Ngày 20 tháng 5,
chúng ta cùng thế giới kỷ niệm Ngày Con Ong Thế giới, một ngày không
chỉ để tôn vinh loài ong bé nhỏ, cần mẫn, mà còn để nhắc nhở nhân loại về sự sống
còn của chính mình.
Mục đích của ngày
này là nâng cao nhận thức về vai trò thiết yếu của loài ong. Ong cùng với
các loài thụ phấn khác như bướm, dơi, chim đóng vai trò rất quan trọng trong việc
thụ phấn cho cây trồng, giúp bảo đảm an ninh lương thực và đa dạng sinh học. Ước
tính có đến 75% các loại cây trồng dùng làm thực phẩm trên toàn cầu phụ thuộc
vào sự thụ phấn của côn trùng.
Ngày nấy cũng
là ngày thế giới cảnh báo sự suy giảm số lượng loài ong. Sự phát triển
nông nghiệp công nghiệp, việc sử dụng thuốc trừ sâu, sự biến đổi khí hậu, và
môi trường sống đang … đe dọa nghiêm trọng đến quần thể ong trên toàn cầu. Ngày
Con Ong Thế giới nhằm kêu gọi các chính phủ, tổ chức và cá nhân hành động để bảo
vệ ong và các loài thụ phấn khác.
Ong, một loài có vẻ khiêm nhường, thực ra đang gánh trên mình một sứ mệnh khổng lồ: bảo vệ sự sống trên Trái đất. Không phải ngẫu nhiên mà Liên Hiệp Quốc chọn ngày sinh của Anton Janša, nhà tiên phong nghề nuôi ong hiện đại ở Slovenia, để đánh dấu ngày này. Đó là lời nhấn mạnh rằng vai trò của ong vượt xa việc tạo ra mật ong. Ong là mắt xích thiết yếu trong chuỗi sinh thái và chuỗi lương thực toàn cầu. Theo ước tính của FAO, có đến 75% các loại cây trồng dùng làm thực phẩm của con người cần sự thụ phấn từ ong và các loài thụ phấn khác. Từ trái cây, rau củ, đậu nành cho đến cà phê và hạt có dầu – nhiều nguồn thực phẩm chúng ta ăn mỗi ngày đều có dấu vết của sự cần mẫn từ loài ong. Nếu ong biến mất, an ninh lương thực toàn cầu sẽ bị đe dọa nghiêm trọng.
Đó là một lời cảnh tỉnh
không thể coi nhẹ.
Nhưng hơn cả ý nghĩa
của một ngày kỷ niệm, ngày nầy là lời mời gọi mỗi chúng ta cùng hành động
để bảo vệ thiên nhiên:
* Hãy trồng nhiều hoa và cây bản địa trong vườn nhà, trên ban công, hay bất cứ mảnh đất nhỏ nào có thể.
· Hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu độc hại.
· Ưu tiên mua các sản phẩm nông nghiệp thân thiện với môi trường, đặc biệt là mật ong nuôi bền vững.
· Giáo dục cộng đồng về vai trò của ong trong chuỗi thực phẩm và môi trường.
Bảo vệ ong cũng
chính là bảo vệ hành tinh xanh và tương lai của nhân loại. Loài ong không
biết nói, nhưng sự biến mất của chúng sẽ là một tiếng kêu tuyệt vọng mà chúng
ta không thể làm ngơ.
Xin hãy hành động,
không chỉ cho ngày nầy, mà là mỗi ngày trong đời sống chúng ta vì những sinh vật
bé nhỏ đang giữ gìn sự sống cho cả hành tinh này.
Ngoài vai trò then
chốt trong việc thụ phấn và bảo đảm an ninh lương thực, loài ong còn góp phần
trực tiếp vào việc làm sạch môi trường và duy trì sự tăng trưởng của hệ sinh
thái toàn cầu.
Ong
góp phần làm sạch môi trường qua sự đa dạng sinh học
Khi ong thụ phấn, chúng không chỉ giúp cây cối kết trái mà còn gián tiếp kích thích sự đa dạng thực vật, từ đó:
- Đất được bảo vệ qua
việc
rễ cây
giữ đất lại, chống xói
mòn và sạt lở.
- Nguồn nước ngầm được làm
sạch, qua
hệ thực vật phong phú hoạt động như một lớp màng
sinh học
giúp lọc nước mưa thấm qua đất.
- Bầu khí
quyển được điều hòa
vì thảm thực vật phát
triển
giúp sự hấp thụ khí carbonic
(CO₂), từ đó làm
giảm
hiệu ứng nhà kính
và làm
mát môi
trường
sống
tự nhiên.
Tất cả điều trên bắt
đầu từ việc… con ong đi tìm mật.
Ong giúp phục hồi và duy trì hệ sinh thái
Ong rất nhạy cảm với
ô nhiễm, biến đổi khí hậu, thuốc trừ sâu, nên sự suy giảm đàn ong thường là dấu
hiệu đầu tiên của sự mất cân bằng sinh thái. Vì vậy, ong được xem là “sinh vật
chỉ báo” (bio-indicator): nếu ong biến mất, đó là dấu hiệu cảnh báo môi trường
sống đang bị hủy hoại sâu sắc.
