp, xuất ngoại định
cư, xuất khẩu lao động, thậm chí có cả trường hợp để được sinh con thứ ba…
Ly hôn là giả nhưng
lại vì những mục đích rất thật
Như vậy, rõ ràng ly hôn giả tạo khác với ly hôn thông thường. Mục đích của ly hôn giả tạo không phải đơn thuần chấm dứt quan hệ hôn nhân. Cũng giống như kết hôn giả, ly hôn giả tạo cũng có những lý do rất thật của nó. Những mục đich mà ly hôn giả tạo hướng đến thường là:
Trốn tránh trách nhiệm khi
vướng nợ nần. Trong quá trình sinh sống,
khi làm ăn kinh tế để duy trì và phát triển cuộc sống, có những thời điểm vợ chồng
dính vào những khoản nợ nần, cùng kiệt mất khả năng thanh toán. Khi đó có người
chọn giải pháp giả ly hôn để thoát khỏi tình huống này. Đối với những vụ ly hôn
giả mạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ trả nợ, nghĩa vụ bồi hoàn tài sản cho nhà nước,
cá nhân, nhằm phân tán tài sản do phạm tội mà có rất hay thường gặp. Vợ chồng
thỏa thuận ly hôn giả tạo để chia tài sản. Khi đó toàn bộ tài sản của vợ
chồng có thể được chuyển giao hết cho bên kia để nhằm trốn tránh nghĩa vụ trả nợ.
Rất nhiều trường hợp khi bị vỡ nợ, kết án thì họ không còn đứng tên tài sản
nào cả,họ trở thành vô sản khi là bị can, bị cáo hay con nợ. Và họ không
phải trả nợ mà vẫn bảo toàn được toàn bộ tài sản hiện có.
Một cách để tẩu tán tài sản. Thông thường, với những người
có chức vụ quyền hạn trong các cơ quan nhà nước, khi bị xử lý hình sự về các tội
danh thuộc nhóm tội về tham nhũng hay các tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong
khi thi hành công vụ”; tội “Vi phạm quy định về quản lý sử dụng tài sản nhà nước
gây thất thoát lãng phí”; tội “Vi phạm quy định về quản lý đất đai”; tội “Vi phạm
quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”; tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu
quả nghiêm trọng”,… thì người phạm tội ngoài việc phải chịu chế tài hình sự còn
phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả, bị tịch thu tài
sản, thu giữ tài sản do phạm tội mà có… Bởi vậy, trước khi bị khởi tố nhiều bị
can thường tìm cách tẩu tán tài sản, che giấu tài sản do phạm tội mà có bằng
nhiều cách khác nhau trong đó có cách giả ly hôn. Rất nhiều trường hợp
người phạm tội tham nhũng khi bị kết án thì họ không còn đứng tên tài sản nào cả
bởi trước đó đã có các giao dịch bán, chuyển nhượng, chia tài sản chung của vợ
chồng bằng việc ly hôn.
Trốn tránh vi phạm các
chính sách pháp luật về sinh con thứ ba đối vói cán bộ viên chức nhà nước. Hiện nay, nhà nước khuyến
khích mỗi cặp vợ chồng nên sinh từ một đến hai con. Riêng với đối tượng là đảng
viên, công chức, việc sinh con thứ ba nếu không thuộc những trường hợp được
phép thì sẽ bị xử lý kỷ luật. Theo đó, nếu công chức, đảng viên sinh
con thứ ba tùy trường hợp mà sẽ bị áp dụng kỷ luật bằng hình thức khiển
trách, cảnh cáo hoặc cách chức nếu có chức vụ. Trường hợp, gây hậu quả rất
nghiêm trọng có thể bị kỷ luật bằng hình thức khai trừ khỏi Đảng. Chính
vì vậy giải pháp làm cuộc ly hôn giả để trốn tránh trách nhiệm khi vi phạm quy
định này cũng được người vi phạm áp dụng.
Thực hiện giấc mơ xuất ngoại. Kết hôn với người nước
ngoài là một trong những giải pháp nhanh nhất để có thể định cư ở nước ngoài.
