Nếu chúng tôi
có bán chuyến land tour đi chơi 4 thành phố Thượng Hải, Vô Tích, Hàng Châu và
Tô Châu 7 ngày 5 đêm với giá tour là $175 hoặc là chuyến land tour 9 ngày 7 đêm
đi năm thành phố Bắc Kinh, Thượng Hải, Hàng Châu, Tô Châu với giá là $205 (dĩ
nhiên cả hai chuyến này đều phải cộng thêm vé máy bay khứ hồi Hoa Kỳ-Trung
Cộng).
Công nhân quét nước mưa trước
quảng trường Thiên An Môn, Bắc Kinh.
Giá land tour
như thế này và chúng tôi còn có thể bớt thêm 10% cho khách hàng. Giá tour rẻ
quá cho một chuyến đi chơi Trung Cộng phải không thưa quí vị! Nhưng nếu quí vị
gọi cho chúng tôi thì chúng tôi sẽ không ngần ngại giới thiệu đến quí vị nhiều
chuyến du lịch tốt hơn là đi Trung Cộng ở ngay thời điểm bây giờ.
Chưa có một
đất nước nào lại lại có những tour du lịch rẻ như Trung Cộng đang quảng cáo như
vậy. Dĩ nhiên ai cũng có câu hỏi trong đầu, bán rẻ như thế họ làm sao sống
được! Ấy thế mà họ sống, còn sống mạnh nữa là đằng khác. Bởi vì sau chuyến du
lịch đó, người bị “suy yếu” không phải là họ mà là chính bạn. Họ đã thành công
khi khách hàng chỉ vì tham rẻ mà tham dự chuyến du lịch của họ. Ðiều kiện duy
nhất của chương trình du lịch là họ đưa du khách đi mua sắm chứ không nhằm mục
đích đi thăm danh lam thắng cảnh nên bạn sẽ được đi mua “ngọc trai” ở Vô Tích
(Wuxi), mua “lụa” ở Tô Châu, mua “trà Long Tỉnh” ở Hàng Châu, mua “đá quí” “cẩm
thạch” ở Thượng Hải hay mua “thuốc Ðông Y” và thăm nơi làm và bán “ngọc” ở Bắc
Kinh.
Những món hàng
đó luôn được quảng cáo là đẹp, tốt, sang trọng, và là “đồ thật” nên giá cả ở
các cửa hiệu quốc doanh này lúc nào cũng được theo bảng giá bay bổng trên mây.
Người Hoa nắm được cái ý thích của khách hàng nên họ được huấn luyện nói năng
như vẹt mà không hề ngượng miệng, họ sẵn sàng nói láo, nói hạ giá và níu kéo du
khách để bán cho bằng được. Chỉ có một điều mà nếu tinh ý thì người ta sẽ thấy
khách nội địa Trung Cộng chẳng thấy ai mua những món hàng “made in China ” này cả
vì cái giá trời ơi đất hỡi mà các cửa hàng quốc doanh bán lừa du khách ngoại
quốc. Tôi đã từng chứng kiến cảnh họ bán năm cái vòng ngọc đeo tay (có cùng một
giá trên quầy hàng) theo 5 cái giá khác nhau, khác biệt nhau đến hơn $300.
Người mua cuối cùng là được rẻ nhất, nhưng không có nghĩa là không mua hớ. Tôi
vẫn cho rằng không có du khách nào là không mua hớ cả, chỉ có mua hớ nhiều hay
ít mà thôi. Ði Trung Cộng mà không mua hớ là chưa phải đi Trung Cộng.
Còn nói đến
các tiệm thuốc Ðông Y của Trung Cộng thì hay tuyệt, thuốc trị bá bệnh. Chỉ cần
bạn ghé vào các cửa hàng quốc doanh bán thuốc Ðông Y, nhìn cách họ xây cất và
trang trí tiệm thuốc thì người ta nhận biết là họ làm việc rất có lớp lang để
moi tiền du khách. Trước tiên, bạn được họ mời khám bệnh “miễn phí,” ông thầy
thuốc Ðông Y tốn chừng 10 phút bắt mạch, nói chuyện đoán mò như thầy bói với
bạn. Trước khi đứng lên, ông sẽ viết cho bạn toa thuốc và nói bạn nên dùng
trong bao lâu như ba tháng, sáu tháng hay một năm. Nhưng khi đem toa thuốc ra
quầy bán thuốc thì du khách mới bật ngửa ra vì giá cả quá đắt. “Năm bảy căn
bệnh khác nhau” do các ông thầy Ðông Y này chẩn bệnh đều được kê toa dùng chung
một toa thuốc. Bệnh nào cũng chỉ cần uống thế thôi, nhưng phải uống ít nhất sáu
tháng mới thấy hiệu nghiệm. Còn đắt quá thì thầy thuốc nói bạn nên mua thử uống
ba tháng, hết thì lại gửi email order, họ sẽ gửi đến nhà cho bạn. Thế mới thấy
cái siêu việt của các ông thầy Ðông Y quốc doanh Trung Cộng. Các ông đi chữa
bệnh cho người khác mà sao nhìn các ông cũng không được khỏe lắm.
