Saturday, December 14, 2024

Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo với Assad và gia đình?

 image

Khi Bashar al-Assad bị lật đổ vào Chủ Nhật, sự kiện này đã lật sang một trang mới không chỉ đối với nhiệm kỳ tổng thống 24 năm của ông mà còn hơn 50 năm gia đình này cai trị Syria.


Trước khi Assad nhậm chức vào năm 2000, người cha quá cố của ông là Hafez đã làm tổng thống trong ba thập kỷ.


Hiện tại, trong khi quân nổi dậy do nhóm chiến binh Hồi giáo Hayat Tahrir-al Sham (HTS) lãnh đạo đang thành lập một chính phủ chuyển tiếp, tương lai của vị tổng thống bị phế truất cùng vợ và ba đứa con đang trở nên bất định.


Hiện họ đang ở Nga, và đã được cấp quyền tị nạn, nhưng điều gì đang chờ đợi họ ở phía trước?


Tại sao Assad chạy sang Nga?


image

Nga là một đồng minh kiên định của Assad trong cuộc nội chiến Syria và có hai căn cứ quân sự quan trọng ở quốc gia Trung Đông này.


Năm 2015, Nga đã phát động một chiến dịch không kích để hậu thuẫn cho Assad, giúp thay đổi cục diện chiến tranh theo hướng có lợi cho chính phủ.


Một nhóm giám sát có trụ sở tại Anh cho biết có hơn 21.000 người, trong đó có 8.700 thường dân, đã thiệt mạng trong các chiến dịch quân sự của Nga trong chín năm tiếp theo.


Tuy nhiên, bị phân tâm bởi cuộc chiến ở Ukraine, Nga đã không muốn hoặc không thể giúp chính phủ Assad ngăn chặn cuộc tấn công chớp nhoáng của quân nổi dậy hồi cuối tháng 11.


Vài giờ sau khi lực lượng nổi dậy giành quyền kiểm soát Damascus, truyền thông nhà nước Nga đưa tin rằng Assad và gia đình đã đến Moscow và họ sẽ được cấp quy chế tị nạn vì "lý do nhân đạo".


image

Nhưng khi người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov được các phóng viên hỏi về nơi ở và yêu cầu tị nạn của Assad hôm thứ Hai, ông chỉ nói: "Tôi không có gì để nói với các bạn... vào lúc này. Tất nhiên, quyết định như vậy về việc cấp quy chế tị nạn không thể được đưa ra nếu không có sự đồng ý của nguyên thủ quốc gia. Đó là quyết định của lãnh đạo."


Mối quan hệ của Assad với Nga, cụ thể là Moscow, đã được ghi nhận rõ ràng.


Một cuộc điều tra năm 2019 của tờ Financial Times phát hiện gia đình Assad đã mua ít nhất 18 căn hộ sang trọng ở thủ đô Nga, nhằm giữ hàng chục triệu USD ngoài tầm kiểm soát ở Syria trong thời gian nội chiến.


Trong khi đó, con trai cả của Assad, Hafez, hiện đang là nghiên cứu sinh tại thành phố này - một tờ báo địa phương vừa đưa tin về luận án tiến sĩ của thanh niên 22 tuổi này vào tuần trước.


Giữa tình trạng hỗn loạn vào cuối tuần, đài truyền hình nhà nước Nga đưa tin các quan chức ở Moscow đang đàm phán với "phe đối lập vũ trang Syria" để đảm bảo an toàn cho các căn cứ và cơ quan ngoại giao của Nga ở nước này.


Vợ và con của Assad là ai?


image

Assad kết hôn với Asma - người mang hai quốc tịch Anh-Syria, sinh ra và lớn lên ở phía tây London, có cha mẹ là người Syria.


Bà Asma học phổ thông và đại học ở London trước khi trở thành một chuyên gia ngân hàng đầu tư.


Asma chuyển đến Syria năm 2000 và kết hôn với Assad vào thời điểm ông kế nhiệm cha mình làm tổng thống.


Tiến sĩ Nesrin Alrefaai, một học giả thỉnh giảng tại Trường Kinh tế và Khoa học Chính trị London (LSE), nói với BBC News rằng Asma "có hộ chiếu Anh, vì vậy có thể trở về Anh" thay vì ở lại Nga.


"Tuy nhiên, Hoa Kỳ đã áp đặt lệnh trừng phạt đối với cha bà, Fawaz al-Akhras, mà ông này cũng được cho là đang ở Nga," bà nói - gợi ý bà Asma có thể muốn ở lại Moscow trong thời điểm này.


