Nhân Đại hội XII của Đảng
CSVN, tác giả Lê Khôi trình bày lời phát biểu dưới đây của Giáo sư Ngô Bảo Châu
dưới tựa đề Yêu Nước. “Mấy tuần gần đây, dù muốn hay không, mà thực ra là
không muốn, tôi cảm thấy rất quan tâm đến diễn biến chính trị ở Việt Nam.
Tôi
nhận thấy rất nhiều người cũng quan tâm như tôi, có lẽ quan tâm đến Đại hội lần
này hơn hẳn so với những Đại hội lần trước, dù rằng về cơ bản, chúng ta không
“liên quan” gì đến Đại hội của “họ”. Cảm giác quan tâm đó đến từ
đâu, nếu không phải là khát vọng ở mỗi chúng ta, khát vọng thoát ra khỏi thân
phận của một nơi cùng trời cuối đất, gắn vào thế giới bằng sợi dây lơ lửng buộc
vào Trung hoa, thoát ra khỏi cái khung chật chội của Khổng giáo. Ngay cả khi
không có lá phiếu, người dân cũng cần nói rõ về xã hội mà mình muốn là một
xã hội công bằng, phồn thịnh và một cuộc sống cộng đồng gắn bó, nên người lãnh
đạo mà chúng ta muốn là một người cổ suý cho nhà nước pháp quyền, kinh tế thị
trường và xã hội dân sự. Nói được cái mình muốn không hề dễ, nó khó hơn
nhiều so với cái mình không muốn. Nếu không nói được cái mình muốn, nó sẽ không
bao giờ xảy ra”.
Vì Yêu Nước mà “quần
chúng ngoài Đảng” đã chú tâm nhiều đến Đại hội XII. Vì lẽ, cuộc tranh
giành quyền lực giữa hai phe bảo thủ và canh tân của Khóa XI đến giờ phút chót
trước khi Đại hội XII khai mạc, mà vẫn chưa ngã ngũ. Họ xin đề cử một nhân vật
duy nhất trong Bộ Chính trị tham dự Đại hội XII để đảm nhận vai trò Tổng bí
thư. Đại hội lần này sẽ xem xét và quyết định.
Trong sự nôn nóng đó,
đông đảo đồng bào để tâm theo dõi Đại hội qua hình ảnh truyền hình trực tiếp
trong ngày khai mạc. Trong khi Tổng Bí thư đang trình bày các Văn kiện của Đảng
để Đại hội có ý kiến và thông qua, các đại biểu, người thì ngủ gà, ngủ gật, người
bịt mũi-ngoáy mũi, người cười đùa, người nói chuyện, người ngơ ngác như đang
suy nghĩ chuyện khác…
Blogger Trần Đình Triển
nhận xét: “Đại hội để lại hình ảnh mà với tôi thật buồn và xấu hỗ!”.
Còn Blogger Trịnh Anh
Tuấn cho rằng “Ban tổ chức Đại hội 12 lần này quả là thiếu sót khi không chuẩn
bị chăn gối cho các đại biểu về dự. Để các Đại biểu đáng kính ngủ gà, ngủ gật
thế này thương ơi là thương!
Riêng người gởi thư này,
hoàn toàn thông cảm với các Đại biểu. Trong mấy tháng nay, từ các Đại hội Đảng
bộ cấp Quận lên Đại hội Đảng bộ cấp Tỉnh, Thành phố, các bộ, cơ quan trung
ương… họ đã nghe và thảo luận các văn kiện này đến nhàm tai, mỏi miệng. Nay về
trung ương lại nghe nữa, nên họ lơ là, ngủ gục là việc thường tình của sự chán
nản.
Trong thư ngỏ ngày 9/12/2015 gởi Tổng Bí thư và BCH/TƯ Đảng, 127 trí thức
đã nhận xét: ”Các văn kiện của Ban chấp hành trung ương chuẩn bị trình Đại hội
lần thứ XII của Đảng CSVN mặc dù viết rất dài nhưng nặng về nhận định và chủ
trương sáo mòn, chưa nhìn đúng sự thật, chưa nêu rõ thực trạng hiểm nguy mà đất
nước và nhân dân ta đang đối mặt, đặc biệt là chưa phân tích thẳng thắn nguyên
nhân dẫn tới thực trạng đó…Đường lối sai lầm theo ý thức hệ cùng với bộ máy cầm
quyền nhiều khuyết tật cũng không dựa vào sức mạnh của toàn dân tộc để có đối
sách đúng đắn bảo vệ độc lập, chủ quyền, chống mưu đồ và hành vi bành trướng của
Trung Cộng”.
Nay các đại biểu khắp
các tỉnh, thành và các bộ, cơ quan trung ương về tham dự Đại hội Toàn quốc, họ
chỉ muốn nghe nhân vật được Bộ Chính trị Khóa XI đề cử tham dự Đại hội XII giải
quyết các vấn nạn của đất nước như thế nào để họ quyết định phương hướng tương
lai.
Các vấn nạn điển hình
như VN đã có Luật Biển xác nhận Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của VN,
nhưng năm 2014 Trung Cộng đưa giàn khoan HD 981 vào hoạt động trong hải phận VN
ở Hoàng Sa. Tờ Hoàn Cầu Thời Báo –cơ quan ngôn luận bán chính thức của Đảng CSTC
lại lên tiếng: Hoàng Sa và Trường Sa là của VN nhưng công hàm năm 1958 của TT
Phạm Văn Đồng gởi TT Chu Ân Lai đã thừa nhận thuộc chủ quyền của TC. Tờ báo còn
đề cập đến số tiền 870 tỷ Mỹ kim mà CSVN còn nợ TC trong hai cuộc kháng chiến.
