Thursday, September 27, 2012

Khánh Ly: ‘Chống đối cũng là tự nhiên’

image
Danh ca Khánh Ly trò chuyện với BBC ngày 24/9/2012


Khánh Ly, danh ca nổi tiếng và hiện tiếp tục theo đuổi sự nghiệp ca hát sau năm thập niên, nói rằng bà rất muốn về Việt Nam trình diễn.
Bà chia sẻ với BBC trong cuộc phỏng vấn vào ngày 24/09/2012 tại Fountain Valley, Nam California, và cũng bình luận về khả năng đối diện việc bị phản đối. Phỏng vấn này không liên quan tới các thông tin mới đây trên báo trong nước về khả năng Khánh Ly có thể về nước biểu diễn hay không.

BBC: Một số ca sỹ gốc Việt tại Hoa Kỳ đã bị phản đối, bị gièm pha vì đã về Việt Nam hát. Nếu ca sỹ về Việt Nam diễn thì việc phản đối như vậy là khả năng khó tránh khỏi?

Khả năng bị chống đối là điều tự nhiên. Nếu không có chống đối, nếu không có những phản ứng đó thì tôi nghĩ đó là điều không thật. Nó phải có những điều như vậy.
Có nhiều người nói với tôi đó là cái Việt Nam tính. Nhưng tôi lại thấy không chịu cái chữ Việt Nam tính đó. Bởi vì không phải người nào cũng như thế. Có những người rất hiểu biết và coi đó là chuyện bình thường.
Nhưng cũng có những người cuồng tín, cực đoan, cái gì cũng hơi quá một tí. Ghét thì cũng ghét quá mà yêu thì cũng yêu quá.
Nhưng mình đâu có cấm được. Mình phải chấp nhận.
Người ca sỹ đứng trên sân khấu hay ngoài đời thường thì đã nhận lời khen thì cũng phải chấp nhận lời chê. Không phải ai cũng yêu mình cả.
Khi chấp nhận đi về, trở qua bên này mà nếu có sự chống đối thì đó cũng là chuyện không có gì to lớn để phải phàn nàn.
Những vấn đề thuộc về đố kỵ, chia rẽ, bôi xấu thì ở đâu cũng có chứ không chỉ có trong cộng đồng người gốc Việt. Tôi cũng chỉ hy vọng rằng nếu chúng ta nghĩ tới nhau một chút, nhường nhau môt bước thì cũng chẳng mất gì. Nếu làm được như vậy thì tốt còn nếu không làm được thì cũng chịu.

BBC: Trong trường hợp ca sỹ về Việt Nam hát thì chắc các ca khúc dự kiến trình diễn sẽ phải có kiểm duyệt?

Phải có kiểm duyệt. Lỡ hát những bài người ta không cho phép thì phiền lắm.
Nhưng mà nhiều khi tôi nghĩ nó cũng đúng. Mình vào nhà người ta. Tức là vào nhà người ta thì chỉ được làm những gì người ta cho phép.
Cái điều đó chẳng làm phiền gì mình hết. Tại vì nhiều khi cái mình thích chưa chắc là cái người ta thích.

image
Đang có sự mong đợi giọng hát Khánh Ly ở VN nhưng chưa rõ bà có về diễn không

BBC: Với những người hâm mộ ca sỹ Khánh Ly và chưa bao giờ nghe ca sỹ hát trực tiếp, mà ca sỹ hiện chưa về Việt Nam để hát thì bà có thông điệp nào muốn gửi tới họ hay không?