Trong một bài báo trên Mail Online, những người hàng xóm được trích dẫn nói rằng cha của Asma, một bác sĩ tim mạch, và mẹ bà là Sahar, một nhà ngoại giao đã nghỉ hưu, muốn ở Moscow để "an ủi" con gái và con rể của họ.


Ông Assad và vợ có ba con: Hafez - nghiên cứu sinh, Zein và Karim.


image

Một báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ gửi Quốc hội năm 2022 cho biết giá trị tài sản ròng của gia đình Assad nằm trong khoảng từ một đến hai tỷ USD – mặc dù báo cáo lưu ý rằng rất khó ước tính chính xác vì tài sản của họ được cho là 'được phân tán và che giấu trong nhiều tài khoản, danh mục bất động sản, các công ty và các nơi trú ẩn thuế ở nước ngoài'.


Theo báo cáo, Bashar và Asma duy trì 'mối quan hệ bảo trợ chặt chẽ với các doanh nghiệp kinh tế lớn nhất của Syria, sử dụng các công ty của họ để rửa tiền từ các hoạt động bất hợp pháp và chuyển tiền về cho chính quyền của Bashar al-Assad.


Báo cáo cũng cho biết bà Asma có 'ảnh hưởng đối với ủy ban kinh tế quản lý khủng hoảng kinh tế đang diễn ra ở Syria' - và đã đưa ra các quyết định quan trọng về 'chính sách trợ cấp thực phẩm và nhiên liệu, các vấn đề thương mại và tiền tệ' của Syria.


image

Bà này cũng có ảnh hưởng đối với Quỹ Phát triển Syria, tổ chức chuyển giao phần lớn viện trợ nước ngoài cho việc tái thiết ở các khu vực do chính quyền của Bashar al-Assad kiểm soát.


Vào năm 2020, Ngoại trưởng Mỹ khi đó là ông Mike Pompeo cáo buộc bà Asma đã 'trở thành một trong những kẻ trục lợi chiến tranh nổi tiếng nhất ở Syria' với sự hậu thuẫn của chồng và gia đình.


Một quan chức cấp cao khác của chính quyền Trump mô tả bà là 'người đứng đầu các hoạt động kinh doanh trong gia đình' và là một 'tài phiệt' cạnh tranh với người họ hàng của Bashar, Rami Makhlouf.


Ông Rami Makhlouf là một trong những người giàu nhất Syria và mối rạn nứt trong gia đình được công chúng biết đến sau khi ông đăng các video trên mạng xã hội phàn nàn về cách đối xử của họ với ông.


Liệu Assad có thể bị truy tố ?


image

Sau sự sụp đổ của triều đại Assad, Tổng thư ký Tổ chức Ân xá Quốc tế Agnès Callamard cho biết người dân Syria đã phải chịu đựng những gì bà gọi là 'một danh mục kinh hoàng các vi phạm nhân quyền, gây ra nỗi đau khôn xiết cho con người trên quy mô rộng lớn'.


Trong số này có cả 'các cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học, bom thùng và các tội ác chiến tranh khác, cũng như giết người, tra tấn, bắt cóc cưỡng bức và diệt chủng, tất cả đều là tội ác chống lại nhân loại'.


Bà Agnès Callamard kêu gọi cộng đồng quốc tế cần phải điều tra và truy tố đối với những người bị tình nghi vi phạm luật pháp quốc tế cũng như các vi phạm nghiêm trọng khác về nhân quyền.


Vào thứ Ba, thủ lĩnh quân nổi dậy Hồi giáo ở Syria cho biết bất kỳ quan chức cấp cao nào của chế độ bị lật đổ bị phát hiện có liên quan đến việc tra tấn tù nhân chính trị sẽ bị công khai tên tuổi.


image

Abu Mohammed al-Jolani cũng cho biết cái gọi là Chính phủ Cứu tế Syria của ông sẽ tìm cách hồi hương các quan chức mà họ xác định đã trốn sang một quốc gia khác.


Tại Pháp, các thẩm phán điều tra đã yêu cầu một lệnh bắt giữ Assad với cáo buộc ông này đồng lõa trong các tội ác chống lại loài người và tội ác chiến tranh, liên quan đến một cuộc tấn công hóa học chết người ở Syria năm 2013, căn cứ vào khái niệm pháp lý về quyền tài phán phổ quát.


