Không quá khó
để nhận ra rằng Trung Cộng đang ngày càng cảm thấy bức bối trong cái thòng lọng
đang ngày càng siết chặt của Mỹ. Thông thường, thời điểm gần đến bầu cử là lúc Trung
Cộng sẽ sử dụng chiến thuật ly gián để thoát vòng vây. Nhưng lần này đã khác,
đòn “vừa rắn, vừa mềm” của lưỡng đảng tại Mỹ đã khiến mọi hành động của Trung
Cộng trở nên vô nghĩa giống như một con rối đang vẫy vùng trong tuyệt vọng.
Chỉ cách đây
mấy ngày, khi bà Ngoại trưởng Hillary Clinton đến Bắc Kinh, Trung Cộng đã rất
lớn tiếng tuyên bố “Mỹ đừng nên chõ mũi vào vấn đề Biển Đông”. Cùng lúc đó, ở
đất Mỹ, đảng Dân chủ tổ chức đại hội chính thức bắt đầu chiến dịch vận động
tranh cử chức Tổng thống nhiệm kỳ 2 cho ông Barack Obama.
Không bỏ lỡ cơ
hội, báo chí và truyền thông Trung Cộng lập tức đồng loạt công kích ông chủ Nhà
Trắng với những lời lẽ hết sức “đanh thép” kiểu như “Chính quyền Obama là kẻ
chỉ thích gây hấn, cố tình khuấy đục tình hình” hay tố cáo bà Clinton cùng với
chính phủ Mỹ đang cố tình lôi kéo các quốc gia châu Á thành một mặt trận chống Trung
Cộng…
Ngoại trưởng Mỹ Hillary
Clinton và Chủ tịch Trung Cộng Hồ Cẩm Đào.
Có thể Trung
Cộng hiểu điều đó nhưng rốt cuộc thì họ vẫn không thể nào làm giảm ý nghĩa
chuyến công du của bà Hillary Clinton trong việc ngăn chặn ảnh hưởng của Trung
Cộng trong các hành động gây căng thẳng trong khu vực có nhiều biển đảo đang bị
Bắc Kinh tranh giành. Xa hơn nữa, điều đó cho thấy Trung Cộng đã không thể
thành công trong việc lợi dụng cuộc bầu cử tổng thống Mỹ để đạt được mục đích
của mình.
Lớn tiếng chỉ
trích tổng thống Obama và đảng Dân chủ nhưng thực tế Trung Cộng còn “chua chát”
hơn khi nhận ra rằng họ chẳng nhận được sự “đồng cảm” nào từ phe đảng Cộng hòa
và ứng viên Mitt Romney. Từ nhiều tháng qua, ông Mitt Romney đã không tiếc lời
chỉ trích chính phủ hiện tại đã “thiếu cứng rắn” với Bắc Kinh trong các vấn đề
quan trọng như nhân quyền, đánh cắp phát minh, sáng chế công nghệ, thao túng tỷ
giá hối đoái để trợ giá xuất khẩu cho doanh nghiệp Trung Cộng,…
Trong nhiều
bài diễn thuyết tranh cử của mình, ông Mitt Romney đã khẳng định, sự ưu tiên số
1 của ông ngay khi bước chân vào Nhà Trắng là “không để cho tên bạo chúa giàu
có biến thế kỷ 21 thành thế kỷ của Trung Cộng”. Về quân sự, ứng cử viên Tổng
thống của đảng Cộng hòa còn cam kết sẽ tăng mạnh hơn nữa ngân sách cho quốc
phòng và bán cho Đài Loan những vũ khí hiện đại nhất. Về thương mại, ông này
tuyên bố sẽ bắt Trung Cộng phải chấp nhận cuộc chơi “có đi có lại” và sẽ bị
trừng phạt nặng nề nếu tiếp tục làm giàu bất chính trên lưng cả thế giới bằng
chính sách tỷ giá hối đoái “bẩn thỉu”.
Bị bật ra bởi
quan điểm cứng rắn của đảng Cộng hòa, Trung Cộng đành ngậm ngùi quay về với các
chính sách có vẻ dễ chịu hơn của chính quyền Obama nhưng rõ ràng, chính sách
mềm mỏng, sử dụng áp lực từ nhiều phía (quân sự, thương mại, ngoại giao) của
chính quyền Obama hay chính sách “quả đấm thép” mà đảng Cộng hòa nhăm nhe sử
dụng đều đẩy Trung Cộng vào thế bị bao vây tứ bề. Có lẽ, đó chính là lý do vì
sao mặc dù trước và trong chuyến công du của bà Clinton, giới truyền thông liên
tục công kích nhưng thứ trưởng ngoại giao Trung Cộng Thôi Khải Thiên lại vẫn
phải hạ giọng khi tuyên bố “Trung Cộng chỉ muốn làm việc chung với các bước để
phát triển lâu dài”.
Chủ tịch Trung Cộng Hồ Cẩm
Đào tại Hội nghị thượng đỉnh APEC 2012.
Kế ly gián
phiên bản 2012 của Trung Cộng đã thất bại và giờ đây quốc gia này đang phải
“khiêu vũ theo nhịp điệu của nước Mỹ”. Thông điệp mà cả 2 đảng Dân chủ và Cộng
hòa gửi đến cho Trung Cộng đã quá rõ: Không ức hiếp láng giềng, không cạnh
tranh bất chính và để chứng minh với Mỹ mình là “cường quốc thân thiện”, các
nhà ngoại giao Trung Cộng trong những ngày qua đã phải tỏa đi khắp nơi, sang
thăm Ấn Độ, tổ chức gặp gỡ lãnh đạo các quốc gia châu Á bên lề Hội nghị thượng
đỉnh APEC và ra sức trấn an láng giềng…
Trong cuộc đấu này, Trung Cộng đã thua
toàn diện.
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.