LONG BEACH,
California (NV) -Ðược làm chủ một đôi giầy cao gót đế đỏ lộng lẫy xa hoa nhất
thế giới, do ông trùm thời trang người Pháp Christian Louboutin thiết kế, là mơ
ước của nhiều phụ nữ, mà không phải ai cũng đạt được.
Ông Pete Galles, nhân viên
CBP, xem xét đôi giầy đế đỏ Christian Louboutin giả mạo bị tịch thu cùng với
hơn 20,000 đôi giầy khác, nhập cảng từ Trung Quốc.
Xem thêm hình ảnh tại đây
Lý do thật dễ
hiểu. Giá một đôi giày mang nhãn hiệu Christian Louboutin thấp nhất cũng phải
$800, và cao nhất có thể lên đến hơn $3,000.
Thế mà, vào
sáng Thứ Năm, tất cả những phụ nữ đến thăm kho chứa hàng Price Transfer của
Quan Thuế Hoa Kỳ (CBP) tại cảng Long Beach, dù bị choáng ngợp trước một rừng
giày gồm 20,457 đôi lộng lẫy, ai cũng dửng dưng. Họ cắm cúi ghi ghi, chép chép,
xúm quanh nhân viên CBP để hỏi chuyện về vụ năm thùng hàng (container) chứa
giầy Christian Louboutin vừa bị tịch thu.
“Những đôi
giầy đế sơn mài đỏ mang tên Christian Louboutin hiện được nhiều minh tinh màn
bạc, người mẫu thời trang và giới quý tộc ưa chuộng, thế nhưng chúng tôi lại có
cái nhìn khác, vì Christian Louboutin là một nhãn hiệu cầu chứng tại tòa được
luật pháp Hoa Kỳ bảo vệ.” Ông Jamie Ruiz, phát ngôn viên của CBP, phát biểu.
Chỉ vào hàng
loạt những đôi giầy toàn một mầu đế đỏ chói, bà Lee Harty, một nhân viên khác
của CBP, giải thích rằng đây là lần đầu tiên CBP thấy loại giầy có dấu hiệu
vương giả này đến cảng Long Beach.
Bà nói thêm:
“Dạo này, vì các tài tử điện ảnh đua nhau đi giầy này trong những buổi dạ tiệc
trải thảm đỏ, nên loại giầy này được nhập ào ạt vào đây. Giầy thật bán trung
bình khoảng trên dưới $1,000/đôi, nhưng giầy giả thì chỉ khoảng $200 thôi.”
Trả lời câu
hỏi của phóng viên nhật báo Người Việt là phải mất bao lâu CBP mới có điều tra
và bắt được một thùng hàng giả, bà Harty nói: “Cũng vô chừng, vì trung bình cứ
mỗi tám giây đồng hồ CBP lại nhận được một thùng. Tuy nhiên, trước khi nhận,
CBP đã biết là các thùng hàng này xuất phát từ quốc gia nào, vào ngày nào, và
sau khi rời cảng thì sẽ được chuyển đi đâu.”
Nhưng làm sao
biết kiện hàng nào giả để tịch thu, chắc phải có nội gián hay người chỉ điểm,
một phóng viên hỏi.
Bà Duillermina Escobar, giám đốc nhà kho của CBP, cho biết thật ra đây
chỉ là một chuyến hàng bình thường như bao nhiêu chuyến hàng khác, tuy nhiên,
vì chủ của nhãn hiệu Christian Louboutin làm việc tích cực với CBP qua Văn
Phòng Nhãn Hiệu và Bằng Sáng Chế của Mỹ (US Patent and Trademark Office-USPTO),
nên hệ thống báo động của CBP đã được cảnh báo trước.
Ông Christian Louboutin tại
cuộc triển lãm đầu tiên ở Design Museum , London ,
vào cuối Tháng Tư.
