Nếu tôi có làm
anh buồn, giận anh muốn chửi tôi là đồ macô, đĩ điếm, quân chó đẻ ..hay những
gì bỉ ổi xấu xa nhất cũng được, nhưng xin đừng bảo tôi mầy là thằng: Việt
cộng.
Hai tiếng này,
tôi không hiểu sao, cho đến ngày nay, nó trở thành hai tiếng xấu xa, kinh tởm
nhất trong số những danh từ để ám chỉ những hạng người mà ai ai cũng oán ghét,
hận thù và muốn xa lánh. Nhưng hai tiếng Việt Cộng nguyên thủy đâu có gì là xấu
xa, nó chỉ là một danh từ ghép thường thôi, như rừng núi, biển khơi, đồng áng…
nhưng theo thời gian biến đổi, nó trở thành một danh từ ghê tởm và rùng rợn lúc
nào chúng ta không hay.
Nếu ai chỉ một tên nào đó mà nói " Mày là thằng Việt Cộng" thì có nghĩa người đó là một người xấu xa nhất trong xã hội hiện nay. Chẳng thà chửi cha người ta, người ta không giận bằng chửi "Mầy là thằng Việt Cộng". Như vậy đủ biết hai chữ Việt Cộng bị người đời thù ghét như thế nào rồi. Mà nghĩ cũng đúng thôi.
Nhớ lúc tôi còn nhỏ, năm tôi 11 tuổi, còn học ở trường Tiểu học Vĩnh Lợi, cách làng Vĩnh Hựu của tôi chừng ba cây số. Mỗi sáng thứ hai đầu tuần, mẹ tôi phải đưa tôi đến trường và tôi lưu trú tại nhà dì tôi cho đến cuối tuần mới trở về Vĩnh Hựu. Một buổi sáng thứ hai đầu tuần, cũng như mọi khi, mẹ tôi xếp đâu 2 chục trứng gà vào một cái giỏ để khi đưa tôi đến trường xong là mẹ tôi ra chợ bán 2 chục trứng gà đó, lấy tiền mua các thức ăn khô khác. Hai mẹ con đang đi độ còn nửa đường là tới làng Vĩnh Lợi, thình lình trong một bụi cây rậm rạp, có một người mặc đồ đen, tay cầm khẩu súng ngắn sáng loáng, nhảy ra chận mẹ con tôi lại, quát to:
Đứng lại! Anh
ta đưa họng súng ngay trước trán mẹ tôi, rồi đưa sang qua tôi, quơ qua quơ lại
trên đầu tôi, hỏi mẹ con tôi có phải đem trứng ra chợ để bán cho Tây không?
(Lúc đó, ở tại chợ Vĩnh Lợi, ngay phía bên kia đầu cầu sắt, có một cái đồn của
người Pháp đóng tại đó).
Mẹ tôi run run nói:
- Dạ thưa ông, đâu phải, tôi đem trứng này ra chợ bán để lấy tiền mua thức ăn.
- Chứ không phải mẹ con bà đem lương thực cung cấp cho Tây sao?
- Dạ thưa ông, đâu có phải như vậy.
- Thôi lần này tôi tha cho mẹ con bà đó, nhưng giỏ trứng thì bị Ủy ban tịch thu. Nhớ lần sau, còn gặp mẹ con bà đem trứng ra chợ như vậy nữa là tôi sẽ bắn bỏ.
- Dạ mẹ con tôi đội ơn ông.
Mẹ tôi run run nói:
- Dạ thưa ông, đâu phải, tôi đem trứng này ra chợ bán để lấy tiền mua thức ăn.
- Chứ không phải mẹ con bà đem lương thực cung cấp cho Tây sao?
- Dạ thưa ông, đâu có phải như vậy.
- Thôi lần này tôi tha cho mẹ con bà đó, nhưng giỏ trứng thì bị Ủy ban tịch thu. Nhớ lần sau, còn gặp mẹ con bà đem trứng ra chợ như vậy nữa là tôi sẽ bắn bỏ.
- Dạ mẹ con tôi đội ơn ông.
Thật hú hồn hú vía. Lần đầu tiên trong đời, tôi mới nhìn thấy khẩu súng lục. Sao nó uy dũng, hiên ngang, trông rất dễ sợ. Và cũng lần đầu tiên trong đời tôi mới biết đó là những kẻ gọi là Việt Minh, những người mặc đồ đen, đầu quấn khăn rằn, rồi sau này trở thành Việt Cộng và hai chữ Việt Cộng đã ám ảnh tôi từ suốt thời bé thơ cho đến khi khôn lớn.