Nga không dẫn độ công dân của mình - một quá trình pháp lý theo đó một người bị trả về một quốc gia hoặc tiểu bang khác để ra tòa xét xử vì tội danh bị tình nghi.


Ít có khả năng Assad rời khỏi Nga để đến một quốc gia nơi ông ta có thể bị dẫn độ trở lại Syria hoặc bất kỳ quốc gia nào khác có thể buộc tội ông.




Sam Hancock


http://baomai.blogspot.com/

Chế độ Assad sụp đổ: các căn cứ quân sự Nga ở Syria sẽ ra sao?
Hơn 50% công ty Hàn Quốc ở Việt Nam bị đánh cắp công nghệ trong năm 2024
Nắng nóng khiến công nhân may mặc Việt Nam gặp rủi ro
Tám Cơn Gió Ngược đe dọa tăng trưởng Toàn Cầu năm 2025
Bình điện Thụy Điển sụp đổ
Dân ghiền cà phê phải móc thêm hầu bao
Chuyện phiếm trên Đồi Mãnh Sư
Bò bía: Món ăn hoài niệm tuổi thơ
TT đắc cử Trump chọn người mới đứng đầu Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ VOA
Vì sao 5 cựu đảng viên lãnh án tù cùng blogger Đường Văn Thái?
50 bị cáo khai gì trong vụ hiếp dâm tập thể chấn động ở Pháp?
Cách phân biệt phở nạm gầu
DCCT: ‘Qùa tặng Yêu thương’ cho thương phế binh VNCH
Biến động Syria ảnh hưởng thế nào đến thế giới?
Giám đốc FBI Christopher Wray từ chức
Hồn ma đêm Giáng Sinh & Giai thoại về những ca khúc Giáng Sinh
Bên Máng Cỏ
Syria đối mặt với bước ngoặt trời long đất lở
Hiếp dâm tập thể chấn động nước Pháp: Gisèle Pelicot cởi kính râm và chiến đấu
Từ nam sinh ưu tú đến nghi phạm giết CEO UnitedHealthcare

Chế độ Assad sụp đổ: các căn cứ quân sự Nga ở Syria sẽ ra sao?

 image

Kể từ tháng 9 năm 2015, một lực lượng lớn quân Nga đã đóng quân tại nước này để giúp chính quyền Syria giữ vững phòng tuyến trước các đợt tấn công của quân nổi dậy.


Tại Syria, Nga có hai căn cứ quân sự lớn, một về hải quân ở Tartous và một về không quân Hmeimim, nằm cách Latakia khoảng 20 km về phía đông nam.


Hiện ông Assad đã rời khỏi Syria và chính phủ của ông này đã sụp đổ, truyền thông Nga đang xôn xao với những câu hỏi về số phận của các thiết bị quân sự đắt đỏ, tàu chiến, phương tiện và khoảng 7.500 nhân lực tại đây.


Mặc dù có nhiều ước tính khác nhau về số lượng nhân sự và thiết bị cụ thể còn lại ở các căn cứ quân sự trên, trên thực tế, Nga đang gặp vấn đề lớn – làm gì và làm cách nào để bảo vệ khối tài sản lớn của mình trong tình thế thay đổi nhanh chóng và khó lường như ở Syria.


image

Năm 2017, Moscow và Damascus đã ký một thỏa thuận cho phép Nga sử dụng các căn cứ ở Tartous và Hmeimim trong thời hạn 49 năm, tức đến năm 2066. Tuy nhiên, hiện tại rất khó dự đoán liệu những căn cứ này có còn nằm dưới sự kiểm soát của Nga hay không.


Lãnh đạo Nga đã ám chỉ rằng họ không có kế hoạch tiếp tục sử dụng hai căn cứ này.


Kế hoạch sơ tán


image

Sơ tán hản không phải là một phi vụ dễ dàng. Ngoài 7.500 nhân lực, quân Nga còn có một lượng lớn vũ khí và thiết bị quân sự, chủ yếu tại căn cứ không quân Hmeimim.


Kho vũ khí gồm xe bọc thép, hệ thống tên lửa phòng không, thiết bị kỹ thuật và các nguồn lực khác. Một cuộc sơ tán, nếu được thực hiện, sẽ rất dễ gây chú ý.


Kho vũ khí gồm xe bọc thép, hệ thống tên lửa phòng không, thiết bị kỹ thuật và các nguồn lực khác. Một cuộc sơ tán, nếu được thực hiện, sẽ rất dễ gây chú ý.


