Lượng băng ở
Bắc Băng Dương suy giảm trong năm nay nhiều hơn bất cứ khi nào kể từ
khi có dữ liệu vệ tinh từ năm 1979, Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ Nasa
cho biết.
Các nhà khoa
học cho biết đây là một phần của những thay đổi to lớn đối với hành
tinh.
Sẽ không còn băng giá?
Nasa cho biết
diện tích khối băng giá trên đại dương này hiện nay là 4,1 triệu km
vuông so với mức thấp kỷ lục trước đây là 4,17 triệu km vuông được đo
vào ngày 18/9 năm 2007.
Theo chu kỳ
thì biển băng này sẽ mở rộng vào mùa đông lạnh giá ở Bắc Cực và
sẽ thu hẹp lại khi nhiệt độ tăng lên.
Tuy nhiên
trong ba thập niên vừa qua thì các vệ tinh đã ghi nhận được sự sụt
giảm đến 13% lượng băng mỗi thập niên vào mùa hè.
Bên cạnh đó
thì độ dày của tảng băng này cũng bị hao hụt, do đó tổng lượng băng
bị suy giảm thực tế rất nhiều mặc dù có nhiều con số ước lượng
khác nhau.
Hơn nữa,
thông thường biển băng này thu hẹp nhiều nhất là vào tháng 9 cho nên
nhiều người dự đoán rằng xu thế tan băng sẽ tiếp tục trong năm nay.
Sẽ có một
ngày Bắc Băng Dương không còn băng?
Joey Comiso,
một nhà nghiên cứu kỳ cựu của Nasa, nhận xét rằng Bắc Cực bị tan
băng trong năm nay là do những năm ấm lên trước đó khiến cho diện tích
băng vĩnh cửu – vốn khó có khả năng tan chảy – bị thu hẹp.
Cũng theo
nhà nghiên cứu này thì tình trạng này đã tạo ra một xu thế mỗi lúc
một mạnh hơn.
“Khác với
hồi năm 2007, nhiệt độ mùa hè năm nay ở Bắc Cực không ấm lên một
cách khác thường,” ông nói, “Tuy nhiên chúng ta lại mất đi rất nhiều
băng giá.”
“Do đó biển
băng trong mùa hè này trở nên rất dễ tổn thương,” ông nói thêm.
Giáo sư Peter
Wadhams của Đại học Cambridge nói với BBC rằng: “Một số nhà khoa học
đo lường diện tích băng đã dự đoán hồi mấy năm trước rằng tốc độ tan
băng sẽ ngày càng nhanh và rằng Bắc Cực sẽ không còn băng giá vào
mùa hè cho đến năm 2015 hoặc 2016.”
Băng tan khí
mê-tan sẽ bay vào khí quyển
GS Wadhams cho
biết dự đoán này đang ngày càng trở nên hiện thực và khối băng ở
Bắc Cực đã trở nên mỏng đến mức cuối cùng sẽ tan chảy hoàn toàn.
“Các tàu
ngầm đã đo được rằng biển băng ở Bắc Cực đã mất ít nhất 40% độ
dày kể từ những năm 1980 và nếu tính cả sự thu hẹp trên bề mặt thì
có nghĩa khối lượng băng giá ở đây vào mùa hè chỉ còn bằng 30%
khối lượng vào những năm 1980,” ông nói thêm.
“Điều này
có nghĩa là sự khai tử không thể tránh khỏi của biển băng bởi vì
sự tan chảy băng vào mùa hè càng được đẩy nhanh khi mà nhiều vùng
biển được mở ra do băng tan sẽ tạo điều kiện cho gió bão thổi những
đợt sóng lớn đánh tan những phần băng giá còn lại và đẩy nhanh tốc
độ tan chảy,” ông giải thích.
‘Hậu quả nghiêm trọng’
“Hậu quả sẽ
nghiêm trọng: mặt biển được mở rộng sẽ làm giảm độ phản xạ ánh sáng
Mặt trời của Trái đất, đẩy nhanh quá trình ấm lên toàn cầu. Chúng
tôi cũng phát hiện rằng mặt biển bị tan băng đã làm cho băng vĩnh
cửu dưới lòng đại dương cũng tan chảy làm thoát ra một lượng lớn
khí mê-tan – một loại gây ra hiệu ứng nhà kính rất mạnh – vào khí
quyển,” ông nói thêm.
Một nghiên
cứu mới đây của Đại học Reading sử dụng các kỹ thuật thống kê và
máy tính để tính toán rằng khoảng từ 5 cho đến 30% lượng băng bị tan
chảy gần đây là do một chu kỳ khí hậu lặp lại mỗi 65 đến 80 năm ở
Đại Tây Dương.
Kể từ giữa
những năm 1970, khí hậu ở đại dương này đã chuyển sang giai đoạn ấm.
Tuy nhiên,
phần ấm lên còn lại gây tan băng là do hoạt động của con người gây ra,
nghiên cứu cho biết, trong đó có việc phá rừng và ô nhiễm.
Nếu băng tiếp tục tan chảy vào mùa hè như thế thì sẽ có cả
cơ hội lẫn nguy cơ.
Băng tan giúp
tàu bè di chuyển dễ dàng hơn ở Bắc Băng Dương
Tàu bè có
thể tiết kiệm được nhiều thời gian khi đi qua những vùng biển mà
trước đây không thể di chuyển được ở phía bắc nước Nga.
Các công ty
dầu khí và khai khoáng đang tranh thủ để khai thác Bắc Băng Dương mặc
dù hoạt động khai thác của họ bị các nhà hoạt động môi trường phản
đối dữ dội.
Tổ chức Hòa
bình Xanh đã phản đối việc công ty dầu khí Nga Gazprom khoan dầu ở
đây.
Trong số các
nguy cơ có sự ảnh hưởng đến các loài động vật hoang dã cư trú ở
đây. Lượng khí mê-tan bị đông cứng được giải thoát sẽ càng làm cho
Trái đất thêm nóng lên.
Nhiệt độ
tăng sẽ càng làm tan chảy thêm nhiều băng ở Greenland, làm mực nước
biển dâng lên và thay đổi độ mặn của nước biển. Điều này sẽ làm
đổi dòng chảy trên đại dương vốn là yếu tố chi phối khí hậu của
hành tinh chúng ta.
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.