Bà Escobar kể
lại tỉ mỉ diễn tiến sự kiện: “Hàng đến bến, chúng tôi đưa về nhà kho này để
kiểm soát. Khi mở thùng ra, nhận ra đây là giầy đế đỏ, chúng tôi gọi ngay cho
USPTO, chụp hình, gửi email cho họ, và chỉ vài phút sau đại diện của Christian
Louboutin trả lời và cho biết ngay đây là hàng giả, và giải thích tại sao.”
Trả lời câu
hỏi làm sao để phân biệt giầy Christian Louboutin giả và thật, bà Escobar cười:
“Tôi cũng vừa mới được biết đây thôi, vì thú thật chưa bao giờ tôi được sở hữu
đôi giầy này.”
Theo lời bà
Escobar, giầy Christian Louboutin thật có nhiều đặc tính, chẳng hạn mầu sơn đỏ
dưới đế phải là mầu đỏ tươi, chứ không ngả qua mầu cam, vì là sơn mài, đế phải
bóng và đỏ đều, chứ không được có những khoảng đỏ sậm, không được có gân, và
đặc biệt là hai bên cạnh của giầy, chỗ nối giữa đế và thân giầy, không được có
một viền mầu đen, mà mầu đỏ phải sát vào mầu của chất liệu của thân giầy.
Giải thích tỉ
mỉ của bà Escobar không được mọi người chú ý, xôn xao bằng thông báo của ông
Todd Owen, giám đốc CBP tại cảng Long Beach, là cuối cùng những đôi giầy này sẽ
bị mang đi thiêu hủy.
“Trời ơi, nhói
tim quá!” Một nữ phóng viên thốt lên.
“Không thể
mang đi làm từ thiện cho người nghèo được sao? Như cho vợ tôi chẳng hạn.” Một
phóng viên khác đùa.
Ông Owen giải
thích: “Lý do phải thiêu hủy là vì chủ của nhãn hiệu thường không muốn hàng giả
mạo có mặt trên thị trường, vì hàng giả thường có phẩm chất xấu hơn, nên làm
như thế sẽ mang tiếng cho hàng thật của họ.”
Rồi ông nói
một cách nghiêm túc: “Công việc của CBP là làm việc tích cực với USPTO để bảo
vệ nhãn hiệu của chủ nhãn hiệu, và ngăn chặn hàng giả tràn ngập thị trường. Ðể
hữu hiệu hơn, chúng tôi có những chuyên viên ngành nhập cảng, được chính các
chủ nhân của nhãn hiệu huấn luyện để tìm ra được hàng giả.”
Hàng giả không
chỉ ảnh hưởng lên nền kinh tế Hoa Kỳ, mà là một kỹ nghệ trị giá nhiều tỷ đô la,
một vấn nạn lớn của thế giới.
Chỉ riêng với
số giầy Christian Louboutin giả này, thiệt hại cho công ty Christian Louboutin
rất lớn. Nếu đây là hàng thật, giá trị bán lẻ của hơn 20,000 đôi giầy này sẽ
lên đến $18 triệu, nhưng các thùng hàng này chỉ ghi vắn tắt là “footwear” và
ghi trị giá $57,490.
Cũng theo lời ông Owen, trong năm 2011, CBP tịch thu 1,020 thùng chứa
hàng giả mạo, vi phạm luật bảo vệ tài sản trí tuệ. Hơn một nửa số này, khoảng
62%, xuất phát từ Trung Quốc.
Một đôi giầy Christian
Louboutin giả bị CBP Long Beach tịch thu.
Thêm vào đó,
ông Owen cho biết, qua 22 năm làm việc, càng ngày ông càng thấy nhiều hàng giả
có xuất xứ từ Trung Quốc, nhất là vào thời gian hàng nhập vào để bán cho dịp
Giáng Sinh.
