Wednesday, February 9, 2022

Đông Nam Á dùng sức trâu đều có lễ 'vua lội ruộng đi cày'

 BM

Hình ảnh Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đi cày tại lễ Tịch điền Đọi Sơn 2022 hôm 07/02 gây ra nhiều tranh cãi trên mạng xã hội tiếng Việt

 

Sự kiện Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tham gia lễ Tịch điền ở Đọi Sơn, Hà Nam sau Tết Nhâm Dần được báo chí Việt Nam đề cập nhiều, với các tựa đề khác nhau.

 

Trang VnExpress chạy tựa" "Chủ tịch nước đi cày...", còn báo chính phủ VN ghi "Chủ tịch nước dự Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn" (07/02/2022).


BM


Các nguồn từ Việt Nam nói vào năm 2009, lần đầu tiên Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn được phục dựng tại xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam...Lễ này được phục dựng theo tích Vua Lê Đại Hành cùng văn võ bá quan tổ chức cày Tịch điền lần đầu tiên dưới chân núi Đọi (năm Đinh Hợi 987).

BM

Các trang mạng Facebook tiếng Việt chú ý nhiều hơn đến con trâu bị vẽ vằn vện "như hổ" tại buổi lễ mà Chủ tịch Phúc tham dự, cũng như các tấm phướn đặc Hán tự, mà không bàn nhiều về biểu tượng hay nguồn gốc của lễ.

 

Gốc Trung Hoa, Ấn Độ hay bản địa?


BM


Trong lịch sử, các nước trồng lúa đều có lễ ra đồng, gieo lúa, trồng cấy và cày ruộng.

 

Một số nguồn sử liệu về văn hóa nông nghiệp của Trung cộng cho rằng nước này ghi nhận nghề cày sử dụng bò và trâu có từ thời Chu Văn vương (xem thêm: Swords into Plowshares: A Study of Agricultural Technology and Society in Early China, của Francesca Bray).

 

Hiện nay ở Quý Châu, Trung cộng vẫn có lễ xuống đồng, cày ải nhưng Tân Hoa Xã chỉ còn mô tả 'lễ cày hoàng gia' (royal ploughing) của Thái Lan, Campuchia, như một lễ hội thu hút du khách Trung cộng.

 

BM

'Lễ cày hoàng gia' (royal ploughing) ở Campuchia

 

Còn tại chính Trung cộng, lãnh đạo không còn chú ý đến việc đóng vai diễn vua chúa ngày xưa trong lễ Tịch điền.

 

Nhưng một số trang web tiếng Anh về phong tục này cho rằng phong tục dùng hai trâu, hoặc bò, kéo cày ở Thái Lan và Campuchia có gốc từ đạo Bà La Môn, Ấn Độ.

 

Các tu sĩ Bà La Môn trong Ấn Giáo là người "được phép" thực hành nghi lễ vì mùa màng này.


BM


"Việc gieo lúa đi cùng với lễ dùng hai 'trâu hoặc bò thiêng' (sacred oxen) kéo một vệt cày. Sau khi chiếc cày kéo qua thì vị tu sĩ tưới nước thiêng xuống luống..."

 

BBC News trong một bài về lễ cày ruộng của vua Thái Lan nói "lễ yêu cầu hai con bò trắng", và được làm ngay trước Đại cung điện - Grand Palace ở Bangkok.


BM

Bò trắng tham gia 'Lễ cày hoàng gia' ở Thái Lan

 

Một số trang web Phật giáo Tiểu thừa cho rằng lễ 'vua cày ruộ̣ng' bắt nguồn từ triều đình của vua cha Thái tử Thích Đạt Đa (Gautama), người sau thành Đức Phật.

 

Nguồn này cho rằng khi ngài Gautama lên 7 tuổi, lễ tịch điền ở vương quốc của vua cha xuất hiện, và sau thành truyền thống ở các xứ theo Tiểu Thừa: Myanmar, Campuchia, Thái Lan.


BM

'Lễ cày hoàng gia' (royal ploughing) ở Campuchia ngày 17/05/2014 với sự tham gia của Vua và các quan chức nhà nước cấp cao

 

Người ta nhấn mạnh vai trò của các vị sư trong lễ cày ruộng, gieo hạt, và không giới hạn vào việc cày ruộng lúa, và cả đồng ruộng trồng ngũ cốc khác: đậu, kê, ngô, thậm chí rau quả.


Và không phải chỉ các nơi có ruộng lúa nước người ta mới làm lễ đi cày.


BM


Ở cao nguyên Tây Tạng, lễ cày ruộng do phụ nữ thực hiện, được tổ chức vào tháng Ba, đầu mùa Xuân hàng năm.

 

Có thể hiểu vị trí địa lý của Việt Nam chịu ảnh hưởng của cả hai vùng văn hóa Trung Hoa và Ấn Độ nên lễ cày ruộng, dù là của người nông dân, hay sau này được vua chúa đề cao, là thành một truyền thống văn hóa.

 

Năm 2017, kỷ niệm 1030 năm ngày vua Lê Đại Hành lần đầu tiên xuống đồng thực hiện nghi lễ cày tịch điền, Việt Nam quyết định ghi danh Lễ Tịch điền Đọi Sơn là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

 

BM

Vua Thái Lan dự 'lễ cày hoàng gia' (royal ploughing) nhưng không trực tiếp xuống cày, ngày 14/5/2018

 

Khác ở Việt Nam, hiện nay Thái Lan, Campuchia vẫn có lễ cày ruộng hàng năm do vua thật ở nước họ thực hiện, chứ không phải do chính trị gia làm, với cả sự trang nghiêm và quy tắc chuẩn mực, hình ảnh đẹp đẽ, mang ý nghĩa truyền thống.

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.