Cảnh các quán
bia rượu, nhà hàng luôn đông đúc, đặc biệt sau giờ tan tầm ở các thành phố lớn
như Hà Nội, thành phố HCM đã trở thành quá quen thuộc với người dân tại
Việt Nam.
Tình trạng ăn nhậu đã trở nên rất phổ biến này ban đầu chỉ là một phần của văn hóa ẩm thực, giải trí, thậm chí trở thành thói quen không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày nhưng đang có tác động xã hội sâu rộng.
Nhậu sau giờ làm
đã trở thành thói quen không thể thiếu của nhiều người tại Việt Nam
Việc các ông
chồng đi nhậu sau giờ làm đã trở thành điều rất nhiều bà vợ chấp nhận và coi
đấy là bình thường. Thậm chí hình ảnh cả gia đình quây quần bên bữa ăn tối mỗi
ngày giờ đây trở thành ước mơ của nhiều bà vợ.
Tác động xã hội
Chi phí cho
bia rượu, được VnExpress trích thuật từ khảo sát của Viện Chiến lược và Chính
sách Y tế, lên tới 1,3 tỷ lít bia và hơn 300 triệu lít rượu mỗi năm, tức là chi
tiêu hàng năm lên tới cả nghìn tỷ đồng cho bia rượu.
Đó là chưa kể
tới những phí tổn cho bệnh tật từ rượu hay tai nạn giao thông do lái xe sau khi
uống rượu.
Lý do cho các
cuộc ăn nhậu rất đa dạng, vì công việc làm ăn, tiếp đối tác, ăn mừng sinh nhật,
khao lương, đón người mới hay tiễn người cũ.
Ông Hùng, một
trí thức, hiện làm giám đốc một công ty sửa chữa tàu biển tại thành phố HCM, cho BBC hay mỗi lần đi ăn nhậu tiếp khách đối với ông là "cực
hình" nhưng "vẫn phải đi vì nó là thủ tục nghiễm nhiên, chứ có báu gì
đâu, uống vào có khi về đến nhà lại cho ra hết!".
Chị Thi, vợ
một giám đốc công ty cung cấp thiết bị truyền thông, trực thuộc công ty VTC tại
Hà Nội cho biết chị và hai con thậm chí rất ngạc nhiên nếu có chiều nào đó
thấy chồng về nhà ăn cơm với vợ con mà không đi ăn nhậu.
Điều làm phụ
nữ này lo lắng là việc chồng thường lái xe sau mỗi lần đi nhậu sau giờ làm
bất kể uống ít uống nhiều.
Một nghệ sĩ ưu
tú khá nổi tiếng trong ngành điện ảnh không muốn nêu tên cho biết ông sẽ không
bao giờ ra sống ở nước ngoài vì "ở nước ngoài làm gì chuyện hô một tiếng
là chỉ chưa đầy một tiếng đồng hồ đã có thể tụ tập cả đám ăn nhậu như thế này!"
Với ông, những buổi ăn nhậu là để xả stress sau một ngày làm việc căng
thẳng.
Tỉ lệ sử dụng
rượu bia cao nhất ở nam giới và dân công sở
Thị trường mở rộng
Theo một khảo
sát nhanh với 5 ngàn phiếu trả lời do tờ báo mạng VnExpress thực hiện và công
bố hôm 15/8 thì "số người ra quán để 'giải quyết công việc' chỉ chiếm 16%,
trong khi gần 40% số người được hỏi nhậu theo kiểu ngẫu hứng, nghĩa là thích
thì ra quán, không có mục đích gì cả".
Tờ báo này
cũng viết "Ngoài ra, cứ 10 người thì có gần một người thừa nhận ra quán
chỉ để trốn việc nhà".
Trong khi một
khảo sát nhanh khác cũng của VnExpress với hơn 6 ngàn phiếu cho thấy hơn 50%
nam giới đi nhậu sau khi tan sở, trong đó 13% ngày nào đi nhậu và 14% trả lời
không giờ đi nhậu sau giờ làm.
Một cuộc điều
tra trên diện rộng của Viện Chiến lược và Chính sách y tế về tình hình lạm dụng
rượu bia tại Việt Nam hồi năm 2006 cho thấy tỷ lệ sử dụng rượu bia cao nhất là
ở nam giới và nhóm cán bộ nhà nước, tiếp đến là công nhân trong các doanh
nghiệp, người hưu trí và nông dân.
Điều đáng chú
ý những người có trình độ học vấn cao có tỷ lệ sử dụng rượu bia cao nhất, tới
63%.
Vẫn theo
nghiên cứu này thì mức độ tiêu thụ rượu bia gia tăng trong cả nước là kết quả
của nhiều yếu tố, mà chủ yếu là do mức sống tăng, tập quán truyền thống và thêm
vào đó là thị trường rượu bia mở rộng.
Hiệp hội sản
xuất rượu whisky của Scotland (SWA) cho biết xuất khẩu sang Việt Nam đạt gần một triệu bảng mỗi năm, và Việt Nam được coi là
một thị trường mới nổi được ưu tiên cao đối với ngành công nghiệp rượu Whisky.
