Khi một trong những
nhân viên điều hành quy trình tại nhà máy điện SaskPower, Saskatchewan,
Canada, có dấu hiệu mắc bệnh Alzheimer’s khi ở độ tuổi giữa 50, cấp trên của
ông nhận thấy có ông nguy cơ rơi vào tình trạng mất an toàn khi làm việc.
Họ biết rằng ông không
còn có thể phụ trách các turbine, các máy phát, bồn hơi và các thiết bị khác.
Tuy nhiên SaskPower
không buộc người nhân viên này phải nghỉ việc.
Công ty biết rằng ông
có 30 năm kinh nghiệm quý báu và hiểu các máy móc của nhà máy một cách tường
tận.
Để giữ lại vốn hiểu biết
này, công ty chuyển ông sang ban kế hoạch để có thể tận dụng trí nhớ lâu
dài chứ không phải trí nhớ ngắn hạn của ông vốn đã bắt đầu suy giảm.
“Mục đích của chúng
tôi là giữ các nhân viên bị bệnh mất trí làm việc càng lâu càng tốt bằng cách
thực hiện một số điều chỉnh cần thiết,” Kathy Potts, một chuyên gia chuyên
tư vấn về việc quay trở lại với công việc ở SaskPower, nói. “Người nhân viên đó
rất khó khăn để chấp nhận rằng ông đã bị bệnh chứ đừng nói gì đến việc ông
có thể bị mất việc.”
Nhờ vào việc phân
công lại công việc, người nhân viên này có thể tiếp tục làm việc cho
SaskPower thêm năm năm sau khi bị chẩn đoán mắc chứng Alzheimer’s giai đoạn đầu.
Chứng lãng trí: Trái bom
hẹn giờ
Các công ty trên khắp
thế giới nhiều khả năng sẽ đối mặt với bệnh Alzheimer’s nhiều hơn trong tương
lai, khi thế hệ được sinh ra trong giai đoạn bùng nổ dân số sau Thế chiến nay
đã lớn tuổi và tiếp tục làm việc ngay cả khi đã đến tuổi nghỉ hưu bởi vì cần
tiền lương, hoặc có thể đơn giản là vì yêu thích công việc.
Một số nhân viên có
thể bị Alzheimer’s giai đoạn đầu khi họ trong độ tuổi 40 hay 50 nhưng nhiều
người sẽ có những triệu chứng mất trí nhớ khi họ bước vào độ tuổi 60.
Bệnh Alzheimer's, vốn
là một dạng của chứng mất trí nhớ, gây ra việc mất ký ức và khiến người mắc
bệnh khó khăn trong suy nghĩ, giải quyết vấn đề hay sử dụng ngôn ngữ.
Những vấn đề này cuối
cùng sẽ trở nên nghiêm trọng đến nỗi chúng khiến người bệnh không thể thực
hiện những công việc bình thường trong cuộc sống hàng ngày.
Tổ chức Y tế Thế giới
cho biết có 47,5 triệu người mắc bệnh mắc trí nhớ và tổng số bệnh nhân được
dự đoán sẽ tăng lên gần gấp ba vào năm 2050.
Các chuyên gia ước
tính rằng những người từ 65 tuổi trở xuống hiện chiếm khoảng từ 5% đến 10%
trong tổng số những người mắc bệnh mất trí nhớ.
Chống phân biệt đối xử
Tuy đã có những đạo
luật chống phân biệt đối xử nhằm bảo vệ những nhân viên bị mất trí và mắc
các chứng bệnh khác ở Mỹ, Anh, Úc và các nước khác, những tổ chức về
Alzheimer’s thấy rằng có tương đối ít công ty tìm cách giúp nhân viên trụ lại với
công việc khi khả năng làm việc của họ suy giảm.
“Điều quan trọng là chủ
lao động phải có sẵn kế hoạch để đối phó với tình trạng mắc bệnh mất trí ngày
càng tăng ở nơi làm việc” và có những điều chỉnh hợp lý để giúp nhân viên tiếp
tục làm việc, Carol Bennett, giám đốc điều hành của Alzheimer’s Australia,
nói.
