Tuesday, June 3, 2014

Tổng thống Obama thúc đẩy việc phê chuẩn Công ước LHQ về Luật Biển

image
BỘ NGOẠI GIAO — Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama cho rằng Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển sẽ có ích cho việc giảm thiểu căng thẳng ở Biển Đông nếu được các nhà lập pháp Mỹ phê chuẩn. Nhà lãnh đạo Mỹ tuyên bố như thế trong lúc căng thẳng leo thang ở Biển Đông vì những vụ tranh chấp chủ quyền lãnh thổ giữa Trung Quốc với các nước láng giềng ở Đông Nam Á. Mời quí vị theo dõi thêm chi tiết qua bài tường thuật do thông tín viên Scott Stearns của đài VOA gởi về từ trụ sở Bộ Ngoại giao Mỹ.

image
Trung Quốc đang có những vụ đối đầu căng thẳng với các nước láng giềng ở Đông Nam Á vì vụ tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.

Phát biểu tại lễ tốt nghiệp hồi tuần trước ở Trường Võ bị West Point, Tổng thống Obama nói rằng Hoa Kỳ khó có thể thúc đẩy cho việc tìm kiếm một giải pháp ở Biển Đông vì Washington tự đặt mình ra ngoài những luật lệ áp dụng cho mọi nước khác.

Tổng thống Obama nói: "Việc kêu gọi Trung Quốc giải quyết những vụ tranh chấp biển đảo của họ dựa theo Công ước Luật Biển trở nên khó khăn hơn vì Thượng viện Mỹ không chịu phê chuẩn hiệp ước này, bất chấp sự khẳng định liên tục của các nhà lãnh đạo quân sự hàng đầu của chúng ta là hiệp ước này thăng tiến an ninh quốc gia của chúng ta. Đó không phải là sự lãnh đạo mà là một sự rút lui."

image
Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển, gọi tắt là UNCLOS, đặt ra những luật lệ cho hàng hải quân sự và thương mại, cũng như cho sự phân phối tài nguyên dầu lửa và khí đốt dưới đáy biển.

Tài nguyên là vấn đề mà những người chống lại chủ trương của Tổng thống Obama, trong đó có cựu Bộ trưởng Quốc phòng Donald Rumsfeld, vấn đề thường nêu ra.

"Tôi không tin là nước Mỹ nên tán thành một hiệp ước làm cho các nước có khả năng sản xuất cao có bổn phận pháp lý là trả tiền khai thác cho những nước có khả năng sản xuất thấp dựa trên những lời lẽ thiếu thực tế về di sản chung của nhân loại."

Tuy Công ước Luật Biển không được Thượng viện phê chuẩn, nhưng Hoa Kỳ cũng tôn trọng hầu hết các cơ chế của hiệp ước này.

image
Ông Michael Auslin, một nhà phân tích của Viện Doanh nghiệp Hoa Kỳ, nhận định như sau về phát biểu của Tổng thống Obama.

"Tôi nghĩ rằng Tổng thống Obama đã trình bày một sự lựa chọn sai sự thật. Ông ấy nói rằng nếu chúng ta không phê chuẩn UNCLOS thì chúng ta không thể đòi Trung Quốc nhận lãnh trách nhiệm đối với những hành vi có tính chất khiêu khích, chèn ép và hung hãn. Điều đó hoàn toàn sai lầm. Dĩ nhiên là chúng ta có thể làm như vậy."

Vụ đối đầu mới nhất ở Biển Đông xảy ra hồi đầu tháng này, khi Trung Quốc đưa giàn khoan tới vùng biển có tranh chấp với Việt Nam.

image
Trung tướng Vương Quán Trung, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Trung Quốc, cho rằng vụ đối đầu này không do Bắc Kinh tạo ra.

Ông Vương phát biểu như sau tại cuộc Đối thoại Shangri-la ở Singapore.

"Đối với những vấn đề liên quan tới chủ quyền lãnh thổ và quyền lợi hải dương, Trung Quốc không hề thực hiện bước đầu tiên để gây sự. Lúc nào Trung Quốc cũng là phía bị buộc phải phản ứng."