Nhiều loài cây dại,
cây gỗ bản địa và cây thuốc quý phụ thuộc vào ong để duy trì đời sống:
Rừng sinh trưởng
nhanh và bền vững hơn nhờ thụ phấn đều đặn từ ong.
Đồng cỏ và thảo nguyên không bị thoái hóa vì sự tái tạo tự nhiên qua hàng trăm loài hoa dại có thụ phấn do ong.
Các vùng đất ngập nước
giữ được độ phong phú thực vật, từ đó duy trì nơi trú ngụ cho hàng nghìn loài động
vật, chim, cá và vi sinh vật.
Một hệ sinh thái đa
dạng và ổn định nhờ ong đóng góp sẽ tự điều tiết dịch bệnh và sâu hại mà không
cần hóa chất, cung cấp không khí trong lành, nước sạch, và thực phẩm tự nhiên,
chống chọi tốt hơn trước sự biến đổi khí hậu, hạn hán và thiên tai.
Tóm lại, bảo vệ ong
là bảo vệ hệ sinh thái của chúng ta.
Mà bảo vệ hệ sinh
thái chính là bảo vệ chính chúng ta.
Ong
là mắt xích duy trì chuỗi thức ăn tự nhiên
Khi ong thụ phấn cho hoa và cây trái, chúng giúp cây ra hoa, kết hạt, tạo quả, từ đó cung cấp thức ăn cho nhiều loài động vật khác như chim, sóc, khỉ, và thậm chí là người. Nhờ ong, thực vật sinh sản thành công và tái tạo liên tục, bảo đảm có đủ cỏ cây cho thú ăn cỏ, rồi đến thú ăn thịt, và các loài săn mồi cấp cao. Mất ong, cây không ra quả làm đứt gãy chuỗi thức ăn, từ đó, hệ sinh thái bị sụp đổ!
Sự đa dạng sinh học
là nền tảng để hệ sinh thái có khả năng phục hồi trước thiên tai, bệnh dịch và
biến đổi khí hậu. Nhờ ong, hệ sinh thái không bị “đồng hóa” thành đơn điệu
và mong manh và luôn luôn được cân bằng sau những đột biến của thiên
nhiên. Ong không chỉ là loài thụ phấn, chúng là “nhạc trưởng thầm lặng” điều
phối sự hài hòa của cả một dàn nhạc sinh thái.
Thay lời kết
Loài ong đang gióng lên một hồi chuông cảnh báo cho toàn nhân loại. Ong không biết nói. Nhưng sự im lặng của chúng có thể là một tín hiệu khẩn cấp mà chúng ta không thể làm ngơ. Nếu một ngày thế giới trở nên yên ắng hơn vì thiếu đi tiếng vo ve của đàn ong, thì đó cũng có thể là ngày nền văn minh chúng ta đối diện nguy cơ suy tàn.
Chúng ta, con người,
trong vòng chưa đầy một thế kỷ đã tàn phá nhiều thứ như: đốt rừng, dùng hóa chất
bừa bãi, phá vỡ chuỗi thực phẩm và làm thay đổi khí hậu. Trong tất cả nạn nhân
của tiến trình ấy, ong, một sinh vật nhỏ bé nhưng thiết yếu đang rơi vào tình
trạng tiệt chủng thầm lặng.
Sự biến mất của ong
không chỉ là mất một loài côn trùng. Đó là mất đi khả năng sinh sản của cây trồng,
là thiếu hụt thực phẩm, là suy giảm đa dạng sinh học, là rối loạn hệ sinh thái,
là mối đe dọa trực tiếp đến sự tồn tại của chính con người.
Vậy chúng ta phải
làm gì?
Không cần những hành
động vĩ đại. Chúng ta chỉ cần bắt đầu lại từ những điều nhỏ bé, bền bỉ và đúng
đắn:
·
Hạn chế tối đa việc dùng thuốc trừ sâu rầy trong nông
nghiệp và vườn nhà.
·
Trồng hoa bản địa, cây ăn trái, tạo môi trường thân thiện với ong.
·
Bảo vệ rừng, đồng cỏ và vùng sinh thái tự nhiên nơi ong sinh sống.
·
Mua và sử dụng sản phẩm từ các nguồn nuôi ong bền vững, không khai thác
quá mức.
·
Giáo dục thế hệ trẻ về vai trò của ong và cách sống hòa hợp với thiên nhiên.
·
Và hơn hết, nên nhớ, thiên nhiên
không ở ngoài chúng ta và
chúng ta là một phần của thiên nhiên.
·
Khi bảo vệ ong, chúng ta không
chỉ bảo vệ một loài côn trùng mà
chúng ta đang bảo vệ sự sống, lương thực, và tương lai chính mình.
Xin hãy hành động,
trước khi tiếng vo ve của ong chỉ còn vang vọng trong ký ức.
Mai Thanh Truyết
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.