“Năm 2010, với
8 tỷ 26 đô-la đổ về, Việt-nam là nước nhận được nhiều ngoại-tệ từ nước ngoài
gởi về đứng thứ 9 trong các nền kinh tế đang phát triển nhận được loại tiền đó.
“Năm 2011,
Việt-nam nhận được 9 tỷ đô-la ở ngoài nước gởi về, giúp bù đắp đến 92% cán cân
thương mại bị hụt.
“Tiền gửi từ
nước ngoài về bao giờ cũng đóng một vai trò rất quan-trọng trong việc phát
triển nền kinh tế quốc gia. Những con số thống-kê sơ-khởi cho thấy là ít
nhất 4 tỷ 7 đã đi vào thị-trường địa-ốc ở trong nước.
“Tuy-nhiên, số
tiền do người Việt hải-ngoại gởi về trong sáu tháng đầu năm 2012 đã hạ xuống
đáng kể tới 23%, đánh dấu một ‘mùa tiền ngoại gởi về khá bết’ cho toàn năm
2012.”
Nói không được
Trên đây là
phần mở đầu của một bài báo mới đây ở trong nước viết bằng tiếng Anh trên mạng VietNamNet Bridge (ngày 5 tháng 9, 2012).
Như chúng ta
đều biết, tiền người Việt hải-ngoại gởi về là tiền “rất ngon” đối với ở trong
nước. Vì sao? Vì không phải làm gì mà tiền cứ như trên trời rớt
xuống. Người nhà nhận được tiền đã vui, nhà nước VNCS lại còn vui hơn nữa
bởi tiền thì trước sau gì cũng phải chuyển thành tiền VN không mấy giá trị
trong khi đô-la gởi về thì Nhà nước thu vào ngân-hàng Nhà nước nếu chưa đi vào
túi tham của các quan CS. Do đó nên quan dân đều rất “hồ hởi,” dân nhắc
gia-đình bạn bè ngoài này gởi về, Nhà nước ung-dung đút túi. Mà đâu phải
chuyện nhỏ, bạc tỷ đấy các bạn!
Muốn thấy sự
thành công của chính-sách Nhà nước CS “rút ruột… mấy khúc ruột xa ngàn dặm”
này, ta chỉ cần nhìn vào mấy con số: Nếu trong những năm của thập niên 1990 thì
chỉ có vài chục triệu mỗi năm thì sau khi Mỹ bãi bỏ cấm vận (1994) rồi tái-lập
bang-giao (1995), con số đó đã nhảy vọt lên đến:
1 tỷ 34 đô năm
2000
2 tỷ năm 2001
2 tỷ 7 mỗi năm
trong hai năm 2002 và 2003
3 tỷ 2 năm 2004
4 tỷ năm 2005
4 tỷ 8 năm 2006
7 tỷ 2 năm 2008
6 tỷ 8 năm
2009 (có xuống một chút)
8 tỷ 26 năm
2010
9 tỷ năm 2011
nghĩa là nhân
lên gấp gần 7 lần trong 12 năm (2000-2011).
Như vậy, ta có
thể thấy là chính-sách của một số hội-đoàn, tổ-chức ngoài này kêu gọi bà con
“không gửi tiền về, không đi du-lịch về VN” v.v. là gần như thất bại
hoàn-toàn. Dù như ai cũng biết là nếu ta tắt cái vòi nước đô-la chuyển về
đó chỉ cần vài tháng là CS ở nhà ngất ngư.
Tương-đương với cái gì?
Muốn biết tầm
quan-trọng của số tiền đồng-bào hải-ngoại gởi về thì ta thử đem so sánh với một
vài món tiền khác xem sao.Theo một nghiên cứu của tổ-chức MPI (Migration Policy
Institute) thì 9 tỷ do đồng-bào gởi về trong năm 2011 tương-đương với:
Gần gấp đôi (=
183%) số tiền chính-thức các nước (tất cả các nước trên thế-giới) viện-trợ cho
VN để phát triển (ODA, Official Development Assistance).