Mua ngọc, mua
trà, mua thuốc, chẩn bệnh, bán thuốc Ðông Y hay mua bất cứ món hàng nào ở Trung
Cộng thì du khách nên nhớ rằng bạn đang mua những món hàng “made in China .” Không
phải vô cớ mà những món hàng giống như trên lại tốt hơn nếu mua ở Ðài Loan hay Singapore vì
các cửa hàng ở các nơi đây không nằm trong hệ thống quốc doanh như bên Trung
Cộng.
Người dân Ðài
Loan, Hongkong, Singapore họ đã có một nền giáo dục cao hơn rất nhiều so với
người dân Trung Cộng. Trung Cộng không phải là Trung Quốc mà chính người dân
Ðài Loan mới xứng đáng được gọi là Trung Quốc vì sự văn minh của con người và
xã hội. Hơn nữa danh từ Trung Quốc hình thành từ tên Trung Hoa Dân Quốc từ thời
Tôn Dật Tiên, tên mà Thống Chế Tưởng Giới Thạch vẫn dùng khi đến Ðài Loan. Còn
Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa với Cộng Sản chủ nghĩa do đảng Cộng Sản chỉ huy
không gọi là Trung Cộng thì gọi là gì bây giờ. Có chữ “Quốc” nào trong cái tên
đó đâu! Ðến danh từ tên mà cũng có ý lừa đảo lập lờ, nếu họ thật tốt thì có sợ
gì mà không tự nhận là Trung Cộng. (Vì thế tôi không gọi họ là Trung Quốc mà
gọi họ là Trung Cộng cho đúng tên và chính danh.)
Có nhiều khách
hàng hỏi tôi khi nào tôi tổ chức lại tour du lịch Trung Cộng, tôi thường hay
trả lời lần lữa vì vẫn mong muốn có sự đổi thay của Trung Cộng với người dân
của các nước láng giềng chung quanh trong đó có Việt Nam. Nhưng thời gian trôi
qua và sự kiêu căng của Trung Cộng chỉ tăng lên và không hề giảm đi sự ngạo mạn
đó. Hơn thế nữa những sự giả dối, thiếu phẩm chất trong các sản phẩm làm từ Trung
Cộng cũng là một chuyện mà tôi cho là cần thời gian để suy nghĩ về tour du lịch
Trung Cộng. Tôi không muốn khách hàng của chúng tôi bị lừa phỉnh và gạt gẫm bởi
cái vô trách nhiệm và không có phẩm chất của các con buôn Trung Cộng.
Hơn nữa, một
tour đi Trung Cộng như hiện nay thì phẩm chất của một tour du lịch cũng giảm
nhiều với sự đắt đỏ leo thang. Khách ngoại quốc đến ít hơn ngày trước, vì thế
một tour du lịch Trung Cộng hiện tại thì người ta thường hay cho người dân nội
địa tham dự tour chung với người nước ngoài. Ðây là một điều gây bực bội rất
nhiều cho du khách nước ngoài vì hai nền văn hóa khác nhau. Bạn có muốn thử và
tìm hiểu xem nền “văn hóa Trung Cộng” tốt như thế nào thì cũng rất nên đi Trung
Cộng một chuyến cho biết nếp “lịch sự Trung Cộng.” Khạc nhổ trước mặt người
khác, đàn bà đàn ông lúc nào nói chuyện cũng như đánh nhau đến nơi, bệnh “tiểu
đường” thì nhan nhản khắp ngõ ngách, họ không có khái niệm xếp hàng theo thứ tự
nên chen lấn thoải mái, hàng nhái hàng giả mạo thì bán công khai từ ngoài ngõ
đến cả trong khách sạn năm sao. Lái xe là một thứ tự do tuyệt đối tại xứ này,
ai lái sao cũng được. Tranh nhau giành đường là chuyện bình thường hàng ngày
của phương tiện giao thông.
Nhưng nếu du
khách là một người không quan tâm đến những vấn đề như trên thì chuyện đi du
lịch Trung Cộng vẫn có thể tạm chấp nhận cho một chuyến du lịch theo ý thích
của mình.
