Wednesday, February 9, 2022

5 tiểu bang kiện Biden về việc tăng lương tối thiểu

 BM

5 tiểu bang đệ đơn kiện chính phủ Tổng thống (TT) Biden vì chính sách tăng lương tối thiểu mới của họ yêu cầu các cơ quan liên bang phải trả cho các nhân viên hợp đồng 15 USD mỗi giờ làm việc.

 

Sự thay đổi này đã có hiệu lực từ ngày 30/01, tác động đến khoảng 500,000 doanh nghiệp với 1/5 nhân sự của toàn bộ lực lượng lao động của Hoa Kỳ.


BM


Các Tổng chưởng lý của các tiểu bang Arizona, Idaho, Indiana, Nebraska, và South Carolina, do Tổng chưởng lý Mark Brnovich của Arizona đứng đầu, đã tập hợp và tiến hành một vụ kiện liên bang với lập luận rằng TT Joe Biden thiếu thẩm quyền theo luật khi ông đã ký một sắc lệnh hành pháp vào ngày 27/4/2021 để bắt buộc áp dụng mức lương tối thiểu này.


BM


Năm Tổng chưởng lý lưu ý trong đơn kiện của họ về việc Thượng viện Hoa Kỳ đã phủ quyết đề nghị của chính phủ TT Biden đưa mức tăng lương lên 15 USD một giờ vào gói cứu trợ virus corona, kết quả của cuộc bỏ phiếu là tỷ lệ 42-58, nhưng TT Biden đã “không thoái lui” và đã quyết định ban hành dự luật đó thông qua sắc lệnh hành pháp. 

 

Theo tuyên bố của Bộ Lao động Hoa Kỳ (DOL), quy định trên áp dụng ở tất cả 50 tiểu bang, quận Columbia và các vùng lãnh thổ được chỉ định của Hoa Kỳ. Điều này đòi hỏi nhà tuyển dụng phải trả tối thiểu 15 USD mỗi giờ cho nhân viên làm việc hoặc có liên quan đến các hợp đồng được liên bang tài trợ. DOL xác định mức lương này cần tăng lên hàng năm vì tính đến lạm phát. 


BM


Các bị đơn trong vụ kiện này là Bộ Lao động Hoa Kỳ, Vụ Lương bổng và Giờ làm việc (thuộc DOL), Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden, Bộ trưởng Bộ Lao động Hoa Kỳ Marty Walsh, và Quyền Quản trị viên của Vụ Lương bổng và Giờ làm việc của Bộ Lao động Hoa Kỳ Jessica Loanoma.


Trước đó, vào tháng 11/2021, ông Walsh đã nói rằng việc thực hiện quy định trên sẽ “cải thiện an ninh kinh tế của những người lao động này và gia đình của họ, nhiều người trong số đó là phụ nữ và người dân da màu”.


BM


Tổng chưởng lý bang Arizona Mark Brnovich không đồng ý với ông Walsh. “Lệnh bắt buộc của chính phủ TT Biden về mức lương tối thiểu là một ví dụ điển hình khác cho nỗ lực vượt quá thẩm quyền của chính phủ liên bang, việc này đã trở thành một thói quen của chính phủ này”, ông Brnovich nói trong một tuyên bố.

 

Đơn kiện lập luận rằng chính phủ TT Biden đã vi phạm Đạo luật Thu mua và Điều khoản chi tiêu của Hiến pháp Hoa Kỳ.


BM


“Quốc hội Hoa Kỳ đã bảo lưu cho mình những vấn đề liên quan đến điều tiết tiền lương trong khối kinh tế tư nhân một cách nhất quán và lặp lại nhiều lần. … Quốc hội đã không trao thẩm quyền theo Đạo luật Thu mua cho Tổng thống Hoa Kỳ hoặc bất kỳ quan chức thuộc nhánh hành pháp nào khác để điều chỉnh mức lương tối thiểu của những nhân viên của các nhà thầu và thực thể khác bằng “các công cụ chính sách giống như hợp đồng”, theo văn bản khiếu nại.


Một thông cáo từ văn phòng của ông Brnovich khẳng định rằng Quốc hội đã thông qua Đạo luật Thu mua “để cung cấp cho chính phủ liên bang một hệ thống hiệu quả để mua bán giữa các cơ quan của họ, không trao cho chính phủ quyền lực không bị hạn chế đối với mức lương tối thiểu”.

 

Các Tổng chưởng lý cũng lưu ý rằng lệnh bắt buộc này của chính phủ liên bang sẽ làm mất doanh thu thuế của các tiểu bang tương ứng của họ “bằng cách tăng đáng kể chi phí lao động cho các công ty trong tiểu bang”.


BM


“Những doanh nghiệp này ngược lại sẽ có thu nhập tính thuế thấp hơn, và do đó đóng thuế ít hơn cho ngân khố của tiểu bang. Doanh thu giảm sẽ gây ra tổn thất về tài sản của các Tiểu bang Nguyên đơn,” ông Brnovich nói thêm.

 

Họ cũng dự đoán rằng lệnh bắt buộc này sẽ khiến các doanh nghiệp sa thải nhân viên để giảm chi phí lao động.

 

Đơn khiếu nại tuyên bố, “Sự gia tăng lao động thất nghiệp từ việc sa thải nhân viên sẽ có thể làm tăng thâm hụt quỹ bảo hiểm thất nghiệp của các Tiểu bang Nguyên đơn, và tình trạng này sẽ gây ra sự đổ vỡ kinh tế nói chung đối với nền kinh tế của các tiểu bang.”


BM


Đơn kiện đang yêu cầu tòa án tuyên bố sắc lệnh và chính sách tăng lương này là bất hợp pháp, và ngăn chặn không để lệnh này có hiệu lực.

 

 

 

Mimi Nguyen Ly  _  Minh Đức

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.