Nếu không có lần bị đón đường, bị đe dọa bắn bỏ hôm đó, tôi đã trở thành một tên Việt Minh từ thời trẻ dại này rồi. Tôi còn nhớ rất rõ, ở tuổi 11, 12, tôi say mê những bài hát êm đềm, như:
" Còn đâu trên chiến khu trong rừng chiều
Bên đèo lắng suối reo, ngàn thông reo
Còn đâu trên chiến khu trong rừng chiều
Bên đèo đoàn quân réo, đạn bay vèo…"
Hay hùng dũng, như:
" Mùa thu rồi ngày hăm ba, ta ra đi theo tiếng gọi sơn hà nguy biến…"
Hoặc:
"Đoàn giải phóng quân một lòng ra đi
Nào có sá chi đâu ngày trở về…"
Và còn nữa:
"Nào anh em ta cùng nhau xông pha lên đàng
Kiếm nguồn tươi sáng…"
Hay là những bài thơ mà giờ đây hơn 60 năm qua, tôi vẫn còn nguyên trong trí nhớ:
"Tôi muốn tôi là một cứu thương
Cạnh theo chiến sĩ đến sa trường
Nằm lăn trên lá hay rơm ủ
Băng trắng đầu mình những vết thương"
Thật là lãng mạn, thật là dễ thương. Làm sao mà tôi không bị quyến rũ bởi nét nhạc, lời thơ như vậy được. Cho nên tôi có ý nghĩ là mình sẽ phải theo mấy anh lớn để được vào bưng, được nghe tiếng suối reo, ngàn thông reo, được nằm lăn trên lá hay rơm ủ, được nữ y tá săn sóc vết thương… Rồi một ngày nọ, tôi được theo đoàn biểu tình đi bộ từ làng Vĩnh Hựu của tôi lên tới tỉnh Gò Công, cách xa làng tôi 14 cây số, để gọi là… ủng hộ Việt Minh. Thức dậy từ 3 giờ khuya, chuẩn bị cơm vắt muối mè, tập hợp lại rồi tháp tùng đoàn người, đi theo nhịp trống quân hành "rập rập thùng, rập rập thùng"… lội bộ suốt 14 cây số, nhờ vừa đi vừa hát "Nào anh em ta cùng nhau xông pha lên đàng", cho nên thằng con nít 11 tuổi như tôi, khi đến nơi, nào có thấy chút mệt mỏi gì đâu? Nhưng sau lần gặp gã Việt Minh với khẩu súng giết người đó, tôi đã bừng tỉnh giấc mơ bỏ học, trốn cha mẹ để ra bưng biền.
Xin hỏi anh là
ai?
|
Mày hỏi tao là ai?
|
Sao bắt tôi,
tôi
làm điều gì sai?
|
Là đầu gấu,
là
bọn làm tay sai
|
Xin hỏi anh là
ai?
|
Dám hỏi tao là ai?
|
Sao đánh tôi
chẳng
một chút nương tay?
|
Tao đánh mày
cho
bầm mình gãy tay
|
Xin hỏi anh là
ai?
|
Mày hỏi tao là ai?
|
Không cho tôi
xuống
đường để tỏ bày
|
Tao bịt miệng
-
hết hỏi, hết tỏ bày
|
Tình yêu quê
hương này,
|
Tao sẽ đày đoạ mày,
|
dân tộc này đã
quá nhiều đắng cay!
|
tao cho mày nếm đủ
mùi đắng cay!
|
Xin hỏi anh ở
đâu?
|
Mày hỏi tao ở đâu?
|
Ngăn bước tôi
chống
giặc
Tàu ngoại xâm
|
Tao là bọn
rước
giặc Tàu ngoại xâm
|
Xin hỏi anh ở
đâu?
|
Dám hỏi tao ở đâu?
|
Sao mắng tôi
bằng
giọng nói dân tôi ?
|
Tao đấm vỡ mặt
cho
hết anh - tôi
|
Dân tộc anh ở
đâu?
|
Dân tộc tao từ đâu?
|
Sao đan tâm
làm
tay sai cho Tàu?
|
Sao lại phản dân bán
nước cho Tàu?
|
Để ngàn sau ghi
dấu
|
Chẳng cần gì che giấu
|
Bàn tay nào
nhuộm
đầy máu đồng bào
|
Tao ác với dân,
thù
ghét đồng bào
|
Tôi không thể
ngồi yên
|
Tao đâu để mày yên
|
Khi nước Việt
đang
ngã nghiêng
|
Tao đánh cho mày
té
ngã ngiêng
|
Dân tộc tôi
sắp
phải đắm chìm
|
Dân tộc mày
tao
sẽ nhận chìm
|
Một ngàn năm
hay
triền miên tăm tối
|
Lệ thuộc Tàu
hàng
ngàn năm tăm tối
|
Tôi không thể
ngồi yên
|
Mày không thể sống
yên
|
Để đời sau
cháu
con tôi làm người
|
Vì tao là
thú
giết hại loài người
|
Cội nguồn ở đâu?
|
Thì tìm ở đâu
|
Khi thế giới
nay
đã không còn Việt
|
Tình yêu quê hương,
yêu
dân tộc Việt
|
Việt Khang
|
Việt Cộng
|
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.