Trả lời phỏng
vấn báo giới, ông Christian Louboutin nói: “Chúng tôi rất ngạc nhiên khi nghe
tin có giầy Christian Louboutin từ Trung Quốc nhập vào Mỹ, vì chúng tôi không
hề sản xuất giầy tại nước này.”
Hàng giả Trung
Quốc xem ra là một vấn nạn, chưa có cách giải quyết.
Theo bài báo
“This Is Why China Can't And Won't Try To Eliminate Fake Goods,” đăng trên
trang mạng http://www.businessinsider.com/ ngày 9 Tháng Tám, khi
chính quyền địa phương tại tỉnh Shenyang, Trung Quốc, ra lệnh là phải truy lùng
và bắt phạt các cửa tiệm bán hàng giả mạo, 90% các chủ tiệm đồng loạt đóng cửa,
biến tỉnh này thành một nơi vắng bóng người, kinh tế kiệt quệ, khiến luật này
bị thu hồi.
Khi Bà Ngoại xuống đường !
http://www.youtube.com/watch?v=hqPmSVyI62M
http://www.youtube.com/watch?v=x9KkFV2aL9o&feature=relmfu
TNS Jim Webb kêu gọi Mỹ cứng rắn hơn với Trung Quốc ở Biển Đông
Khi bà ngoại nổi giận!
http://www.youtube.com/watch?v=x9KkFV2aL9o&feature=relmfu
TNS Jim Webb kêu gọi Mỹ cứng rắn hơn với Trung Quốc ở Biển Đông
Thượng nghị
sĩ Jim Webb
Ông Jim
Webb, một nhà lập pháp có nhiều ảnh hưởng ở Thượng viện Mỹ, kêu gọi chính phủ ở
Washington có thái độ kiên quyết hơn trước những hành động mà ông gọi là “xâm
lấn” của Trung Quốc ở Biển Đông, nơi đang có tranh chấp chủ quyền giữa Trung
Quốc, Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan.
Trong bài viết đăng hôm thứ hai (20-08-2012) trên tờ Wall Street Journal, vị
thượng nghị sĩ thành viên của Ủy ban Quân Vụ và Ủy ban Đối ngoại nói rằng tất
cả các quốc gia vùng Đông Á đang chờ xem Hoa Kỳ đối phó với sự xâm lăng của
Trung Quốc như thế nào.
Nhà lập pháp thuộc đảng Dân chủ đại diện tiểu bang Virginia đã nêu lên những
hành động hồi gần đây của Trung Quốc ở Biển Đông, trong đó có việc đơn phương
sáp nhập “một khu vực trải rộng về hướng đông từ lục địa Đông Á tới Philippines
và xuống tới Eo biển Malacca.”
Ông Webb cho biết “huyện” mới của Trung Quốc rộng gần gấp đôi đất đai của Việt Nam , Nam Triều Tiên, Nhật Bản và Philippines gộp
lại.
Thượng nghị sĩ Webb, người từng tham chiến ở Việt Nam và từng giữ chức Bộ
trưởng Hải quân dưới thời Tổng thống Ronald Reagan, cho rằng qua việc theo đuổi
lập trường không nghiêng về bên nào trong vụ tranh chấp Biển Đông, Hoa Kỳ “mặc
nhiên trở thành nước làm cho Trung Quốc ngày càng có nhiều hành động xâm lăng.”
Ông Webb nêu lên nhận định của các sử gia cho rằng việc Hoa Kỳ và Hội Quốc Liên
đã không đáp ứng thỉnh cầu hỗ trợ của Trung Quốc vào năm 1931, khi Nhật Bản xâm
lăng Mãn Châu, làm cho Nhật Bản hung hăn hơn và đưa tới cuộc chiến tranh kéo
dài cả thập niên ở Á châu và các nơi khác.
Ông Webb cho rằng “lịch sử dạy cho chúng ta biết là khi những hành động đơn
phương xâm lược không bị đáp trả, những tin xấu sẽ không bao giờ tốt hơn theo
thời gian.”
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.