Một số người chỉ vì muốn được định cư ở nước ngoài trong khi họ đang ở
trong một cuộc hôn nhân thì giải pháp ly hôn giả để thực hiện việc kết hôn khác
với người nước sở tại được đưa ra thực hiện. Ly hôn với vợ hay chồng
để người vợ hay chồng kết hôn với người khác, đi định cư ở nước ngoài sau đó bảo
lãnh cho người này ra nước ngoài được coi là hành vi ly hôn giả tạo và đây là
hành vi vi phạm pháp luật hôn nhân và gia đình mục đich nhằm xuất nhập cảnh hoặc
xuất khẩu lao động.
Hậu quả rất thật từ
việc ly hôn giả theo quy định của pháp luật
Ly hôn giả là việc lợi dụng ly hôn để thực hiện những mục đích rất thực, được thực hiện dưới nhiều phương thức, thủ đoạn khác nhau. Xử phạt hành chính chỉ là một trong những hậu quả pháp lý đối với hành vi ly hôn giả. Dù là ly hôn giả tạo nhưng nếu đã được tòa án chấp nhận thì hậu quả pháp lý giống như ly hôn thật, tức là sẽ chấm dứt quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản giữa vợ chồng. Pháp luật không thể bảo vệ quyền làm chồng hay làm vợ của những người đã ly hôn, bất kể nội tình sự việc là giả hay thật. Vì vậy, các cặp vợ chồng không nên vì những toan tính thực dụng, nhất thời mà quyết định ly hôn giả tạo để rồi phải trả giá đắt. Nhiều trường hợp sau khi ly hôn giả, người này đã chuyển hết phần tài sản của mình cho người kia, về sau muốn đòi lại tài sản không được. Hoặc nếu như vợ hoặc chồng sau ly hôn giả mà người kia tái hôn thì người này cũng không thể thực hiện các quyền nhân thân, quyền tài sản liên quan đến hôn nhân, vì về mặt pháp lý, hai người đã không còn là vợ chồng.
Là hành vi sai trái
lợi dụng sơ hở của pháp luật, chính vì vậy việc ly hôn giả khi bị phát hiện sẽ
phải chịu những hậu quả rất thật từ sự phán xét của pháp luật. Tại Điểm d
Khoản 2 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-Cp quy định đối với hành vi: “Lợi
dụng việc ly hôn để trốn tránh nghĩa vụ tài sản, vi phạm chính sách, pháp luật
về dân số hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích chấm dứt hôn
nhân.” mức phạt sẽ từ 10.000.000 – 20.000.000 đồng. Đồng thời, người
vi phạm còn bị buộc phải nộp lại số lợi ích bất hợp pháp có được do thực hiện
hành vi vi phạm nêu trên.
Đối với những vụ ly hôn giả mạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ trả nợ, nghĩa vụ bồi hoàn tài sản cho nhà nước, cá nhân, nhằm tẩu tán tài sản do phạm tội mà có, cơ quan chức năng có thể hủy bỏ quyết định, bản án ly hôn trái pháp luật, thu hồi tài sản do phạm tội mà có để xử lý theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, nếu người có hành vi ly hôn giả tạo là cán bộ, công chức, viên chức thì còn bị áp dụng thêm hình thức kỷ luật theo Nghị định 112/2020/NĐ-CP ngày 18-9-2020 của Chính phủ về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức như sau: khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, buộc thôi việc… tùy theo tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, tái phạm. Còn đối với đảng viên vi phạm thì căn cứ Điều 24 Quy định số 102-QĐ/TW ngày 15-11-2017 của Ban chấp hành Trung ương Đảng quy định xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm tùy từng trường hợp, mức độ, hậu quả vi phạm mà đảng viên có hành vi ly hôn trái pháp luật có thể bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách, cảnh cáo, cách chức hoặc khai trừ.
Không chỉ luật pháp
nghiêm cấm hành vi ly hôn giả, mà đạo đức xã hội cũng lên án việc vợ chồng ly
hôn giả. Bởi lẽ, tình cảm hay hôn nhân không phải là thứ để lợi dụng đổi chác
hay dành cho những mục đích bất chính, vụ lợi…
Vania Van
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.