Tại Việt Nam
luôn có tình trạng chuốc rượu hay khích nhau uống để chứng tỏ nam tính với
những tiếng hô "trăm phần trăm" và "zô zô" ồn ào để rồi
nhiều người gục bên bàn nhậu vì say xỉn.
Có một số phụ
nữ cho biết buộc phải tham gia các cuộc nhậu vì làm doanh nghiệp nên không thể
không có mặt khi tiếp đối tác làm ăn, hay vì muốn đi theo để "kèm chồng
cho chồng đỡ say xỉn" hoặc buộc phải đi theo chồng hay người yêu những khi
không thể từ chối.
'Thăng tiến trên bàn nhậu'?
Nhiều người
nước ngoài khi tới Việt Nam
làm việc đã không khỏi ngạc nhiên khi được mời uống bia rượu vào bữa trưa - tức
vẫn trong giờ làm việc.
Ở Anh chẳng
hạn, dân công sở cũng thường có thói quen chiều thứ Sáu tan làm rủ nhau ra quán
uống một hai ly bia chừng 1-2 tiếng đồng hồ để thư giãn và họ tin rằng nó tạo
cơ hội có quan hệ tốt hơn với đồng nghiệp.
Hiệu vẫn còn
những ý kiến khác nhau về "văn hóa nhậu" tại Việt Nam .
Một số cho
rằng nếu chỉ uống 1,2 ly để tiếp khách hay giải stress thì có thể chấp nhận được,
rồi "nam vô tửu như kỳ vô phong" - đàn ông mà không uống rượu thì
không thể hiện nam tính, và chỉ khi uống theo kiểu thách đố đến say xỉn mới
thôi thì như thế mới có thể coi là một tệ nạn.
Trong khi một
số khác thì lập luận rằng nếu ai cũng biết kiềm chế khi uống và biết dừng khi
nên dừng thì đã không có chuyện phải bàn về "văn hóa nhậu".
Phải chăng lề
thói văn hóa của Việt Nam từ xưa theo kiểu "miếng trầu làm đầu câu
chuyện" đã dẫn tới "chuyện làm ăn là phải nói trên bàn nhậu, thăng
quan tiến chức, lương bổng ...cũng trên bàn nhậu" như hiện nay?
Và để thay đổi
được "văn hóa nhậu" này có lẽ sẽ là cả một quá trình lâu dài, đòi hỏi
có những thay đổi căn bản cách nhìn nhận trong xã hội về giá trị hạnh phúc gia
đình, quan điểm về vai trò của người vợ và người chồng ở nhà và trong xã hội,
và có thể cần tới cả những quy định hạn chế chi phí cho việc tiếp đãi khách của
các công ty.
Tửu lượng
của bạn thế nào?
Các chuyên
gia tư vấn sức khỏe nói các bác sĩ nên hỏi bệnh nhân về liều lượng
rượu họ uống, như một thông lệ khi khám.
Nhưng liệu
bạn có thực sự biết câu trả lời?
Ngày xưa thì
mọi chuyện có vẻ dễ dàng hơn.
Một ly rượu
vang. Nửa vại bia. Hay một cốc whisky nhỏ.
Nói chung
thì chừng đó đồ uống bằng khoảng một đơn vị cồn, tức là 10ml cồn
nguyên chất.
Nhưng khi các
ly uống rượu được sản xuất theo kích thước lớn hơn, bia có nồng độ
cao hơn và thước đo cồn khác biệt nhiều hơn thì cách tính toán ắt
cũng phức tạp hơn.
Một số bác sĩ đã đề cập chuyện
lượng rượu với bệnh nhân.
Nhưng tuần
này cơ quan tư vấn cấp chính phủ ở Anh, Viện Chuẩn mực Y tế và Lâm sàng
Quốc gia (NICE), đề nghị bác sĩ nên thường xuyên hỏi bệnh nhân hơn.
Các bác sĩ
không nên cho rằng câu trả lời là chính x́ac, theo Don Shenker, giám đốc
điều hành quĩ Alcohol Concern, bởi vì người ta không muốn đối mặt với
lượng rượu họ uống.
Và ngay cả
trong trường hợp họ thành thật, thì cũng không dễ nói họ đã dùng
bao nhiêu lượng cồn.
"Mặc dù
90% người từng nghe về đơn vị cồn như một khái niệm, chỉ có khoảng
13% có thể tính ra được, cho nên chúng ta vẫn còn mù mờ về chỉ số
này," ông nói.
Ông cho rằng
cần phải tăng chất lượng dán nhãn về lượng cồn trên các chai bia
rượu bán trong siêu thị, cửa hàng và quán, cũng như qui định bắt
buộc.
"Khi bạn
đến quán rượu và mua một ly rượu thì bạn không biết bên trong đó có
bao nhiêu đơn vị cồn, trừ khi bạn thực sự biết về nó. Trong đó có
hai hay ba đơn vị phụ thuộc vào kích thước."