Trong những năm trước, các báo cáo cho thấy lực lượng Nga tại Syria có cả xe tăng chiến đấu chủ lực hạng nặng.


image

Những thiết bị này sẽ cần được vận chuyển bằng máy bay An-124, một trong những máy bay lớn nhất thế giới và sử dụng đường băng tại căn cứ không quân Hmeimim.


Nếu Nga bắt đầu sơ tán khẩn cấp lực lượng của mình khỏi Hmeimim, có thể sẽ cần đến hàng trăm chuyến bay bằng máy bay An-124 và Il-76 trong một thời gian rất ngắn.


Trong khi đó, tuyến đường hàng hải xuyên qua căn cứ hải quân ở Tartous dường như cũng không kém phần phức tạp.


image

Mặc dù các tàu chiến có thể chở một lượng lớn người và thiết bị, nhưng không thể đi qua eo biển Bosphorus và Dardanelles của Thổ Nhĩ Kỳ để vào Biển Đen.


Sau khi Nga tiến hành cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine, Thổ Nhĩ Kỳ đã cấm cửa tàu chiến của Nga và Ukraine vào các eo biển này theo Công ước Montreux.


Việc đóng cửa này đồng nghĩa với chuyện dù Nga có thể tập hợp các tàu để sơ tán quân Nga từ Tartous, họ sẽ phải thực hiện một lộ trình dài qua Địa Trung Hải, eo biển Gibraltar, vòng quanh châu Âu và sau đó tới Biển Baltic hoặc các cảng phía bắc xuyên qua biển Na Uy và biển Barents.


Nếu Nga quyết định sơ tán lực lượng của mình khỏi Syria, chiến dịch này sẽ có quy mô lớn và rất tốn kém.


Mất đi căn cứ ở Syria có ý nghĩa gì với Nga?


image

Các căn cứ quân sự tại Syria không chỉ quan trọng với Nga trong việc hậu thuẫn chế độ của Tổng thống Assad.


Các căn cứ này còn đảm bảo sự hiện diện quân sự của Nga tại Trung Đông và tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển người và hàng hóa đến châu Phi, nơi mà Nga đã tạo dựng được những lợi ích đáng kể trong những năm gần đây.


Chính phủ Nga khẳng định cơ sở ở Tartous không thể được coi là một căn cứ toàn diện mà đó đơn thuần chỉ là một xưởng bảo trì tàu. Trên thực tế, cơ sở này đã đảm bảo sự hiện diện hải quân của Nga tại Địa Trung Hải, dù quy mô nhỏ hơn nhiều so với hạm đội Sáu) của Mỹ.


Căn cứ không quân Hmeimim đặc biệt quan trọng, đóng vai trò là trung tâm hậu cần chủ chốt cho tất cả các dự án tại châu Phi, kể cả lực lượng lính đánh thuê Wagner của Nga.


image

Nếu Nga đàm phán thành công với chính quyền mới ở Syria để duy trì các căn cứ, thỏa thuận này có thể sẽ khác biệt đáng kể cả về tinh thần lẫn hình thức.


Chính phủ của Bashar al-Assad từng phụ thuộc chặt chẽ vào Nga và sự hiện diện quân sự của nước này tại Syria. Hiện tại, Moscow sẽ cần đưa ra những đề xuất khác để có được sự ủng hộ từ Damascus.


Việc điều động hàng ngàn binh sĩ vào năm 2015 để giúp cho Assad từng được Putin xem là một cách để khẳng định vị thế của Nga là một cường quốc toàn cầu.


image

Sự hiện diện của Nga ở Trung Đông là thách thức quan trọng đầu tiên của Putin đối với phương Tây và vị thế này vượt ra ngoài phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô cũ.


Đã có thời điểm, sứ mệnh của Nga tại Syria dường như đã đạt được thành công. Tuy nhiên, hiện nay, những lợi ích quân sự và ngoại giao sau nhiều năm hiện diện của Nga tại Syria đang bị đặt câu hỏi.




Pavel Aksenov

Friday, December 13, 2024

Hơn 50% công ty Hàn Quốc ở Việt Nam bị đánh cắp công nghệ trong năm 2024

 image

Theo đó, trong số 335 công ty Hàn Quốc có hoạt động kinh doanh tại Việt Nam được khảo sát trong giai đoạn từ tháng 7/2024 đến tháng 10/2024, hơn một nửa cho biết họ "đã bị rò rỉ công nghệ và bị đe dọa" từ nhân viên nước ngoài và Hàn Quốc, cũng như từ các công ty đối thủ và các bên khác tại Việt Nam.

