Zhu Yi - 19 tuổi, sinh ra tại bang California, Mỹ - đã có màn thể hiện tại Olympic Bắc Kinh hôm 6/2 không thành công và bị chỉ trích nặng nề trên mạng xã hội.
Sau đó, ngày 7/2, Zhu Yi (Chu Dịch) đã bật khóc sau khi trượt ngã lần nữa trên sân thi đấu.
Cú ngã của cô đã đánh bật Đội tuyển trượt băng nghệ thuật Trung cộng từ vị trí thứ ba xuống thứ năm.
Ngay sau đó, hashtag "Zhu Yi té ngã" (#ZhuYihasfallen) nhanh chóng trở thành chủ đề thịnh hành nhất trên nền tảng Weibo (một nền tảng tương tự Twitter của Trung cộng). Hashtag này đạt 200 triệu lượt xem chỉ trong vài giờ, trước khi nó có vẻ như bị kiểm duyệt.
Nhiều người trên Weibo đã chỉ trích nữ vận động viên vì bật khóc trên sân băng vì họ cho rằng cô không phải vận động viên duy nhất đối mặt áp lực trong kỳ Olympic năm nay.
"Thật là một sự nhục nhã", một người bình luận trên Weibo viết. Bình luận này nhận được 11.000 lượt "thích".
Chu Dịch là ai?
Chu Dịch té ngã lần hai trong phần thi Trượt băng Tự do Đơn nữ vào ngày thứ ba của Thế vận hội Olympic mùa đông Bắc Kinh 2022 hôm 7 tháng 2 năm 2022
Chu Dịch sinh ra ở Los Angeles trong một gia đình nhập cư gốc Trung cộng, cô được cho là đã suýt nữa được chọn là đại diện cho Mỹ, nhưng đã từ bỏ quốc tịch Mỹ để thi đấu cho Trung cộng vào năm 2018. Từ đó, cô đổi tên từ Beverly Zhu thành Zhu Yi. Tuy nhiên, cô cũng bị chỉ trích vì không thể thông thạo tiếng Trung.
Một người bình luận trên Weibo: "Làm ơn để cô ta học thạo tiếng Trung giùm, trước khi cô ta nói đến lòng yêu nước."
CNN ghi nhận, việc lựa chọn của Chu để thi Olympic từng là một chủ đề gây tranh cãi. Nhiều người thắc mắc vì sao một vận động viên sinh ra tại Mỹ lại được chọn để đại diện Trung cộng thay vì một người khác sinh ra trong nước.
Những người hâm mộ khác cũng nghi vấn rằng việc lựa chọn Chu để đi thi là nhờ vào mối quan hệ của gia đình cô. Cha cô là Zhu Songchun - một nhà khoa học về trí tuệ nhân tạo từng đoạt giải thưởng, người đã gia nhập Đại học Bắc Kinh vào năm 2020 từ Đại học California, Los Angeles, theo SCMP.
Chu Dịch té ngã trong màn ra mắt của mình tại Thế vận hội Olympic mùa đông 2022 hôm 6 tháng 2 năm 2022
Trái ngược với trên mạng xã hội, tại khán đài, Chu Dịch được đám đông cổ vũ khi té ngã. Cụ thể, cô ấy đã đâm vào tường sau khi thực hiện sai một bước nhảy trong màn phối hợp mở màn phần biểu diễn của mình. Chu cũng bỏ lỡ một lần nhảy khác và kết thúc với số điểm thấp nhất.
Zhu Yi bật khóc sau khi thi đấu phần thi trượt băng tự do đơn nữ tại Thế vận hội Olympic mùa đông Bắc Kinh 2022 ở Bắc Kinh vào ngày 7 tháng 2 năm 2022.
Tình cảnh của Chu Dịch bị đem ra so sánh với thần đồng môn trượt tuyết tự do Eileen Gu, người được sinh ra tại California và cũng thi đấu cho Trung cộng.
Eileen Gu - 18 tuổi - được nhiều người ca ngợi khi thành thạo tiếng Quan thoại và am hiểu văn hóa Trung cộng. Eileen Gu trở thành gương mặt xuất hiện dày đặc trên các phương tiện truyền thông nhà nước Trung cộng để quảng bá về Thế vận hội mùa đông, cũng như quảng cáo cho các thương hiệu Trung cộng.