Hơn (= 121%)
số xuất cảng dịch-vụ thương mại (Commercial Services Exports).
Bằng 90% số
tiền ngoại-quốc đầu tư thẳng vào VN (Foreign Direct Investment).
Bằng 12%
tổng-số hàng xuất cảng trong năm, và
Bằng 7%
tổng-sản-lượng quốc gia (GDP, Gross Domestic Product).
Tóm lại, số
tiền “chùa” mà 3 triệu bà con ngoài này gởi về một năm bằng số tiền làm quần
quật của hơn 6 triệu người (7% dân-số) làm đầu tắt mặt tối ở trong nước.
Thế thì làm gì Nhà nước chẳng khoái? Nhất là khi đồng-bào gởi về là gởi
đô-la hay Euro hay tiền Nhật, tiền Đại-Hàn… toàn thứ tiền cứng chứ không phải
tiền Hồ mà không ai chịu nhận nếu đem ra khỏi nước.
Không trách
nhiều người bực mình hay đau xót với ý-thức chính-trị còn thấp kém của đa-phần
người Việt hải-ngoại gởi về nhiều khi vô tội vạ để cho người trong nước phè
phỡn ăn chơi (chớ không phải để giúp gia-đình hay bạn bè cho những việc thực-sự
cần thiết)!
Sự thực, đồng-bào cũng có phần ý-thức
Sự thực,
đồng-bào cũng có phần ý-thức chứ không phải không. Bằng-chứng là VNCS đã
có luật đầu tư từ nước ngoài từ năm 1987 nhưng nếu ta thấy là ngoại-quốc đã bỏ
vào hàng trăm tỷ đầu tư trong mọi lãnh-vực ở trong nước thì đồng-bào ta ở ngoài
này đã dè dặt hơn nhiều. Học được bài học CS chỉ thích ăn cướp của dân
(như qua mấy lần đổi tiền hay vụ đánh tư-sản mại-bản), đồng-bào hải-ngoại đã
rất rón rén khi đầu tư vào trong nước. Chẳng thế mà trong 25 năm (từ 1987
đến giờ), người Việt hải-ngoại vẫn chưa đầu tư đến 2 tỷ bạc vào các dự-án làm
ăn với chính-quyền CS ở trong nước–nghĩa là chưa bằng 1/4 số tiền tươi họ gửi
về trong nước trong một năm (2011).
Thế tiền họ
gởi về đi đâu, các bạn có thể hỏi.Không lẽ người ở trong nước lại có thể ngồi
đó mà “ăn” hết số tiền bà con ngoài này gởi về, dù như người ta có câu “ăn
không thì đến núi cũng lở.”
Không, người
Việt ngoài này cũng hiểu là ta ở xa, khó lòng mà ăn có với những tên CS lưu
manh có quyền có thế ở quê nhà.Những gương tầy liếp như anh em Nguyễn Gia Thiều
(ở Pháp về) hay Trịnh Vĩnh Bình (ở Hoà-lan về) còn sờ sờ ra đó: nó để cho mình
ăn một lúc rồi nó cướp mình trắng tay.
Do đó nên
nhiều người cho rằng mình khôn thì mình không về, chỉ cần gởi tiền về cho người
nhà đi đầu tư vào những món hời là tốt rồi.Người nhà ở tại chỗ, quen lối làm ăn
chụp giựt của CS rồi, quen biết những chỗ phải bôi trơn, hối lộ thì chắc sẽ
thành thạo hơn, không sợ bị “tiền mất tật mang.”Nói cách khác, nếu người Việt
không trực-tiếp đầu tư thì lại gián-tiếp đầu tư trong nền kinh tế đó qua
trung-gian của người nhà, người quen.
Đã tưởng thế
là khôn nhưng chính ra vẫn còn dại. Bởi người nhà thì cũng không qua mặt được
những cái cú cáo, móc nối, phe phẩy của bọn “bán trời không văn-tự.”
