Tình trạng dân oan
có nguy cơ gia tăng trong năm 2013 khi quyền sử dụng đất ruộng của họ sẽ hết hạn
và phải được gia hạn. Nếu vì muốn cưỡng chiếm những diện tích đất béo bở mà
chính quyền không gia hạn quyền sử dụng đất, nông dân sẽ mất ruộng cày, mất đất
trồng hoa màu. Nạn dân oan sẽ tràn lan khắp đất nước, gấp bội phần so với những
gì chúng ta thấy cho đến nay.
Hiến Pháp năm 1980,
ban hành ngày 18/12/1980, quy định đất đai trên cả nước là sở hữu của toàn dân,
do nhà nước quản lý. Nghĩa là người dân mất quyền làm chủ đất của mình từ đấy.
Đây là căn bản cho việc cướp đất của dân, để rồi bán đất cho ngoại bang cho đầy
túi tham.
Luật Đất do Quốc Hội
Việt Nam thông qua ngày 29/12/1987 thực hiện quy định này trong Hiến Pháp 1980.
Hiến Pháp năm 1992,
ban hành ngày 15/04/1992, tái khẳng định đất đai là sở hữu của toàn dân.
Luật Đất năm 1993,
thông qua ngày 14/07/1993, ấn định thời hạn sử dụng đất để trồng cây hàng năm
hay nuôi trồng thuỷ sản là 20 năm.
Luật Đất năm 2003,
thông qua ngày 26/11/2003, ấn định thể thức, hoàn cảnh, thời điểm thu hồi đất.
Đặc biệt, luật này nói rõ chính sách cưỡng chế: “Trường hợp người bị thu hồi đất
không chấp hành quyết định thu hồi đất thì Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền
quyết định thu hồi đất ra quyết định cưỡng chế.”
Tháng 10 sang năm
quyền sử dụng đất 20 năm sẽ mãn hạn, ngoại trừ một ít trường hợp đơn lẻ được cấp
giấy sử dụng đất sau năm 1993 (trường hợp của Ông Đoàn Văn Vươn).
Mới đây qua báo, đài
chính quyền trấn an dân rằng việc gia hạn sẽ tiến hành thông suốt. Có lẽ điều
này đúng cho đại đa số. Nhưng dù chỉ 1% đất không được gia hạn quyền sử dụng,
thì cũng đến cả triệu đồng bào nông dân sẽ trở thành dân oan.
Đó là những diện
tích đất béo bở mà các kẻ tham ô trong Uỷ Ban Nhân Dân xã, huyện, thành phố, tỉnh
đang lăm le lấy của dân. Họ dễ dàng viện trăm cớ nghìn cớ để không gia hạn quyền
sử dụng đất, để “thu hồi” đất một cách hợp pháp. Năm 2010, khi cưỡng chế đất ruộng
của xứ đạo Cồn Dầu, Uỷ Ban Nhân Dân Thành Phố Đà Nẵng bảo thẳng các giáo dân rằng
không bàn giao đất cho họ bây giờ để lãnh tí tiền bồi thường thì đến năm 2013 sẽ
mất trắng mà thôi.
Chúng ta có thể đoán
trước nạn cưỡng chế ruộng đất của nông dân sẽ lan tràn khắp nước. Đâu đâu cũng
sẽ xẩy ra các vụ như Cồn Dầu, Văn Giang, Tiên Lãng. Không ít những vùng đất
“thu hồi” sẽ cho người ngoại quốc, nhất là người Trung Quốc, thuê nhiều chục
năm để khai thác. Chủ quyền đất nước sẽ mất dần. Kẻ thù phương Bắc càng lấn sâu
vào nội địa Việt Nam, lập đầu cầu đưa người trà trộn, kiểm soát và mai phục.
Câu hỏi đặt ra là,
chúng ta làm sao để ngăn chặn thảm hoạ cho đồng bào, và nguy cơ cho đất nước?
Nhờ biết trước nên
chúng ta có cơ hội để chuẩn bị và lập kế từ giờ, chứ đừng để quá trễ. Đừng để sự
thể xẩy ra khắp nước, rồi chúng ta chỉ còn cách phản ứng như lên án, biểu tình,
thắp nến, hội thảo, ra tuyên ngôn… trong khi dân vẫn mất ruộng, tài sản quốc gia
vẫn thất thoát.
Chúng ta cần nắm phần
chủ động. Muốn vậy, chúng ta phải có kế hoạch với những mục tiêu cụ thể, với từng
giai đoạn rõ ràng, với những thành quả có thể dự báo và đo lường được cho từng
giai đoạn ấy.
Đây là lúc mà tập thể
hơn ba triệu người Việt ở hải ngoại, với tấm lòng tha thiết đến đồng bào và đất
nước, dùng thế và lực của mình để ngăn ngừa thảm hoạ cho hàng triệu đồng bào
đang bám đất sống và, qua đó, đang gìn giữ từng tấc đất của quê hương. Đó sẽ là
thảm hoạ của cả đất nước và dân tộc.
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.