Tôi rất tiếc và tôi rất muốn làm được điều đó. Đối với những người lớn tuổi cùng thế hệ của chúng tôi thì chúng ta nghĩ đến nhau là đủ rồi. Có những kỷ niệm rất đẹp, những lúc thăng hoa trong đời sống của chúng ta. Không có gì đẹp đẽ có thể nảy sinh từ sự hận thù, hay ganh ghét đố kỵ. Nó chỉ nảy nở từ lòng nhân bản của con người mà thôi.
Đối với thế hệ trẻ là những người tôi rất trân quý, tôi đặt rất nhiều hy vọng thì tôi mong các em sẽ là tương lai của Việt Nam. Các em sống tốt, làm việc tốt, học hành tốt, và luôn luôn coi gia đình là nền tảng của cuộc sống và yêu nhạc.
Tôi quan niệm là những người nào đến với nhạc và yêu nhạc đều là những người có trái tim rất nhân bản. Có trái tim đầy ắp tình thương, sẵn sàng chia sẻ với những người không may ở quanh ta. Đó là những điều tôi muốn gửi gắm tới các em trẻ.
Nhưng nếu có dịp tôi về, tôi sẽ hát cho các em nghe, tôi sẽ kể chuyện cho các em nghe.
Nhạc sỹ Trịnh Công Sơn là người đi hát rong, tôi là người đi kể chuyện rong qua hai thế kỷ rồi. Tôi nghĩ rằng tôi là người của quá khứ. Các em trẻ bây giờ là người của tương lai. Tôi là kỷ niệm của mọi người.
Mọi người đến với tôi không phải vì hôm nay tôi đẹp hơn 30-40 năm trước. Cũng không phải tôi hát hay hơn 50 năm trước. Mà họ đến với tôi chỉ vì họ tìm thấy ở tôi kỷ niệm của một thời họ còn trẻ và thời đó chỉ đến với mỗi người một lần thôi.


Khánh Ly vẫn sẽ hát ở Việt Nam?

image
Ca sĩ Khánh Ly chưa phát biểu chính thức về tin hát ở Việt Nam

Chưa rõ danh ca Khánh Ly có trở về hát ở Việt Nam hay không trong lúc nghệ sĩ và người hâm mộ trong nước vẫn bày tỏ sự trông đợi.
Trong khi một số báo nói không có việc bà về Việt Nam biểu diễn, một số báo khác lại khẳng định bà "sẽ về".
Tuy vậy, đến hôm nay bà chưa có tuyên bố chính thức nào về việc Cục Nghệ thuật biểu diễn ở Hà Nội cấp giấy phép cho bà và nam ca sĩ Bằng Kiều về hát ở trong nước.
Giấy phép này có thời hạn đến hết tháng 12 năm nay, trong khi nhà tổ chức ở Việt Nam nói muốn làm chương trình trong tháng 11 để kỷ niệm 50 năm ngày Khánh Ly bước chân vào con đường ca hát.
Bay về âm thầm?
Trang mạng Giáo dục Việt Nam dẫn nguồn giấu tên mà họ giới thiệu là “một ca sĩ nổi tiếng, hiện đang sống ở Việt Nam, thân với Khánh Ly như một người em gái”.
Người này nói: “Tôi chắc chắn là chị Khánh Ly sẽ về Việt Nam hát trong tháng 11/2012.”
“Chị Ly đã có gọi về, giọng rất mừng rỡ vì sắp được biểu diễn ở Việt Nam, cách đây không lâu.”
Nguồn giấu tên này tuyên bố bà Khánh Ly “muốn đến ngày là bay về thẳng Việt Nam một cách âm thầm, không ai biết”, vì "nhiều lý do tế nhị... vì muốn tránh những rắc rối không đáng có tại Mỹ".
Trong phỏng vấn mới đây với BBC, bản thân ca sỹ Khánh Ly cũng thừa nhận sẽ "không ngạc nhiên nếu gặp sự phản đối" khi về biểu diễn ở Việt Nam.
Cũng trên trang Giáo dục Việt Nam, em gái cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, bà Trịnh Vĩnh Trinh, tiết lộ đã “gửi thư chúc mừng” ca sĩ Khánh Ly.
Nhưng bà cũng thừa nhận không rõ liệu nữ ca sĩ có về Việt Nam tháng 11 hay không vì bản thân bà Trịnh Vĩnh Trinh “chỉ đọc tin tức qua báo mạng” về việc này.
Trong khi đó, ông Nguyễn Thành Nhân, Trưởng phòng Quản lý Biểu diễn và băng đĩa, Cục Nghệ thuật Biểu diễn của Việt Nam, cho hay việc cấp phép dựa trên đề nghị của Công ty TNHH Giải trí Đồng Dao.
Nhưng trên báo Dân Trí, ông Nhân nói “thực tế, Khánh Ly có biểu diễn hay không, vấn đề này thuộc về phía đơn vị tổ chức.”
Còn ông Vương Duy Biên, Thứ trưởng Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch, tuyên bố: “Bằng quyết định này, chúng tôi muốn thể hiện chính sách cởi mở của Nhà nước, tạo điều kiện cho những nghệ sĩ nay muốn hướng về Tổ quốc, có thể trở về biểu diễn cho đồng bào mình, ngay trên quê hương mình."
Mong đợi
Dù chưa rõ thực hư, nhiều nghệ sĩ thế hệ sau ở Việt Nam đã bày tỏ mong muốn được nhìn thấy Khánh Ly diễn ở trong nước.
Ca sĩ Phương Thanh cho biết “để xin được giấy phép cho Khánh Ly về Việt Nam biểu diễn công ty Đồng Dao cũng gặp không ít khó khăn”.
Theo Phương Thanh, “chắc chắn khán giả yêu nhạc Trịnh đều rất mong sự trở về lần này”.
Trong khi đó, cây đại thụ âm nhạc, nhạc sĩ Phạm Duy, người gần đây đã về lại sống ở Việt Nam, nói vài tháng trước, ông được ca sĩ Tuấn Ngọc, con rể ông, cho biết có thể Khánh Ly sẽ về hát ở Việt Nam.
“Đây cũng là bằng chứng hùng hồn của chính sách đại đoàn kết dân tộc.”
“Lẽ dĩ nhiên, việc trở về của Khánh Ly có gặp ít nhiều khó khăn. Nhưng cuối cùng mọi sự cũng đều được giải quyết,” người nhạc sĩ nói với VnExpress.
Một nhạc sĩ khác cùng thời, Nguyễn Ánh 9, cũng mong “ cô ấy đủ sức khỏe để biểu diễn phục vụ quần chúng ba miền”.
Ông nói vui: “Nếu giá vé không quá cao, tôi sẽ đến xem. Còn như vượt quá mức tiền túi cho phép, tôi đứng ngoài ngó cũng được.”