"Nếu là
một chai rượu 14% thì một ly 175ml rượu trắng sẽ vào khoảng 2,3 đơn
vị nhưng nếu là một ly nhỏ thì sẽ là 1,8 đơn vị và nếu là chai 11%
thì sẽ ít hơn."
Cho nên vấn đề
khá phức tạp, ông Shenker nói, và cần phải có quan tâm của chính phủ
để giáo dục người uống rượu, siêu thị và quán rượu về dung lượng
cho mỗi loại thức uống.
Để đơn giản
hơn thì chúng ta cần ít chi li hơn về các số thập phân và làm tròn
lên hoặc xuống, ông nói, tức là một ly rượu chứa khoảng hai đơn vị
và một vại (pint) bia chứa khoảng ba.
Các nguy cơ
Đòi hỏi các
bác sĩ cần đưa ra câu hỏi này thường xuyên hơn kéo đã khiến một số
nhóm cáo buộc rằng đây là một ví dụ nữa về chuyện nhà nước chọc vào
chuyện riêng tư, nhưng ông Shenker nói hành động đó có thể cứu mạng
sống và giảm nhẹ gánh nặng cho hệ thống NHS
"Nhiều
người không ý thức rằng việc uống rượu của họ tạo ra nguy cơ về sức
khỏe, và chỉ khi bác sĩ gia đình (GP) hỏi về chuyện đó và liên kết
với các điều kiện y khoa, thì họ mới cắt giảm."
"Tất
nhiên, họ vẫn có thể bỏ qua hướng dẫn của bác sĩ nhưng bằng chứng
cho thấy một phần tám số người uống rượu nhiều giảm lượng rượu sau
khi GP nêu vấn đề, so với chỉ có một trên 20 số người hút thuốc.
Việc đó sẽ tiết kiệm cho NHS rất nhiều tiền."
Lý do khác
khiến người ta xem nhẹ chuyện tửu lượng là họ thường tăng độ khi uống
ở nhà, theo ông Chris Sorek, giám đốc điều hành Drinkaware, quĩ khuyến
khích uống rượu có trách nhiệm.
"Người
ta thường pha lượng rượu nhiều gấp đôi lượng nên uống, có nghĩa là
họ có thể đã vô ý tăng số đơn vị rượu dùng hàng ngày theo hướng
dẫn và đưa mình vào nguy cơ có hại về thể chất, xã hội và tâm lý liên
quan đến uống rượu."
Tất cả
những điều thiếu nhất quán cá nhân đó, giữa những gì người ta nghĩ
rằng họ uống và họ thực sự uống, tạo ra một thâm hụt quốc gia lớn,
theo Trung tâm y tế công cộng tại Đại học Liverpool John Moores.
Không nói thật
Nhiều người
không thành thật khi nói về lượng bia rượu họ tiêu thụ
Các nhà
nghiên cứu ước tính khác biệt giữa con số tiêu thụ do Tổng khảo sát
hộ gia đình - một nguồn chính phủ - đưa ra và các con số bán rượu
là 430 triệu đơn vị mỗi tuần, hay chừng một chai rượu vang trên mỗi
người lớn mỗi tuần.
Các con số
mới nhất của NHS công bố cách đây hai tuần cho rằng ở xứ Anh, lượng
rượu tiêu thụ trung bình hàng tuần trong năm 2008 là 17 đơn vị với đàn
ông và gần 9 đơn vị với phụ nữ.
Nhưng nghiên
cứu ở Liverpool cũng cho rằng khoảng 14% dân số phản đối uống rượu và
cho thấy đối với những người lớn có uống rượu thì lượng đơn vị tiêu
thụ trung bình hàng tuần là 26 đơn vị, cả nam lẫn nữ.
Mark Bellis
là người chỉ đạo nghiên cứu ở Liverpool ,
nói người ta không nói thật trong các khảo sát một phần bởi vì họ
thực sự không nhớ hoặc vì họ có chọn lọc.
"Người
ta ngay lập tức bỏ qua giai đoạn uống nhiều rượu, như trong một đám
cưới hay sinh nhật, bởi vì họ không nghĩ đó là thường lệ. Các sự
kiện đó thường là một ngày mỗi tuần hay một ngày mỗi hai tuần và
bị bỏ qua."
"Và
chúng ta sắp đến World Cup, là thời gian có lẽ người ta tại uống
nhiều nữa."
Nhưng có một
vấn đề rộng hơn và phức tạp hơn trong việc đếm các đơn vị rượu, theo
cựu bác sĩ gia đình Ian Banks, hiện là bác sĩ cấp cứu ở Belfast .
Ông nói hỏi
chuyện bệnh nhân kiểu như vậy là "vô ích", bởi vì uống rượu
liên kết rất nhiều cộng đồng ở Anh và được nói ra như niềm tự hào.
"Họ sẽ
nói 'Ê, tôi uống 50 đơn vị tối qua'. Thay vì giáo dục và thánh hóa
người dân, quí vị cần biết nhiều hơn về lý do tại sao họ uống và
có biện pháp, hơn là ra luật ngăn cản."
Tom Geoghegan
BBC News Magazine
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.