Không ai chối
cãi được rằng Trung Hoa lục địa có nhiều thắng cảnh thiên nhiên đáng xem, đáng
du ngoạn. Ngày nay, các nơi chốn lịch sử và văn hóa cũng đã bị “phục chế” rất
nhiều, nhiều vật cổ mới được làm xong ngày hôm qua (antique yesterday) đem
trưng bày và tour guide luôn nói là vật cổ vài trăm năm, nhưng du khách Việt
Nam thường hay dễ tính vì khách người Việt cũng chỉ cần biết qua loa nơi chốn
đó, nơi đã có những câu chuyện lịch sử văn hóa xảy ra. Nhưng chắc chắn một điều
đất nước đó không phải là nơi xứng đáng để làm tour du lịch, mua sắm vì sự
không lương thiện của con người và của hệ thống quốc doanh Trung Cộng.
Nhưng một lý
do chính đáng hơn để chúng tôi bất hợp tác với các tour du lịch Trung Cộng là
vấn đề các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà chính quyền Trung Cộng càng ngày
càng tỏ rõ ra cái bộ mặt đại hán của họ. Sự kiêu căng ngạo mạn của Trung Cộng
chiếm đóng Hoàng Sa-Trường Sa trong thời gian vài năm nay đang là một vết
thương đau cho những ai còn con tim và lương tri dành cho hai chữ Việt Nam (không dành
cho Việt gian tay sai cho Tàu Cộng). Tại sao chúng ta lại phải đi du lịch và
làm giàu cho những kẻ đang gậm nhấm đất nước của con cháu chúng ta sau này?
Có nhiều cách
thể hiện sự chống đối tinh thần bá quyền Trung Cộng như biểu tình chống họ, như
bất hợp tác và không mua hàng hóa “made in China .”
Biểu tình là
một thái độ chính trị thực dụng để Trung Cộng thấy rõ được sự bộc lộ giận dữ
của dân tộc Việt Nam .
Tôi ngưỡng mộ những người đã can đảm bầy tỏ thái độ như vậy. Bất hợp tác và
không mua hàng hóa Trung Cộng thì tôi cho rằng đó không phải là một thái độ
chính trị thực dụng mà đó chỉ là một thái độ tự trọng và sống tôn kính với tổ
tiên Việt Nam mình, những người đã xả thân bảo vệ dòng giống Việt Nam từ ngàn
năm qua để chúng ta còn hiện hữu đến hôm nay.
Trung Cộng
chắc cũng quan ngại đến điều này vì có rất nhiều món hàng (bán khắp thế giới)
không còn dám đề “made in China” nữa, họ tránh chữ China mà viết là “made in
PRC” (made in People's Republic of China) hay họ không đề gì cả. Mỗi lần mua
một món quà kỷ niệm nào đó, khi không thấy nhãn hiệu làm ở đâu, tôi thường hay
hỏi người bán: món hàng này có phải “made in China ” không? Thường thì người bán
trả lời là không biết hay họ im lặng, thế là tôi hiểu ngay món hàng làm từ đâu.
Tôi không đến
Trung Cộng khi tinh thần đại hán vẫn còn nằm trong đầu óc của những người lãnh
đạo hiếu chiến kiêu căng tự ti hợm hĩnh tưởng rằng có thể khắc phục được người Việt
phương Nam .
Thế giới đã thay đổi, chủ nghĩa cộng sản đã chết hơn 20 năm nay nhưng để lại
cho người dân Trung Hoa cả một kho tàng văn hóa ô nhiễm cộng sản: bẩn thỉu và
vô văn minh. Văn minh không phải tự dưng trên trời rơi xuống mà là bao gồm cả
một nền dân trí giáo dục và trình độ xã hội. Trung Cộng cần 20 năm nữa khi mà
thế hệ kiêu căng ngạo mạn không còn nữa thì may ra mới tiến lên bậc thềm đầu
tiên của hai chữ Trung Quốc.
Trung Cộng là
chiếc xe “made in China ,”
Việt Nam
là cái đòn bẩy. Chỉ cần một cái thế đúng, đòn bẩy có thể làm chiếc xe lật nhào.
Danh tướng Lý Thường Kiệt của Ðại Việt đã từng chứng minh như thế. Trung Cộng
không tin thì cứ xem lại lịch sử sẽ rõ.
Trần Nguyên Thắng
Rat chinh xac.
ReplyDeleteCam on Tran Nguyen Thang
Tôi thì nghĩ khác. Mọi người nên du lịch .... Trung Cộng (vì rất rẽ) và ...... không mua gì cả (vì hàng giả mà rất đắt). Ai mua thì thua nó. Còn không mua thì nó chỉ có .... đem về nhà cho vợ con cùng ăn.
ReplyDeleteTôi đã từng tính đi qua tầu chơi,nhưng từ khi thấy tụi nó ăn hiếp dân mình quá,lòng tự ái dân tộc làm tôi bỏ hẳn ý định đó và đổi qua đi Nhật
ReplyDelete