KHÁNH LY CHỤP MŨ :"AI CHỐNG TÔI VỀ HÁT Ở VN" LÀ CỰC ĐOAN ! 


Trong cuộc phỏng vấn từ đài BBC, ngày 24/09/2012 tại Fountain Valley, miền Nam California, trước những nguồn dư luận qua nguồn tin cho biết Khánh Ly có thể về nước ca hát, theo đó, nữ ca sĩ già, gần đất xa trời, xa sân khấu nầy cho là bị phản đối khi về nước ca hát. Tại sao Khánh Ly lại được đài BBC phỏng vấn?

Lý do đơn giản là đài nầy có những khuynh hướng hình như lệch sang cánh tả, được nhiều người gọi là đài Hà Nội, với thuận lợi nầy mà Khánh Ly, người có những mối quan hệ với nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam qua vài lần về, tết năm 2011 cùng với lãnh sự ở San Franciso tiệc tùng đầu năm với sự có mặt của Tô Văn Lai và Nguyễn Cao Kỳ Duyên…hình ảnh Khánh Ly cùng với những người tỵ nạn đổi màu nầy đã gây thêm mất cảm tình với Khánh Ly. Theo công ước tỵ nạn Liên Hiệp Quốc tại Geneve ngày 28 tháng 7 năm 1951 qui định: người tỵ nạn không có nơi sống, phải nhờ các nước tạm dung, không thể trở về quê hương khi chế độ đàn áp vẫn còn, ngay cả tiếp súc với sứ quán…thế nên, những người tỵ nạn như Khánh Ly, Tô Văn Lai, Kỳ Duyên…chẳng những tiếp xúc mà còn tiệc tùng, thì coi đây là hành vi phản bội trắng trợn, vi phạm công ước Geneve, không còn là người tỵ nạn nữa, nhưng trở thành kẻ tầm trúc, ra đi chỉ để kiếm ăn. Chính những thành phần sớm tỵ nạn, sau tầm trú đã làm hệ lụy đến những người tỵ nạn thật sự, các nước tạm dung khinh thường, mất nhiều cảm tình.

image

Những hình ảnh Khánh Ly với nhân viên lãnh sự, tương tự như Đổ Ngọc Yến chụp ảnh chung với Nguyễn Tấn Dũng, bị tiết lộ sau vụ báo Người Việt in hình chậu rửa chân có biểu tượng hồn thiêng sông núi, lá cớ vàng ba sọc đỏ. Chỉ có khác là Đổ Ngọc Yến qua đời, nên không chứng kiến sự phản đối mạnh của người tỵ nạn, còn Khánh Ly, còn sống, chứng kiến được những phản ứng ấy, cũng như mất cảm tình khi người nghệ sĩ đang lứa tuổi về chiều, giọng ca sắp đi vào quên lãng nhưng vẫn để lại âm vang một thời trong lòng người ái mộ cảm tình nào đó về tài năng và đức hạnh cũng như lập trường. Tuy nhiên, Khánh Ly đã tự mình đánh mất lập trường, nên sau nầy, tên tuổi của Khánh Ly dính liền với những hoạt động văn công, sau khi trở về hát ca. Bia đá mòn, nhưng bia miệng vẫn còn trơ trơ, kéo dài đến đời con cháu sau nầy.