Bỏ tiền vào
thị-trường chứng-khoán ư? Nhất là khi tiền lãi nhiều khi nghe chóng
mặt!Chẳng cần làm nhiều, chỉ cần bỏ vào nhà băng là cũng có tiền lời 15-16%
rồi. Ai mà không ham?
Rồi nếu còn
tham hơn nữa thì bỏ vào địa-ốc với giá nhà, giá đất lên vùn vụt (có chỗ ở
trung-tâm Hà-nội, một thước vuông có thể đắt gấp mấy lần đất ở Tokyo ) làm sao mà lỗ vốn được?
Đó là lối suy
nghĩ “ăn xổi ở thì” mà nhiều người cho là khôn ngoan, ăn chắc.
Bong bóng địa-ốc bể
Đó là
thảm-trạng của không biết bao nhiêu người “ốm dở, khóc dở” ngày hôm nay, cả ở
Trung-quốc lẫn ở Việt-nam.
Khi giá nhà
lên thì người ta đổ xô vào xây nhà, mua nhà, đầu tư vào địa-ốc. Nhưng đến
khi kinh tế chậm lại (như ở Trung-quốc là tỷ-lệ tăng trưởng đang ở mức 10-11%
bỗng xuống 9% hay thấp hơn nữa, còn ở VN thì đang ở 6-7% thụt xuống còn có 4%)
thì tiền trả nhà băng kiếm cũng không ra, vay thì giá quá đắt (tiền lãi lên đến
hơn 20%, có khi đến 23-24%), thế là vỡ nợ, bỏ của chạy lấy người. Và
những vụ như vậy thường có hiệu-quả dây chuyền, đỡ không nổi.
Chẳng thế mà
cũng bài báo nói trên mách cho ta thấy là “ít ra 4 tỷ 7 đô-la,” nghĩa là hơn
một nửa số tiền 9 tỷ đồng-bào gởi về, đã “đổ vào thị-trường địa-ốc.” Và 4
tỷ 7 này thì chẳng mấy lúc ra mây ra khói khi cái bong bóng địa-ốc bị bể gần
như khắp nước, không chỉ ở Hà-nội, Sài-gòn mà còn ở cả Cần-thơ, Đà-nẵng, v.v…
Có người ác
miệng thì bảo “đáng kiếp!” Lúc bảo thì không nghe, đến khi tiền thành mây
khói rồi thì ngồi đó mà khóc!
Thì ra Đức
Phật sáng suốt biết bao, có nhân thì có quả, có tham sân si thì có ngã, có
vấp! Ai giàu ba họ, ai khó ba đời? Những “đại-gia” hôm nay có thể
ăn ngập miệng, tiền vất ra ngoài cửa sổ, nhưng có lẽ cũng không lâu sẽ phải trả
giá cho những sung sướng đó bằng tù tội, bằng chết chóc, không thể lường được.
Ở trên ta đã thấy
là tiền hải-ngoại gởi về đã xuống gần 1/4 trong sáu tháng đầu năm nay.
Riêng ở Thành-phố HCM tức Sài-gòn, tiền bà con gởi về đã sụt nửa tỷ (= 500
triệu) trong sáu tháng đầu năm đang là một mối lo khắc khoải mà nhà cầm quyền
đang chưa biết cách nào chống đỡ hay bù đắp.
Có lẽ người ở
ngoài này cũng đã học được bài học khi bị bỏng tay. Chính-quyền CS đang
nghĩ cách bù đắp bằng cách kêu gọi tăng-cường số người du-lịch vào
Việt-nam. Khổ nỗi, nếu tiền tươi bà con gởi về lên đến 9 tỷ trong năm
2011 thì cùng năm, ngành du-lịch chỉ mang về có 5 tỷ 1 thôi. Trong khi
mọi nơi đều xuống cấp thì không hiểu làm sao mà có thể mong du-lịch mang về chỗ
thiếu hụt khi đồng-bào đã hết tin tưởng và không còn muốn đầu tư lối dốt nát
như trước đây?
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.