“Tuy nhiên, chúng tôi
đã được nghe nói về nhiều trường hợp các nhân viên bị buộc phải nghỉ việc chỉ
vì họ bị chẩn đoán mắc bệnh.”
Các tổ chức vận động
đang khuyến khích các công ty tìm hiểu kỹ hơn về bệnh Alzheimer’s, vốn là hình
thức mất trí nhớ thường gặp nhất, để có thể cảnh giác trước các triệu chứng
bệnh và cân nhắc tạo điều kiện cho các nhân viên mắc bệnh.
Hội Alzheimer’s Anh
quốc đưa ra những lời khuyên về việc xây dựng một môi trường làm việc thân
thiện với bệnh mất trí nhớ và ở Mỹ, Liên đoàn Alzheimer’s và Chứng mất trí
Wisconsin đã đề ra cẩm nang hướng dẫn năm nội dung dành các công ty và nhân
viên.
“Chúng tôi đã khảo sát
các công ty để xem họ cần gì và điều đáng kinh ngạc là thành phần nhân sự của họ
thậm chí còn không biết làm sao để giải quyết trường hợp của những người bị
bệnh mất trí nhớ,” Rob Gundermann, giám đốc chính sách của tổ chức Wisconsin,
cho biết.
“Những chủ lao động
còn nghĩ Alzheimer’s là điều gì đáng sợ do họ có quan niệm sai lầm rằng những
ai mắc bệnh sẽ trở nên hung bạo ở nơi làm việc.”
Cách giải quyết không tốt
Still Alice, một bộ
phim đoạt giải Oscar và Quả Cầu Vàng, đã khiến mọi người chú ý đến hậu quả của
bệnh Alzheimer’s đối với công việc.
Trong phim, Alice
Howland là một giáo sư ngôn ngữ học tại Đại học Columbia, bị mắc Alzheimer’s
giai đoạn đầu.
Khi sinh viên của bà bất
ngờ than phiền rằng dường như bà bị rối trong lúc giảng bài và nội dung bài giảng
rất lộn xộn, bà đã phải miễn cưỡng thông báo kết quả chẩn đoán mắc trí nhớ
cho cấp trên.
Ngay lập tức người
này đã yêu cầu bà ngưng làm việc và nói ông sẽ nói tin này cho các đồng
nghiệp của bà biết. “Chúng tôi không muốn cô bị áp lực quá mức,” ông nói.
Cảnh đau lòng đó nên
được đưa vào các chương trình đào tạo nơi công sở để cho thấy đừng nên làm gì với
nhân viên mắc bệnh Alzheimer’s.
“Người sếp đó lẽ ra phải
hỏi Alice xem ông ta có thể làm gì để giúp bà và để cho bà tự quyết định bà sẽ
thông báo tin đó với các đồng nghiệp như thế nào,” Graeme Whippy, quan chức quản
lý các tình trạng bệnh tật ở tập đoàn tài chính Lloyds Banking Group, Anh quốc,
nói.
Khi trí nhớ và khả
năng tập trung suy giảm thì cách phản ứng thường gặp nhất ở các công ty là
chuyển người mắc bệnh sang một công việc ít khó khăn hơn với giờ giấc linh
hoạt hơn, và có những công cụ hỗ trợ để nhắc họ nhớ về công việc cần làm.
Khi bệnh tình trở nên
trầm trọng, đôi khi họ cần được sự tự nguyên giúp đỡ và khuyến khích từ các đồng
nghiệp.
Sự thay đổi công việc
tốt nhất là giữ nhân viên mắc bệnh ở lại bộ phận cũ với những đồng nghiệp
cũ.
“Công việc mới còn
khó khăn hơn công việc trước đây nếu họ phải học những điều hoàn toàn mới từ
con số không và phải làm việc với những người mới,” Vincenza Mihalo, giám đốc
nhân sự của thành phố Windsor ở Canada, nói.