Theo Khánh Ly, việc chống đối về ca hát tại Việt Nam là tự nhiên, tức là trước khi hành động, nữ ca sĩ già nầy biết bị chống đối, nhưng cứ làm, bất chấp sai với lương tri và lập trường tỵ nạn cộng sản. Tâm tính người nghệ sĩ thay đổi tùy theo quyền lợi vật chất và cả trong lãnh vực tình cảm, nên cổ nhân có cái nhìn không thiện cảm với nghề ca hát:" xướng ca vô loại". Nhận xét nầy lưu truyền khá lâu trong xã hội, những cũng chính người nghệ sĩ, mang kiếp cầm ca đã tự họ chứng minh tiền nhân nói chả sai tí nào. Hình ảnh nhạc sĩ lão thành Phạm Duy, thay đổi tùy theo thời kỳ: lúc theo Việt Minh cộng sản, khi về thành, bỏ quê hương vào nam và sáng tác, tìm tự do sau năm 1975, nhưng khi có tiền là thay đổi, chính Phạm Duy từng tuyên bố tại Hoa Kỳ:" ai cho tôi 10 nghìn, tôi sẽ ca tụng Hồ Chí Minh tối đa", nay Phạm Duy về, luồn cuối để xin được thẻ chứng minh nhân dân của nước độc tài, mà chính người Việt Nam chán ghét. Một số ca sĩ hải ngoại về hát như: Elvis Phương, Hoài Linh, Hương Lan, Tuấn Ngọc…càng chứng minh câu:" xướng ca vô loại" là đúng. Một số người sinh nhai bằng nghề sân khấu, như Nam Lộc, ban đầu được nhiều cảm tình, nhưng càng về lâu, nhiều người đặt nghi vấn về những đợt quyên góp tiền để giúp thương phế binh với tiêu đề" cám ơn anh", số tiền thu nhiều lần lên đến khoảng 6 triệu Mỹ kim, nhưng làm thế nào để gởi tiền về đúng các ân nhân tàn phế là thương phế binh quân lực VNCH? Gởi về bằng cách nào?. Làm sao biết được ai là phế binh quốc gia, thương binh liệt sĩ cộng sản?. Một vài tầm hình chụp thương phế binh, không đủ để thuyết phục lòng tin, đây chỉ là những quảng cáo mặt hàng, như Mặt Trận Hoàng Cơ Minh, sửa lại chuồng gà của một ông tướng Thái Lan thành căn cứ kháng chiến và những đoàn quân mang số kháng đoàn 72, 81…trong ngày ra mắt, đa số là người Lào, được mướn để làm cho nhiều người tin…Mới đây Nam Lộc làm M.C cho 5 nữ văn công Việt Cộng sang trình diễn tại Nam Cali, bị nhiều người phản đối và tại Úc Châu, nghe đâu làm văn nghệ chủ đề nhạc Trần Thiện Thanh với" anh không chết đâu anh..", tại Melbourne, hai đêm hát thành công, chật cả hội trường chứa 3,000 người, mà ban tổ chức than lỗ, nên có thể là chuyện đóng góp trùng tu đền thờ quốc tố khó thực hiện, dù trước khi hát vài tuần, báo chí, truyền thanh quảng cáo là: để trùng tu đền thờ quốc tổ, để nhận được sự ủng hộ mua vé của người Việt ở đây…do đó, câu:" xướng ca vô loại" quả là không phải hàm hồ, chính những người làm ăn trong lãnh vực cầm ca nầy chứng minh cho người đời thấy.

Khánh Ly lại rất là ngoan cố, quanh co do bị chống đối, khi cho là:" Có nhiều người nói với tôi đó là cái Việt Nam tính. Nhưng tôi lại thấy không chịu cái chữ Việt Nam tính đó. Bởi vì không phải người nào cũng như thế. Có những người rất hiểu biết và coi đó là chuyện bình thường."