Về xây dựng chủ nghĩa
xã hội, một số các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước là những chủ trương
lớn của Đảng để “tiến nhanh tiến mạnh lên chủ nghĩa xã hội” đã bị BCH/TƯ
trong Hội nghị TƯ 6 (Tháng 10/2012) đánh giá là “hoạt động kém hiệu quả, có nhiều
sai phạm, gây tổn thất lớn với hậu quả nghiêm trọng về nhiều mặt và ảnh hưởng lớn
đến uy tín vai trò kinh tế nhà nước”. Vì thế toàn thể Bộ Chính trị, Ban Bí thư
và BCH/TƯ Đảng Khóa XI đều xin nhận lỗi và xin chịu kỷ luật trước toàn Đảng.
Trong số đó có “Đồng chí X” ám chỉ TT Nguyễn Tấn Dũng, nhưng trong cơ chế “Tập
thể chỉ huy, cá nhân phụ trách”, người đứng đầu Đảng là Tổng bí thư phải chịu
trách nhiệm lớn nhất. Đảng đã dồn hết nổ lực để xây dựng CNXH nhưng chủ trương
lớn của Đảng đã thất bại. Còn cán bộ đảng viên trong bộ máy nhà nước thì tham
nhũng. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã nhận xét tham nhũng như bầy sâu: “Không
phải một con sâu, mà một bầy sâu. Một con sâu đã nguy hiểm rồi, một sâu là “chết”
đất nước này”.
Ngoài các vấn nạn
trên, trong việc hội nhập với thế giới, trong mấy năm qua VN đã ký 10 hiệp ước
tự do thương mại (FTA) với nhiều nước và Cộng đồng Âu châu (EU) và mới đây với
Đại Hàn. Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã hoàn tất. Việc ký kết
dự trù được tổ chức vào ngày 02/02/2016.
Trên đây là thực trạng
đất nước đã đưa đến việc xung đột về đường lối, chính sách quốc gia trong thượng
tầng nội bộ của Đảng trong Khóa XI vừa qua. Và nay đang bày ra trước mắt
các Đại biểu tham dự Đại hội XII. Nếu vị Tổng Bí thư tương lai quyết tâm đi con
đường xây dựng CNXH dựa trên chủ nghĩa Mác Lênin. Đảng CSVN sẽ tiếp
tục lãnh đạo Khóa XII đến năm 2020. Đó là thời điểm VN sáp nhập vào TC theo cam
kết Hội nghị Thành Đô. Tờ Hoàn Cầu Thời Báo –cơ quan bán chính thức của Đảng CSTC
đã công khai phổ biến các điều khoản trong thỏa thuận ký kết bởi cấp lãnh
đạo tối cao hai nước. Theo đó “Việt Nam bày tỏ mong muốn sẳn sàng chấp nhận làm
một khu vực tự trị thuộc chính quyền trung ương tại Bắc Kinh như Trung Cộng đã
dành cho Nội Mông, Tây Tạng, Tân Cương…Phía Trung Cộng đồng ý chấp nhận đề nghị
nói trên và cho Việt Nam thời gian 30 năm (1990-2020) để Đảng CSVN giải quyết
các bước tiến hành cần thiết cho việc gia nhập đại gia đình các dân tộc Trung Cộng”.
Trước nguy cơ mất nước,
Đại hội XII là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng CSVN vừa có trách nhiệm, vừa
có thẩm quyền thay đổi thể chế. Đảng sẽ quyết định chấm dứt việc xây dựng CNXH
vì TBT Nguyễn Phú Trọng đã nói: “Xây dựng chủ nghĩa xã hội còn lâu dài lắm. Đến
cuối thế kỷ này không biết đã có chủ nghĩa xã hội hoàn thiện ở Việt Nam hay
chưa”.Mục tiêu của Đảng là xây dựng CNXH không còn nữa thì Đảng sẽ từ bỏ quyền
độc tôn lãnh đạo nhà nước và xã hội.
Vị Tổng Bí thư Đảng sẽ
kiêm nhiệm chức vụ Chủ tịch Nhà nước tổ chức cuộc bầu cử Quốc hội vào tháng 5 tới
như đã dự trù. Quốc hội sẽ thảo ra Hiến pháp mới xây dựng chế độ đa nguyên đa đảng,
tam quyền phân lập.
Lịch sử sẽ ghi công Đại
hội Đại biểu Toàn quốc của Đảng CSVN lần thứ 12 đã mở ra thời kỳ phát triển huy
hoàng của đất nước. Tổ tiên ta đã mở rộng bờ cỏi đến mũi Cà Mau gặp biển phài
ngừng lại. Hướng phát triển mới là biển Đông, là đường hàng hải huyết mạch của
thế giới mang lại sự phồn thịnh và phát triển cho các nước Á Châu Thái Bình
Dương. Đây là khu vực phát triển mạnh nhất của thế giới trong thế kỷ 21 và VN lại
là trung tâm điểm của khu vực này.
Tiếp sau Đại hội XII
là Tết Bính Thân 2016 mở đầu mùa Xuân của Dân tộc, đất nước bước vào kỷ
nguyên mới: Việt Nam Độc lập-Dân chủ-Tự do-Phú cường.
Trên đây là lời lẽ
chân thành xin gởi đến Quý vị Đại biểu tham dự Đại Hội Toàn Quốc lịch sử của Đảng
CSVN lần thứ 12 tháng Giêng năm 2016. Được Quý vị quan tâm đến là đại phúc của
Quốc gia Dân tộc. Trái lại, cái mình muốn, mình đã nói ra, nếu không thành thì
mình sẽ không hối hận.
Kính chào Quý Vị
Lê Quế Lâm
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.