Để tránh tình trạng này, một nhân viên phân
tích tài chính nên được chuyển sang một vị trí mang tính hành chính nhiều hơn
nhưng vẫn nằm trong bộ phận tài chính của công ty, bà nói.
Liên quan với gia đình
Đương nhiên, các trường
hợp mất trí nhớ cần phải được giải quyết từng trường hợp một dựa trên mức độ
nghiêm trọng của các triệu chứng.
Mục tiêu không phải là
để cho người bệnh làm việc mãi, mà là để cho họ vẫn có thể cống hiến thêm
một thời gian và sau đó để họ quyết định khi nào thì họ nghỉ.
Một số nhân viên có
thể từ chối đề xuất làm công việc ở trình độ thấp hơn vì họ cho rằng như thế
sẽ làm mất giá trị của họ, nhưng ít nhất họ vẫn có sự chọn lựa.
Một số công ty còn mời
gia đình bệnh nhân tham gia vào công việc của người nhà của họ.
Chẳng hạn như Bunzl
Healthcare, một công ty cung cấp các sản phẩm y khoa ở Anh, đã xây dựng mối
quan hệ với con trai của một người coi kho của họ, người mắc bệnh
Alzheimer’s ở tuổi 61. Người con trai này dự tất cả các cuộc họp với cha để bảo
đảm rằng ông được hỗ trợ đầy đủ.
Do người cha bị lẫn
lộn khi phân loại các món hàng để đóng thùng, ông được giao những công việc
đơn giản hơn và mang tính lặp đi lặp lại nhiều hơn.
Ông không còn cảm thấy
ngộp và với những đòi hỏi công việc mới, những sai lầm do ông gây ra sẽ không
gây thiệt hại nhiều cho công ty.
Về sau, thời gian làm
việc của ông được rút xuống còn bốn ngày một tuần và các đồng nghiệp thay
phiên nhau giám sát ông để bảo đảm rằng ông vẫn xử lý tốt công việc.
Những điều chỉnh này
giúp ông có thể làm việc cho đến năm ông 65 tuổi, khi ông quyết định về hưu.
Nỗi sợ mất việc
Nhưng ngay cả khi các
công ty sẵn sàng hỗ trợ hết mức, những nhân viên mắc bệnh Alzheimer’s có thể sẽ
không chịu đi chẩn đoán cũng như thông báo tình hình bệnh tật của mình.
Họ sợ rằng kết quả cho
thấy họ mắc Alzheimer’s và do đó họ có thể bị mất việc.
Chẳng hạn như một
ngày nọ, một nhân viên được yêu cầu đi xúc than nhưng sau đó các đồng nghiệp
phát hiện người đó ở một nơi khác của nhà máy, Potts tại công ty điện
SaskPower, người hiện đang theo dõi một công nhân có khả năng có các triệu
chứng của bệnh Alzheimer’s, nói.
“Chúng tôi hỏi cô ấy tại
sao cô ấy ở đấy và cô ấy không đưa ra được lý do hợp lý,” Potts kể, “Chúng tôi
biết có điều gì đó không ổn nhưng chúng tôi lại không thể bắt cô ấy đi gặp bác
sĩ.”
Sự miễn cưỡng đó có thể
khiến nhân viên gặp nguy cơ cao hơn.
“Chúng tôi kêu gọi mọi
người thông báo tình hình bệnh tật cho công ty trước khi họ bị đuổi việc vì
phạm lỗi,” Gundermann ở tổ chức Alzheimer’s Wisconsin nói.
“Bằng cách đó, bệnh
tình của họ sẽ được xác định rõ ràng và họ sẽ được bảo vệ về pháp lý. Có nhiều
người bị đuổi việc rồi mới đi khám bệnh. Chúng tôi muốn đảo ngược trật tự
này.”
Ronald Alsop
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.