Như vậy, Khánh Ly đã coi thường mọi người, đa số là không chấp nhận chế độ cộng sản, ngay chính Khánh Ly cũng bỏ nước ra đi sau 1975, là không chấp nhận chế độ tàn ác ấy. Nhưng vì quyền lợi cá nhân mà Khánh Ly có thể về ca hát, lại còn cho sự chống đối là cái VIỆT NAM TÍNH…tức là người Việt Nam mang bản tính chống đối, xin hỏi Khánh Ly, chống cộng, chống tội phạm, chống giặc cộng…chống văn công, chống những kẻ đón gió trở cờ như Nguyễn Cao Kỳ, Tô Văn Lai…có phải là chống đối không?. Như thế, nữ ca sĩ già nầy rất là lộng ngôn, coi thiên hạ không ra gì, chỉ biết quyền lợi cá nhân và qui chụp cả dân tộc Việt Nam . Con người không có cái ăn, cái mặc là chết, nhưng không có giọng ca, tiếng nhạc, thì không hề hấn gì. Ca sĩ sống nhờ vào quần chúng, như cá sống nhờ nước, thế nhưng giờ đây Khánh Ly trở mặt, trân tráo chụp mũ khi bị vạch trần sự phản bội lập trường.

Sau tiền đề chụp mũ cả dân tộc, Khánh Ly lại chụp mũ theo kiểu cộng sản, trong nước ai chống đảng là" phản động, phản cách mạng" và ở nước ngoài, vì không thể dùng lối ấy, nên những kẻ đón gió, kẻ thù chụp mũ những người quyết tâm chống cộng, giữ vững lập trường là" cực đoan, quá khích", tức là thành phần xấu, như thế giới lên án thành phần Hồi giáo cực đoan vậy. Sách lược của cộng sản trong việc triệt hạ bất cứ tổ chức, cá nhân chống cộng nổi bật là: chụp mũ CỰC ĐOAN, QUÁ KHÍCH hay kèm theo là những tin đồn rỉ tai, dùng văn tự giả để chụp mũ người chống cộng là Việt Cộng…đó là sách lược đánh phá theo nghị quyết 36, dùng người tỵ nạn kém suy luận, dể tin hay bận rộn sinh kế mà không để ý đến những sinh hoạt cộng đồng. Thế nên những lối chụp mũ nêu trên có tác động như là chuyện: dùng người Việt tỵ nạn để triệt hạ những người quyết tâm chống cộng nổi bật.

Trong phần phỏng vấn, Khánh Ly đã để lộ ra bản chất của một kẻ trở cờ, chụp mũ rất tồi:" Nhưng cũng có những người cuồng tín, cực đoan, cái gì cũng hơi quá một tí. Ghét thì cũng ghét quá mà yêu thì cũng yêu quá. Nhưng mình đâu có cấm được. Mình phải chấp nhận. Người ca sĩ đứng trên sân khấu hay ngoài đời thường thì đã nhận lời khen thì cũng phải chấp nhận lời chê. Không phải ai cũng yêu mình cả. Khi chấp nhận đi về, trở qua bên này mà nếu có sự chống đối thì đó cũng là chuyện không có gì to lớn để phải phàn nàn. Những vấn đề thuộc về đố kỵ, chia rẽ, bôi xấu thì ở đâu cũng có chứ không chỉ có trong cộng đồng người gốc Việt. Tôi cũng chỉ hy vọng rằng nếu chúng ta nghĩ tới nhau một chút, nhường nhau một bước thì cũng chẳng mất gì. Nếu làm được như vậy thì tốt còn nếu không làm được thì cũng chịu."

Đón gió trở cờ, từ bỏ lập trường tỵ nạn chính trị mà cho là đố kỵ, chia rẻ…khi bị lên án thì cho là:" bôi xấu" thì quả chỉ có những cái mồm to mép dải:" xướng ca vô loại" mới phát ra,chứ người có chút lương tri, không có những lối phát biểu rất là thiếu suy nghĩ ấy. Người ca sĩ bán giọng ca để lấy tiền và kẻ phản bội còn dám bán cả lập trường để thủ lợi, đó là trường hợp Khánh Ly và một sô ca sĩ khác, trở thành con bài tuyên vận của đảng cộng sản. Trong khi đảng và nhà nước đàn áp dân chúng, bạo quyền vừa xử ba Bloggers với bản án nặng: Điếu Cày, Tạ Phong Tần và Anh Ba Saigon..thì Khánh Ly lại chuẩn bị quay về ca hát, giao lưu văn hóa, là đâm sau lưng những người tranh đấu trong và ngoài nước.