Những người chống đối Trung Quốc ở Việt Nam cho rằng Bắc Kinh đang tìm cách tạo ra một vụ xung đột lớn hơn đối với những hòn đảo có tranh chấp.

image
Bà Hillary Mann Leverett, giáo sư Đại học American University, cho rằng Bắc Kinh đang tìm cách gây thương tổ cho các mối quan hệ đồng minh của Mỹ ở Châu Á.

"Cách mà Trung Quốc đã làm để đạt mục tiêu đó là chèn ép các nước đồng minh này về những vấn đề mà Hoa Kỳ không thật sự quan tâm – một hòn đảo tí tẹo ở chỗ này, một hòn đảo tí tẹo ở chỗ kia. Tại sao nước Mỹ lại phải đưa Đệ Thất Hạm Đội tới để đánh nhau với Trung Quốc vì những hòn đảo như vậy?"

Nhà phân tích Auslin của Viện Doanh nghiệp Hoa Kỳ cho rằng việc Washington do dự không muốn đối đầu với Trung Quốc không liên hệ gì tới Công ước Luật Biển.

"Tôi nghĩ rằng điều này cho thấy một xu thế rất đáng lo ngại trong chính quyền Obama là cố gắng tìm ra những cái cớ để không can dự nhiều hơn vào những vụ tranh chấp biển đảo đang sôi sục ở Châu Á."


image 
Philippines đang dựa vào những thiết chế của Công ước Luật Biển để thách thức những yêu sách chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc, nhưng Trung Quốc từ chối tham gia vụ kiện tại Tòa án Trọng tài. Phán quyết của tòa án này không có tính chất cưỡng hành.




Scott Stearns


image

Nhiều người Mỹ hối tiếc vì Hoàng Sa 1974
Tố cáo hành vi tham nhũng của Phùng Quang Thanh
Công Hàm làm cong hàm
Thế nào là: Quan hệ chiến lược?
Thế liên kết Nga - Trung Hoa
Mỹ: Nhân quyền Việt Nam nằm rất cao trong nghị trì...
Hồi mã thương của phe Tàu
Đừng hỏi tổ quốc đã làm gì cho bạn….
Tướng Thanh đưa Hoa Kỳ và Nhật Bản vào thế việt vị...
Phân tích bài phát biểu của Phùng Đại tướng tại Sh...
Công Hàm số 1, Công Hàm số 2, số 3…
Hoa Kỳ kết liễu sự mập mờ của Trung quốc về đường ...
Với Việt Nam, Biển Đông là sống còn
VN xích lại gần cựu thù Hoa Kỳ
Nhật sẽ 'ủng hộ tối đa' cho Đông Nam Á
Nước cờ hiểm của TQ với giàn khoan
Đã tới lúc VN thừa nhận mạng xã hội?
Thế cờ đang ở trong tay Trung Quốc
Lá thư của T/S Nguyễn đình Thắng: Tin vui cho VN
Chúa Jesus nói tiếng gì?
Cảnh sát đứng nhìn vợ tôi bị đánh chết
Kẻ thù của người Trung Quốc
Chính khách và lãnh tụ
TT Obama: Không nên làm ngơ ‘hành động gây hấn’ ở ...
VN cần 'bà con xa' hay 'láng giềng gần'?
Trung đoàn biệt kích Nhật Bản bị cá sấu xóa sổ
Con đường nào cho Việt Nam để gỡ thế bí?
Tuyệt chiêu "bài xoa bóp" cụ bà Mek Wok Kundor
Điểm lược 8 nhóm tại World Cup 2014
Vì sao VN vẫn trì hoãn kiện TQ?
Một vụ gian lận bảo hiểm lớn nhất trong lịch sử qu...
Hổ thẹn vì… tình đồng chí
Cầm ... cờ (?) cho chó đái
Bối cảnh vì sao VN thần phục TQ
Các ông tướng và xu hướng 'mạnh tay'
HĐGMVN: NHẬP CUỘC CỨU NƯỚC
Còn tin vào 16 chữ vàng là lú lẫn?
TỚI LUÔN BÁC TÀI!
Việt Nam không đơn độc nếu đổi mới
Gặp gỡ ký giả trở về từ điểm nóng Hoàng Sa

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.