 

Tỷ lệ này tăng mạnh so với mức 34,6% trong năm ngoái, hãng Yonhap News cho hay.


Trong số những người đánh cắp công nghệ và đưa ra lời đe dọa, tỷ lệ nhân viên nước ngoài chiếm 28,3%, tiếp theo là các đối tác và đối thủ ở mức 22,1% và từ chính nhân viên người Hàn Quốc là 20,4%.


Xét về ngành, hầu hết các hãng ô tô và phụ tùng và cùng với khoảng 43% số công ty hóa dầu cho biết "nhân viên nước ngoài" liên quan đến các vụ rò rỉ công nghệ.


image

Trong khi đó, 40% các công ty trong ngành bán dẫn ghi nhận "nhân viên người Hàn Quốc" đánh cắp công nghệ và tống tiền họ.

 

Hơn 50% công ty cho biết nguyên nhân chính gây ra rò rỉ công nghệ là do thiếu bảo mật quản lý tài liệu, nhân sự; thiếu bảo mật kỹ thuật như máy tính, điện thoại di động và các thiết bị thông tin liên lạc.

 

Viện KIET kết luận các công ty Hàn Quốc cần tăng cường các biện pháp an ninh của chính họ và chính phủ nước này cần cung cấp hỗ trợ có hệ thống, chẳng hạn như hướng dẫn bảo vệ công nghệ, dịch vụ tư vấn về hệ thống an ninh và sách hướng dẫn hỗ trợ các công ty trong trường hợp xảy ra tranh chấp pháp lý quốc tế.


Thương mại giữa Hàn Quốc và Việt Nam tăng trưởng nhanh chóng kể từ khi Hiệp định Thương mại tự do (FTA) được ký kết vào năm 2015.


Tính đến nay, Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ ba của Hàn Quốc, xếp sau Trung cộng và Mỹ sau khi lần đầu tiên vượt qua Nhật Bản và đạt được vị trí này vào năm 2022.


image

Theo số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam, tính đến cuối tháng 10/2024, Hàn Quốc tiếp tục giữ vị trí dẫn đầu trong danh sách các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam.


Lũy kế tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký của Hàn Quốc tại Việt Nam đạt hơn 87,43 tỷ USD, với 10.060 dự án.


Đầu tư của Hàn Quốc tập trung vào các lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế như công nghệ cao, điện tử, công nghiệp chế biến chế tạo, năng lượng, ô tô, xây dựng, bất động sản….


Kể từ khi quan hệ giữa Hàn Quốc và Việt Nam được nâng cấp lên Đối tác chiến lược toàn diện vào năm 2022, hai bên đã không ngừng tăng cường hợp tác kinh tế, đặc biệt là trong các ngành công nghiệp tiên tiến.


baomai.blogspot.com
Lãnh đạo hai nước đưa ra mục tiêu sớm nâng kim ngạch thương mại song phương lên 100 tỷ USD trong thời gian tới và 150 tỷ USD vào năm 2030.


baomai.blogspot.com
Nắng nóng khiến công nhân may mặc Việt Nam gặp rủi ro
Tám Cơn Gió Ngược đe dọa tăng trưởng Toàn Cầu năm 2025
Bình điện Thụy Điển sụp đổ
Dân ghiền cà phê phải móc thêm hầu bao
Chuyện phiếm trên Đồi Mãnh Sư
Bò bía: Món ăn hoài niệm tuổi thơ
TT đắc cử Trump chọn người mới đứng đầu Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ VOA
Vì sao 5 cựu đảng viên lãnh án tù cùng blogger Đường Văn Thái?
50 bị cáo khai gì trong vụ hiếp dâm tập thể chấn động ở Pháp?
Cách phân biệt phở nạm gầu
DCCT: ‘Qùa tặng Yêu thương’ cho thương phế binh VNCH
Biến động Syria ảnh hưởng thế nào đến thế giới?
Giám đốc FBI Christopher Wray từ chức
Hồn ma đêm Giáng Sinh & Giai thoại về những ca khúc Giáng Sinh
Bên Máng Cỏ
Syria đối mặt với bước ngoặt trời long đất lở
Hiếp dâm tập thể chấn động nước Pháp: Gisèle Pelicot cởi kính râm và chiến đấu
Từ nam sinh ưu tú đến nghi phạm giết CEO UnitedHealthcare
Con dâu ông Trump cân nhắc trở thành thượng nghị sĩ
Câu chuyện Bố ân xá Con