Nhập gia, tùy tục là câu nói thường của những ai đến nơi khác, Khánh Ly nhập vào xã hội Mỹ, hòa nhập vào cộng đồng tỵ nạn, được hưởng nhiều ân huệ qua sự ủng hộ giọng ca miền nam, thế mà lại vô ơn bạc nghĩa, nhưng Khánh Ly rất là:" nhập gia tùy tục" khi vào ăn tiệc với lãnh sự cộng sản tại San Francisco, dù cái gia đình lớn là cộng đồng tỵ nạn đang bao vây cái hang ổ Việt Cộng ấy. Khánh Ly lại xác nhận là về hát tại Việt Nam là không có tự do như ở nước ngoài, ngay cả việc Khánh Ly tổ chức nhiều lần tưởng niệm nhạc của tên Việt Cộng nằm vùng, sau năm 1975 là thiếu tá quân đội nhân dân, Trịnh Công Sơn, là nhân vật có thế lực, thuộc cánh Võ Văn Kiệt, từng đọc bản án tử hình một phục quốc quân ở sân trường đại học Vạn Hạnh. Khánh Ly tổ chức nhiều lầu tưởng niệm tên Việt Cộng nằm vùng Trịnh Công Sơn ngay tại cộng đồng tỵ nạn, đáng lên án là những khán giả vào, mang theo lá cờ vàng, bị ban tổ chức tịch thu, ném vào xọt rác…những đêm văn nghệ tưởng niệm tên Việt Cộng họ Trịnh, dưới tên gọi" đóa hoa vô thường" đã gặp nhiều phản ứng, chả lẽ họ ném lá cờ vàng ba sọc đỏ vào xọt rác mà người tôn kính biểu tượng nầy lại làm thinh?. Chống những kẻ mượn danh văn nghệ để phản bội, cấu kết với giặc, có phải là" cực đoan" hay không Khánh Ly?. Tuy nhiên, đối với giặc cộng, Khánh Ly tỏ ra rất là" đầu hàng giai cấp chăn trâu" làm văn hóa qua sự chấp nhận khi về hát:" Phải có kiểm duyệt. Lỡ hát những bài người ta không cho phép thì phiền lắm. Nhưng mà nhiều khi tôi nghĩ nó cũng đúng. Mình vào nhà người ta. Tức là vào nhà người ta thì chỉ được làm những gì người ta cho phép. Cái điều đó chẳng làm phiền gì mình hết. Tại vì nhiều khi cái mình thích chưa chắc là cái người ta thích.".

Luận điệu của Khánh Ly rất là khó nghe qua phần phát biểu như sau:
"Tôi cũng chỉ hy vọng rằng nếu chúng ta nghĩ tới nhau một chút, nhường nhau một bước thì cũng chẳng mất gì. Nếu làm được như vậy thì tốt còn nếu không làm được thì cũng chịu.".

Có ai mời Khánh Ly xuống tàu vượt biển đi tìm tự do sau 1975?. Nhưng ngày nay, sau khi đã sống sung túc nhờ người tỵ nạn ủng hộ, thì người ca sĩ già nầy làm những việc phản bội lập trường chính mình, lòng mến mộ của giới yêu nhạc và tệ hại hơn là trở thành văn công, công cụ tuyên truyền cho chế độ../.



PHAN ĐÔNG ANH
1.10.2012



1 comment:

  1. Bravo, bravo ca sĩ Khánh Ly về VN hát cho cán ngố thưởng thức giọng ca dzà với giá 2,000,000 đồng tiền Hồ. Cứ chịu khó đi từ Nam ra Bắc "Nối Vòng Tay Lớn" kiếm tiền để về lại USA trị bệnh.Không cần xài Obama Care.

    Đô la chị đã cạn dần
    Nên chị đi chuyến kiếm cần tiền hô (VND)
    Tiền hô đổi ra tiền đô
    Đủ tiền thang thuốc đi xô (show) ấy mà.

    A di đà ! thiện tay thiện tai :-)

    ReplyDelete

Note: Only a member of this blog may post a comment.