Mạng xã hội Việt Nam nói gì?
Trước vụ việc của Chu Dịch, một số người Việt Nam gay gắt cho rằng cô "phản bội" tổ quốc (Mỹ).
Một luồng dư luận cho rằng vì sự "háo danh" nên cô đã quyết định từ bỏ quốc tịch Mỹ để đầu quân cho Trung cộng. Vì như thế, Chu Dịch sẽ được thi đấu tại sân nhà với nhiều lợi thế hơn cũng như nhận được sự ủng hộ của cả tỷ người hâm mộ vì chọn quốc tịch Trung Hoa. Nhiều bình luận còn gán Chu Dịch với câu "ăn cơm tư bản, thờ ma cộng sản".
Tuy nhiên, số khác cho rằng, không nên chỉ trích cô gái 19 tuổi này vì "Việc lựa chọn Tổ Quốc của Zhu Yi là quyền tự do, dân chủ thiêng liêng được luật pháp nước Mỹ bảo hộ. Tôi tin rằng, những người dân Mỹ có lương tri không hề hả hê khi Zhu Yi gặp tai nạn trong thi đấu này, vì tội "bỏ quốc tịch Mỹ để nhập quốc tịch Trung cộng", Facebook tên Trần Quốc Quân nhận định.
Ông cũng nhận xét: "... sự lên đồng của hàng trăm triệu dân Trung cộng trút giận lên cô bé Zhu Yi thể hiện tính tự ti, man rợ và độc ác của một bộ phận nhân dân Trung cộng. Tôi tin, nếu điều tương tự này xảy ra với một quốc gia dân chủ phát triển thì dư luận nước đó sẽ độ lượng và văn minh hơn nhiều."
Người tên Dũng Mai ý kiến: "Chọn quốc tịch nào cho mình là quyền thiêng liêng bất kể chế độ chính trị của quốc gia đó. Ở đây không bàn sâu về các thuyết âm mưu rằng quyết định của cô có mùi tiền hoặc mùi chính trị."
Cũng có một số góc nhìn lo cho sự nghiệp sau này của cô gái 19 tuổi cũng như việc liệu Chu Dịch có hối hận khi đã từ bỏ quốc tịch Mỹ hay không.
Thế vận hội Bắc Kinh bị tẩy chay
Bắc Kinh trở thành thành phố duy nhất tổ chức cả Thế vận hội Mùa hè và bây giờ là Thế vận hội mùa đông.
Chính phủ và doanh nghiệp Trung cộng đang chi 3,9 tỷ đô la cho Thế vận hội đang diễn ra tại và xung quanh Bắc Kinh.
Tuy nhiên, cùng với các biện pháp kiểm soát ngặt nghèo do Covid-19, Thế vận hội này ngập trong căng thẳng chính trị liên quan đến các cáo buộc vi phạm nhân quyền và tẩy chay.
Cụ thể, giới chức cao cấp từ Mỹ, Anh và hơn một chục chính phủ tuyên bố sẽ không đến tham dự Thế vận hội. Các nhà lãnh đạo và truyền thông Trung cộng đã lên án cuộc tẩy chay ngoại giao là "chính trị hóa".
Hoa Kỳ, Vương quốc Anh và Canada đã tuyên bố tẩy chay Thế vận hội Mùa đông của Trung cộng, cùng với Úc, Lithuania và Kosovo.
Mặc dù các nước này đều sẽ cử vận động viên đi thi đấu nhưng sẽ không có bộ trưởng hay quan chức chính phủ nào tham dự.
Nhật Bản cũng cho biết họ không cử bất kỳ bộ trưởng nào tới Thế vận hội. Mặc dù đã ngừng tuyên bố "tẩy chay ngoại giao", động thái này vẫn có khả năng làm gia tăng căng thẳng giữa hai nước láng giềng.
***
Cuộc sống bên trong 'bong bóng' Thế vận hội mùa Đông
Thế vận hội Mùa đông ở Bắc Kinh đang được tổ chức trong môi trường khép kín để ngăn chặn lây lan Covid
https://baomai.blogspot.com/
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.